15 năm chương trình Tư vấn mùa thi: Liên tục đổi mới
Đồng hành cùng thí sinh trong 15 năm qua, mỗi năm chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niênphối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức luôn điều chỉnh, bổ sung cái mới nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của học sinh.
Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân (Đồng Nai) tham gia chương trình Tư vấn mùa thinăm 2013 – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Tờ báo đầu tiên khởi xướng
Vẫn rất hồ hởi, anh Nhựt Quang, nguyên phóng viên Báo Thanh Niên nhớ lại: “Hồi đó tôi còn dạy học ở Nha Trang. Cứ gần đến mùa thi, rất nhiều học sinh đến hỏi tôi về chuyện thi cử, học hành. Lúc bấy giờ tôi cũng là cộng tác viên của Thanh Niên nên có đề xuất với anh Vĩnh Thắng – người phụ trách lĩnh vực giáo dục của báo lúc đó – làm một chương trình cho học sinh ở Nha Trang”. Thế là vào ngày 15.3.1998, chương trình có tên gọi Giới thiệu mùa thi(sau này đổi thành Tư vấn mùa thi) đã diễn ra tại Nhà thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa với sự phối hợp của Tỉnh đoàn và Sở GD-ĐT. Gần một tháng sau, ngày 5.4, chương trình diễn ra với quy mô lớn hơn tại tỉnh Bạc Liêu.
Những năm đầu chưa có trường ĐH, CĐ nào tham gia chương trình. Công tác tư vấn đều do anh chị em BáoThanh Niên phối hợp với sở GD-ĐT các tỉnh thực hiện. Hơn 10 năm trở lại đây, lúc đầu có năm ba trường ĐH tham gia, càng về sau số lượng càng tăng lên. Chương trình ban đầu chỉ diễn ra ở một số tỉnh phía nam, sau mở rộng ra các tỉnh miền Trung và phía bắc.
Với sự lan tỏa và quy mô ngày càng tăng, giờ đây Tư vấn mùa thi không chỉ là thương hiệu của Báo Thanh Niênmà còn là một trong 2 chương trình tư vấn chính thức mà Bộ GD-ĐT công nhận.
Cho đến giờ này khi rất nhiều báo và các tổ chức khác thực hiện những chương trình tương tự như Tư vấn mùa thi thì đối với nhiều người, Báo Thanh Niên vẫn là “cái nôi” của công tác hướng nghiệp, cung cấp thông tin hữu ích về thi cử, học hành cho học sinh cuối cấp.
Từ vùng sâu, vùng xa đến trực tiếp, trực tuyến
Hiểu rằng học sinh ở vùng sâu, vùng xa luôn thiếu thông tin nên ngay từ ban đầu nỗ lực của những người làm chương trình là đến những nơi khó khăn, vùng nông thôn, miền núi, hải đảo… Địa điểm diễn ra tư vấn hết sức đa dạng, miễn sao có chỗ tập hợp được số lượng lớn học sinh. Đó có thể là sân vận động, bãi chiếu phim, rạp hát, trường học… Thời gian tư vấn cũng hết sức uyển chuyển phù hợp với yêu cầu của học sinh địa phương. Có thể là tối cuối ngày, giữa trưa nắng gắt, buổi sáng hoặc chiều.
Để học sinh có cơ hội nghe lại chương trình, từ năm 2000, nhiều đài truyền hình địa phương đã ghi hình và phát lại chương trình Tư vấn mùa thi. Đến năm 2004, nhận thấy nhu cầu thông tin của học sinh quá lớn, lần đầu tiên BáoThanh Niên phối hợp với đài truyền hình thực hiện phát trực tiếp tại Cần Thơ. Từ đó đến nay, khi chương trình diễn ra ở bất cứ tỉnh thành nào đều có chương trình truyền hình trực tiếp. Và đây chính là một trong những điểm mạnh của Tư vấn mùa thi mà không đơn vị nào có được.
Không chỉ tập trung vào diện rộng, những người thực hiện chương trình còn muốn từng học sinh đều được giải đáp mọi thắc mắc về chuyện thi cử, học hành. Thế là vào năm 2009 Báo Thanh Niên có thêm phần tư vấn lớp. Đại diện các trường sẽ giải đáp trực tiếp với học sinh ở các lớp học, đặc biệt là các vùng nông thôn.
