15 trường đại học đẹp nhất Anh quốc
Những ngôi trường đẹp như bức tranh này được xây dựng từ thế kỷ trước, chủ yếu mang phong cách kiến trúc phục hưng đầy lãng mạn.
1. Trường đại học Queen’s BelfastĐược Nữ hoàng Victoria xây dựng vào năm 1845, ngôi trường có hơn 300 tòa nhà trong khu ngoại ô phía Nam Belfast thơ mộng đầy cây lá. Đây là tòa nhà Lanyon mang phong cách Tudor Gothic, nằm giữa trung tâm của trường.
2. Trường đại học CardiffNằm giữa trung tâm thành phố, rất nhiều tòa nhà của trường đại học Cardiff thật sự nổi bật. Đây chỉ là 1 trong số những tòa nhà ấn tượng đó.
3. Trường đại học BristolKhông phải tất cả các tòa nhà của trường đại học Bristol mang phong cách cổ kính và kiến trúc xưa kia. Tuy nhiên, Khoa Y của trường xứng đáng được đưa vào danh sách này. Charles Dickens đã từng thực hiện bài phát biểu bầu cử tại tòa nhà cổ điển từ thời Victoria này.
4. Trường đại học StirlingTòa nhà Cotrell và tượng đài Wallace là 2 biểu tượng đặc trưng cho ngôi trường. Người dân nơi đây tự hào rằng ngôi trường như 1 tòa lâu đài cổ kính với sân golf 9 lỗ hiện đại.
5. Trường đại học GlasgowMột trong những trường đại học cổ kính nhất của xứ Scotland, ngôi trường này bao gồm rất nhiều tòa nhà đẹp. Tiêu biểu là tòa nhà Gilbert Scott – một minh họa lớn thứ 2 của kiến trúc phục hưng Gothic tại Anh, sau Cung điện Westminster.
6. Trường đại học KeeleNằm trên khoảng đất rộng 620 hecta tại Staffordshire, ngôi trường này không chỉ nổi tiếng bởi khung cảnh ngoạn mục, mà còn bởi Hội trường Keele, tòa nhà trang nghiêm của thế kỉ 19 ở ngoại ô Newcastle. Nó đã từng là nhà của gia đình Sneyd. Ngày nay, tòa nhà được sử dụng như trung tâm hội thảo của trường.
Video đang HOT
7. Trường đại học BirminghamDù có địa thế tại trung tâm thành phố công nghiệp và rộng lớn thứ 2 của Anh, ngôi trường với kiến trúc gạch đỏ như tòa nhà Aston Webb này vẫn toát lên sự trang nhã, nhẹ nhàng cuốn hút nhất cả nước.
8. Trường đại học ExterCác tòa nhà ngập chìm trong cây và hoa, tạo nên vẻ thơ mộng, lãng mạn cho ngôi trường.
9. Trường đại học EdinburghĐược thành lập năm 1583, là 1 trong những trường đại học cổ nhất ở Anh. Trường không chỉ nổi tiếng với kiến trúc tuyệt đẹp, mà còn bởi chất lượng giáo dục cũng nằm trong top đầu của Anh và thế giới.
10. Trường đại học WarwickNgôi trường nói chung và tòa nhà Zeeman nói riêng này thật nổi bật với kiến trúchiện đại.
11. Trường đại học St AndrwesVới những tòa nhà cổ kính dọc đường bờ biển mộng mơ, ngôi trường là địa điểm lý tưởng cho những ai yêu vẻ lãng mạn, cổ điển của hoàng tộc.
12. Trường đại học Luân ĐônĐây là tòa nhà hoàng gia Holloway – 1 phần của trường đại học Luân Đôn, nổi bật với tường gạch đỏ theo kiến trúc Pháp. Ban đầu, tòa nhà rộng 136 hecta này là ngôi trường dành cho nữ sinh.
13. Trường đại học OxfordTrong danh sách này, không thể bỏ qua trường đại học Oxford nổi tiếng. Vẻ đẹp cổ kính, huyền bí với những bức tường vàng đã từng làm mê hoặc bao trái tim. Điểm nhấn đặc biệt của kiến trúc là tòa nhà Radcliffe Camera từ thế kỉ 18 (phía trái ảnh), thư viện Bodleian và trường Magdalen.