Khi công nghệ phát triển, học sinh tiếp xúc nhiều với internet, chương trình mở rộng thêm kênh thông tin trên mạng. Năm 2005, báo đã tổ chức các chương trình tư vấn trực tuyến qua mạng. Từ năm 2012, sau khi kết thúc chương trình tư vấn ở các địa phương, Thanh Niên tổ chức các buổi tư vấn truyền hình trực tuyến để học sinh ở bất kỳ đâu (miễn có internet), vào bất cứ lúc nào cũng có thể theo dõi chương trình. Tiến thêm một bước, đến năm 2014 này, song song với việc tiếp sóng truyền hình trực tiếp ở các tỉnh, ban tổ chức sẽ mở rộng nhiều chương trình trực tuyến.
Hoạt động 15 năm, trước bất kỳ sự thay đổi nào, chương trình Tư vấn mùa thi luôn đổi mới để thực sự là người bạn đồng hành của học sinh, không những trong các kỳ thi mà còn ở những chặng đường phía trước.
Những dấu ấn quan trọng
15.3.1998: Lần đầu tiên diễn ra chương trình Tư vấn mùa thi với tên gọi Giới thiệu mùa thi.
5.4.1998: Chương trình đến với 300 học sinh lớp 12 của thị xã Bạc Liêu, huyện Vĩnh Lợi và huyện Hồng Dân – địa bàn xa nhất tỉnh Bạc Liêu.
Video đang HOT
Năm 2000: Chương trình được đổi tên thành Tư vấn mùa thi. Bắt đầu có sự tham gia của các trường ĐH cùng đi tư vấn.
Năm 2003: Số lượng các trường ĐH, CĐ tham gia cùng chương trình bắt đầu tăng lên đến 9 – 10 trường. Chương trình được tổ chức tại 19 tỉnh thành với hơn 30.000 thí sinh, phụ huynh đến tham gia trực tiếp.
Năm 2004: Chương trình mở rộng quy mô, tăng điểm tư vấn ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Tại ĐBSCL tư vấn ở các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng Tháp… Lần đầu tiên chương trình mở rộng đến TP.Huế. Có khoảng 20 trường ĐH, CĐ tham gia tư vấn.
Năm 2005: Song song với chương trình tư vấn truyền hình trực tiếp tại các tỉnh thành, báo tổ chức chương trình tư vấn online đầu tiên tại TP.HCM vào ngày 3.2.2005. Mọi thí sinh, phụ huynh đều có thể theo dõi trực tiếp qua mạng.
Năm 2011: Bên cạnh hình thức tư vấn cộng đồng (truyền hình trực tiếp), tư vấn trực tuyến online, tư vấn gian hàng, ban tổ chức đưa vào hình thức mới: Tư vấn lớp. Các chuyên gia tư vấn đến từng lớp học tại các trường vùng xa của các tỉnh để tư vấn trực tiếp về quy chế, cách lựa chọn ngành nghề, học phí, chương trình học…
Năm 2013: Chương trình đã tư vấn cho hàng triệu thí sinh và phụ huynh trên khắp 3 miền đất nước. Có thời điểm quy tụ trên 50 trường ĐH, CĐ, TCCN tham gia tư vấn.
2014: Chương trình Tư vấn mùa thi tròn 16 năm. Năm nay, chương trình diễn ra tại 15 tỉnh thành, bao gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Th
HPT Nguyễn Khuyến (TP.HCM) vào ngày 12.1 và kết thúc tại Bạc Liêu vào ngày 22.3.2014. Sẽ có một số buổi mở màn trước ngày khai mạc. Trong đó ngày 4.11 sẽ diễn tại Trường THPT Long Trường (Q.9, TP.HCM), ngày 6.11 tại Trường THPT Nguyễn Văn Linh (Q.8, TP.HCM).
Song song với thời điểm diễn ra tư vấn tại các tỉnh, các chương trình trực tuyến online cũng được tổ chức tại trang web thanhnien.com.vn.
Hàng vạn học sinh nghèo vượt khó đã được nhận học bổng Nguyễn Thái Bình của Báo Thanh Niên tại các chương trình Tư vấn mùa thi.
Hành trang quý giá cho học sinh vùng sâu, vùng xa
Năm 1998, lúc đó tôi là Bí thư Tỉnh đoàn Bạc Liêu, Báo Thanh Niên phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức Chương trình Tư vấn mùa thi tại tỉnh. Tôi nhớ, lúc đó dù chưa có kinh nghiệm tổ chức nhưng tất cả anh em tham gia chương trình ai cũng đều rất nhiệt tình. Trong suốt 15 năm qua, mặc dù tôi trải qua nhiều đơn vị công tác, hiện nay không còn trực tiếp tham gia chương trình của Báo Thanh Niên nữa, nhưng với chức trách, nhiệm vụ của mình, tôi luôn ủng hộ và đồng hành. Mỗi năm chương trình được tổ chức tại Bạc Liêu thì bản thân tôi luôn chủ động, chỉ đạo Sở GD-ĐT tỉnh phối hợp với Báo Thanh Niên và các ngành chức năng của tỉnh hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để chương trình thành công và mang lại hiệu quả xã hội tích cực.
Có thể nói, Thanh Niên là tờ báo đầu tiên tổ chức tư vấn tuyển sinh cho học sinh về quy chế thi tuyển sinh, giới thiệu về ngành nghề, hướng nghiệp. Tôi được biết hằng năm còn có nhiều trường CĐ, ĐH có uy tín trong cả nước luôn đồng hành với chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên. Tôi coi đó là những đóng góp đặc biệt về xã hội của quý báo, là hành trang quý giá nhất cho những học sinh vùng sâu vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn như ở Bạc Liêu có thể chọn được nghề, chọn được trường phù hợp với năng lực học tập, hoàn cảnh của mình. Tôi nhận thấy mỗi năm việc tổ chức tư vấn của Báo Thanh Niên đều có đổi mới, nội dung sát với nhu cầu của học sinh, số lượng điểm tổ chức nhiều hơn và đi về các huyện vùng sâu để cho tất cả học sinh đều được tiếp cận, được hưởng lợi từ chương trình có ý nghĩa rất lớn về xã hội, giáo dục này.
Bà LÊ THỊ ÁI NAM – Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu
Chung tay góp sức cùng chương trình
Trong quá trình phối hợp, chúng tôi thấy rất mừng là Báo Thanh Niên đã làm được nhiều việc lớn, đặc biệt báo đã triển khai hoạt động Tư vấn mùa thi cho các em sắp bước vào ngưỡng cửa ĐH, CĐ có thể quyết định tương lai của mình. Việc quyết định này là rất cần thiết. Báo Thanh Niên đã thấy được điều đó và tổ chức được chương trình thường xuyên, liên tục, diễn ra trên cả nước, phối hợp với nhiều ngành. Việc làm này đáng được ghi nhận và cần phát huy nhiều hơn nữa. Từ tầm nhìn, cách làm của báo, tôi đã quyết định nên chung tay góp sức, đồng hành cùng chương trình Tư vấn mùa thi để giúp cho học sinh với nhiều hình thức: đưa tin, bảo trợ thông tin, truyền hình trực tiếp…
Sắp tới, báo nên một mặt tổ chức tuyển sinh phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, một mặt nên tư vấn, đối thoại, trao đổi trên online nhiều hơn, giúp học sinh thông tin tốt hơn để các em quyết định tương lai của mình.
Ông LÂM VĂN TƯ – Giám đốc Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP.HCM
Sức lan tỏa rộng
Tôi tham gia chương trình từ năm 2004. Điểm nổi bật của chương trình là truyền hình trực tiếp và đến tận trường học để tư vấn. Vì sức lan tỏa và thu hút của chương trình nên nhiều cơ quan báo chí, tổ chức khác làm chương trình riêng của mình. Có lẽ không nơi nào tổ chức theo diện rộng, từ nam ra bắc, như Báo Thanh Niên. Chương trình đã tạo thành “nếp” khiến phụ huynh, học sinh các tỉnh đều đón chờ mỗi năm.