14. Trường đại học CambridgeThật thiếu sót nếu như chúng ta không nhắc tới ngôi trường quá nổi tiếng này.
15. Trường đại học DurhamNgôi trường đa dạng với kiến trúc hiện đại cho tới kiến trúc thời trung cổ. Lâu đài Durham trong khuôn viên, là biểu tượng cho cả ngôi trường.
Theo TTVN
Trường tình thương bên trại phong Ea Na
Vẻn vẹn toàn trường có hơn 230 học sinh (HS) thì có gần 100% là HS người bào dân tộc thiểu số Ê-đê, đặc biệt, trong số đó có hơn 1/4 HS là con em của các bệnh nhân trước đây mắc phải căn bệnh quái ác - bệnh phong cùi.
Ngôi trường ấy là Trường tiểu học Tình thương - nằm gần trại phong Ea Na (xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk).
Lớp học tạiTrường Tiểu học Tình thương (xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk).
Cơn mưa chiều nặng hạt của đại ngàn Tây Nguyên không hề làm gián đoạn câu chuyện xúc động hơn 18 năm về trước của thầy hiệu trưởng Phạm Văn Liên khi kể về Trường tiểu học Tình Thương.
Thầy Liên kể, trước kia Trường Tiểu học Tình thương vốn là một phân hiệu thuộc Trường PTCS Lê Quý Đôn (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk). Vì nhiều lý do, năm 1994, thầy Liên đã lập văn bản đề nghị các ban ngành chức năng tách riêng điểm trường và là người khởi xướng đặt tên trường là "Trường Tiểu học Tình thương".
Điều đặc biệt, tên gọi này khi đó đã khiến không ít GV công tác tại điểm trường băn khoăn. Sở dĩ ngôi trường mang tên tình thương, theo thầy Liên, HS theo học tại đây phần lớn là con em người đồng bào dân tộc thiểu số Ê-đê tại chỗ, trong số đó lại có nhiều HS vốn là con em các bệnh nhân phong cùi quái ác một thời khiến thầy bao đêm trằn trọc về những học trò tội nghiệp của mình.
Ý niệm mà thầy hiệu trưởng muốn gửi gắm qua tên gọi này là phản ánh hiện thực khó khăn con em bệnh nhân phong cùi, con em người đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời qua tên gọi này ngầm mong muốn các tổ chức xã hội, từ thiện chung tay, góp sức vun đắp trọn vẹn ước mơ cho các thế hệ HS vốn thua thiệt theo học tại đây.
"Xuất phát từ thực tế HS theo học ở đây vô cùng đáng thương, năm 1994, khi điểm tường được tách ra tôi đã khởi xướng đặt tên là trường tình thương. "Tình thương" nôm na có nghĩa là thương yêu, bao bọc lấy những hoàn cảnh HS khốn khó. Tên gọi ấy cũng toát lên thông điệp gửi gắm đến các tổ chức xã hội, nhà hảo tâm hãy chung tay giúp đỡ các thế hệ HS theo học ở đây vượt qua khó khăn", thầy Liên nói về ý nghĩa của Trường tiểu học Tình thương.
HSTrường Tiểu học Tình thương chăm chú học bài.
Trước ngày chính thức thành lập trường (1994), Trường Tình thương khi đó chỉ là một dãy nhà cấp 4 gồm có 5 phòng học bán kiên cố của một tổ chức từ thiện xã hội tại TPHCM hỗ trợ xây dựng. Cơ sở vật chất thiếu thốn trầm trọng, cuộc sống GV vất vả, biết bao thế hệ GV khi đến đây giảng dạy đều luân chuyển công tác. "Số lượng HS yếu kém, ngôn ngữ bất đồng, thiếu thốn cơ sở vật chất đã khiến không ít GV sau một thời gian công tác đã luân chuyển. Thú thực, trước kia nhà trường thường đứng vị trí xếp loại thứ nhất trong toàn huyện... nhưng "từ dưới lên", thầy Liên chân thành nói về những khó khăn ban đầu.