Tiến sĩ Trần Mạnh Thành – Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt
Một thương hiệu lớn trong lĩnh vực giáo dục
Báo Thanh Niên là đơn vị tổ chức tư vấn cho thí sinh đầu tiên, sau đó các báo khác cũng tham gia. Là người tham gia chương trình từ những năm đầu tiên, tôi thấy xét về quy mô, chương trình Tư vấn mùa thi ngày càng hoàn thiện hơn với hình thức tổ chức cũng đa dạng hơn rất nhiều. Chương trình là một thương hiệu lớn trong lĩnh vực giáo dục nhưng quy mô của chương trình càng lúc càng rộng, số lượng trường tham gia ngày càng nhiều, khiến việc phối hợp tổ chức phức tạp hơn, sẽ có những sơ sót, phối hợp các trường không được ăn ý lắm. Ban tổ chức đã có sự cố gắng vượt bậc khi đứng ra kết nối và điều tiết được cả một chương trình lớn như vậy.
Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ – Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM
Có tầm nhìn xa
Tôi luôn đánh giá Tư vấn mùa thi có tầm nhìn xa qua những nội dung được lựa chọn để truyền tải. Có những nét nổi bật rõ ràng ở chương trình: truyền hình trực tiếp, tổ chức được tại vùng sâu vùng xa, tư vấn lớp trực tiếp đến thí sinh… Tính hiệu quả của chương trình cho xã hội và trường học cũng rất cao. Tôi luôn rất vui khi gặp những sinh viên vào học tại trường khoe: “Tụi em vào trường học vì nghe thầy nói trên chương trình Tư vấn mùa thi”.
Tiến sĩ Huỳnh Chức – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài nguyên môi trường TP.HCM
ĐĂNG NGUYÊN (ghi)
Từ những tờ giấy của học sinh
Khi còn là giáo viên Trường THPT Nguyễn Trường Tộ (Nha Trang, Khánh Hòa), tôi thường yêu cầu học sinh cắt sẵn những tờ “giấy nửa” để nếu ngại phát biểu trước lớp thì “cần gì cứ ghi vào, chuyển ngay cho thầy”. Ban đầu là những câu hỏi chiếu lệ nhưng rồi, những gì ghi trên mảnh giấy nhỏ này càng lúc càng đa dạng. Một lần, có tờ giấy ghi: “Thưa thầy, em bị điểm liệt thì có được tốt nghiệp THPT không?” làm tôi thoáng nghĩ “Sắp học hết cấp 3 rồi mà vẫn ngớ ngẩn lạ, đã là “liệt” mà còn đòi tốt nghiệp à?”. Từ đó đã ra đời cho một gợi ý hình thành chương trình Giới thiệu mùa thi của Báo Thanh Niên. Giờ chương trình tiếp tục lan rộng khắp cả nước để tư vấn cho biết bao học sinh nắm vững thông tin tuyển sinh, có định hướng đúng đắn hơn trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp khi vào đời. Những điều hữu ích này, lại xuất phát từ các ý nghĩ rời của những học sinh Nguyễn Trường Tộ ngày đó.
Nhựt Quang – cựu giáo viên Trường THPT Nguyễn Trường Tộ, Nha Trang
Tôi thấy mình may mắn
Cách đây gần 10 năm, tôi là một học sinh ở một vùng quê hẻo lánh. Hồi đó, dù đã đến ngày thi đại học nhưng tôi vẫn mơ hồ về ngành nghề và trường mình chọn vì không biết gì ngoài những chỉ dẫn cũng khá mơ hồ từ những anh chị đi trước. Năm thi đầu tiên thi vào Khoa Sư phạm văn, ĐH Quy Nhơn, tôi rớt. Tôi đi ôn thi lại. Năm ấy, tôi vô tình theo bạn đi dự buổi Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức tại Phú Yên. Sau buổi tư vấn, tôi như người được nạp thêm năng lượng và hy vọng cho những ngày sắp tới. Lần thi thứ 2, tôi đăng ký vào Khoa Văn hóa học của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM và đậu. Giờ công việc của tôi đã ổn định, thu nhập đủ để tôi sống thoải mái. Nhìn lại, tôi thấy mình may mắn khi đã được dự buổi Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên, nghe được rất nhiều thông tin bổ ích từ các thầy cô, các chuyên gia. Cuộc đời tôi, có lẽ cũng được sang trang từ hôm ấy.
TRẦN THỊ HƯƠNG SEN (Tuy Hòa, Phú Yên)
Theo TNO
Chuẩn bị 'cuộc đua' vào lớp 10 công lập
Trước quyết định năm học 2014 - 2015 Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ bỏ hình thức xét tuyển vào lớp 10 công lập sau 8 năm thực hiện, giáo viên và học sinh các trường trước đây xét tuyển đã lên kế hoạch kỹ lưỡng chuẩn bị cho kỳ thi.