Cô giáo H'Rúp Êban (33 tuổi) - phụ trách lớp 1A (29HS), là người có 15 năm tham gia giảng dạy tại Trường Tình Thương. Cô kể, khi mới về công tác, điểm trường là một trong những nơi khó khăn nhất toàn huyện. HS theo học ở trường phần lớn là con em người đồng bào dân tộc thiểu số, con em bệnh nhân điều trị bệnh phong nên điều kiện học tập thiếu thốn trầm trọng.
Để vượt qua khó khăn đòi hỏi GV phải có tình yêu thương như chính tên ngôi trường. "Dạy học ở Trường Tình thương cũng có nghĩa không tách rời tình yêu thương HS. Khả năng tiếp thu của các em HS hạn chế nên GV chúng tôi luôn lấy việc kiên trì trong giảng dạy là ưu tiên hàng đầu...", cô H'Rúp Êban chia sẻ.
Trường Tiểu học Tình thương có hơn 230 HS thì có gần 100% là HS người bào dân tộc thiểu số Ê-đê, đặc biệt, trong số đó có hơn 1/4 HS là con em của các bệnh nhân trước đây mắc bệnh phong cùi.
Cô Nguyễn Thanh Thúy (phụ trách lớp 4A1, có 24 HS) cho biết thêm, ngôn ngữ là một trong những rào cản lớn nhất trong quá trình tiếp thu của HS. Để giúp các em tiếp thu kiến thức trên lớp, GV thường kéo thời gian từ 40 đến 60 phút/tiết giảng dạy thật kỹ nhiều lần, đi từng phương pháp cụ thể... khi đó HS mới có thể hiểu bài. Ngoài ra, GV cũng thường tăng cường thời lượng giảng dạy các môn Toán, Tiếng Việt cho HS.
"Gia đình nghèo nên ngày mùa, ngày Tết thì các em nghỉ học phụ giúp gia đình rất nhiều. Mỗi khi các em nghỉ học, sáng sớm không thấy đến trường thì buổi trưa hôm đó GV chúng tôi lập tức đến nhà vận động, thậm chí ra đến rẫy nơi các em đang hái, mót nông sản vận động các em quay lại trường", cô Thúy tâm sự.
"Cái mà GV chúng tôi gắn bó ở đây có lẽ là các em HS em nào cũng thật thà, lễ phép lại quý mến thầy cô giáo. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, điều kiện học tập thiếu thốn cho nên mỗi bước tiến của các em trong quá trình học tập cũng là niềm vui của GV chúng tôi", cô Thúy trải lòng.
Cô Thúy cho biết thêm, khi mới về công tác, vì trường nằm gần trại phong đã khiến không ít GV e dè. Tuy nhiên, khi qua tìm hiểu thực tế cùng tình yêu thương học trò, tấm lý ấy sớm bị loại bỏ, các GV đều yên tâm công tác.
Chia tay chúng tôi, thầy hiệu trường Trường Tiểu học Tình thương vui mừng cho biết, năm học 2012-2013 là năm học đầu tiên nhà trường đưa môn Anh văn vào giảng dạy tăng cường chương trình giảng dạy Tiếng Việt, vận dụng các phương pháp dạy học mới mở rộng các lớp giảng dạy tiếng Ê-đê là 6/11 lớp nhằm nâng cao từng bước chất lượng dạy học. Năm học 2011-2012, nhà trường có 29 HS giỏi 51 HS khá 24 HS được khen các mặt tỷ lệ lên lớp hơn 91%.
Viết Hảo
Theo dân trí
Tủi phận trường nghèo Năm học 2012-2013, TPHCM có thêm 17 trường với 2.499 phòng học mới được đưa vào sử dụng. Niềm vui của trường này cũng là nỗi chạnh lòng của không ít trường khác khi đón ngày khai giảng trong những ngôi trường đã xuống cấp nghiêm trọng. Niềm vui được học trong ngôi trường khang trang, thơm mùi sơn mới có lẽ là...