Trường THCS Nguyễn Văn Luông (Q.6, TP.HCM) đã lên kế hoạch ôn thi cụ thể cho học sinh
- Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Ôn ngay từ học kỳ 2
Từ năm học tới, muốn vào trường công lập, học sinh lớp 9 của các quận huyện (Q.2, Q.6, Q.9, Bình Tân, Thủ Đức, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ) sẽ trải qua kỳ thi tuyển sinh vào cuối tháng 6 giống như các quận huyện còn lại.
Ngay khi có thông báo này, lãnh đạo các phòng giáo dục (GD) đã chỉ đạo cụ thể đến các trường THCS giúp học sinh tránh bỡ ngỡ trước kỳ thi tới. Ông Nguyễn Minh Triết, Trưởng phòng GD H.Hóc Môn, thông tin: "Phòng yêu cầu các trường tập trung giảng dạy theo đúng yêu cầu chuyên môn. Các bài kiểm tra hằng tháng của các khối lớp thực hiện theo đề của trường. Riêng 2 bài kiểm tra học kỳ của lớp 9, phòng sẽ ra đề chung cho toàn huyện". Ông Nguyễn Trung Sơn, Hiệu trưởng Trường THCS Phan Công Hớn (H.Hóc Môn), cho biết: "Ngoài việc tổ chức bài kiểm tra theo đề chung, trường còn thực hiện việc chấm chéo, sau đó phân tích, đánh giá kết quả. Đây chính là căn cứ để nhà trường có hướng ôn tập phù hợp với học sinh".
Bà Trịnh Thị Minh Châu, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Luông (Q.6), nói: "Trong kỳ kiểm tra học kỳ 1, trường sẽ tổ chức kiểm tra các môn toán, văn, ngoại ngữ tương tự kỳ thi để các em làm quen cấu trúc đề thi và cách làm bài". Từ kết quả thu được, trường sẽ đánh giá trình độ, phân loại học sinh, không để giáo viên lớp nào ôn tập cho học sinh lớp đó mà sẽ sắp xếp giáo viên phù hợp. Từ học kỳ 2, trường sẽ xếp thời khóa biểu xen kẽ vào các ngày trong tuần để hệ thống hóa kiến thức cho học sinh.
Tăng cường tư vấn, định hướng phân luồng
Bên cạnh việc trang bị kiến thức, các trường cũng triển khai công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh.
Hiệu trưởng một trường THCS tại H.Hóc Môn cho biết hằng tháng trường đều tổ chức chương trình hướng nghiệp, phân tích, hướng dẫn sự lựa chọn nguyện vọng để học sinh làm quen dần. Đến tháng 3, sau khi có chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10, trường sẽ tổ chức họp phụ huynh và tư vấn cách đăng ký hồ sơ dự thi.
Vào cuối học kỳ, phòng GD sẽ tổ chức các đợt tư vấn, hướng nghiệp phân luồng cho học sinh và phụ huynh tất cả các trường THCS trên địa bàn. Ngoài Trường TC Kinh tế kỹ thuật Hóc Môn vừa thành lập thì huyện sẽ mời các trường TC, CĐ ở các quận huyện lân cận có tổ chức loại hình đào tạo cho học sinh tốt nghiệp THCS đến tư vấn, tạo thêm cơ hội cho học sinh nếu không tự tin vào kỳ thi.
Tương tự, giữa học kỳ 2, Q.9 sẽ xếp lịch để tổ chức các buổi hướng nghiệp, phân luồng học sinh tại các trường THCS. Ngoài các trường trung cấp nghề Lê Thị Riêng, Đông Sài Gòn thì phòng GD quận sẽ mời thêm các trường ở Q.2, Q.Thủ Đức... đến tư vấn.
Cách ghi chính xác hồ sơ dự thi Bộ GD-ĐT đã chính thức ban hành mẫu phiếu đăng ký dự thi ĐH, CĐ mới cho mùa tuyển sinh năm 2013. So với những năm trước, phiếu năm nay có những điểm mới ở phần dành cho thí sinh diện liên thông. Thí sinh cần tránh sai sót trong khi làm hồ sơ, ảnh hưởng quyền lợi dự thi, đặc biệt khi...