15.000 học sinh Lai Châu phải nghỉ học vì rét đậm
Theo thống kê của Sở GD-ĐT tỉnh Lai Châu, từ ngày 7/1 đến nay, trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã có trên 15.000 học sinh các bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở phải nghỉ học vì thời tiết rét đậm.
Riêng huyện biên giới Sìn Hồ đã có gần 8.000 học sinh phải nghỉ học vì rét toàn bộ học sinh khu vực 8 xã biên giới huyện Phong Thổ cũng đã được nghỉ học.
Học sinh vùng cao ngồi học trong thời tiết giá lạnh, bên cạnh luôn có một đống lửa để sưởi ấm.
Ngày 10/1, Phòng Giáo dục thị xã Lai Châu báo cáo đã cho hơn 1.400 học sinh mầm non và tiểu học nghỉ học tránh rét…
Ông Đỗ Văn Hán, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Lai Châu cho biết để đảm bảo sức khỏe cho học sinh trong mùa đông giá lạnh, ngay từ đầu năm học 2010-2011, sở đã chỉ đạo các phòng giáo dục và các đơn vị trường trực thuộc chủ động cho học sinh nghỉ học tránh rét và có kế hoạch học bù hợp lý.
Video đang HOT
Ngày 6/1 vừa qua, sở tiếp tục có văn bản chỉ đạo cụ thể, nếu nhiệt độ ngoài trời tại địa phương từ 10 độ C trở xuống thì cho học sinh mầm non và tiểu học nghỉ học, từ 7 độ C trở xuống cho học sinh trung học cơ sở nghỉ học và 5 độ trở xuống cho học sinh trung học phổ thông, bán trú trung học phổ thông được nghỉ.
Cùng với việc chỉ đạo cho học sinh nghỉ học tránh rét, Sở GD-ĐT còn tặng 1.500 bộ quần áo ấm quyên góp cho học sinh các huyện Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường và đang tiếp tục triển khai may quần áo ấm đảm bảo tiêu chí “vừa, ấm, đẹp” từ nguồn vốn hàng trăm triệu đồng do các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương ủng hộ để tặng cho học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa đang phải chịu giá lạnh…
Theo TTXVN/Vietnam
Hà Nội: 4 huyện, thị chưa có trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
Hà Nội hiện nay có 580 trường đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ lệ 25,7%. Tuy nhiên, hiện nay Hà Nội vẫn còn 4 huyện, thị xã chưa có trường mầm non đạt chuẩn quốc gia gồm Sơn Tây, Quốc Oai, Thanh Oai và Mỹ Đức.
Nhiều trường nội thành Hà Nội khó xây dựng được trường chuẩn quốc gia vì thiếu diện tích.
Nhiều trường chuẩn quốc gia bị "tụt" chuẩn
Trong số 580 trường đạt chuẩn quốc gia, mầm non 98 trường (11,8%), tiểu học có 297 trường (43,6%), THCS có 165 trường (27,8%), THPT có 20 trường (10,33%). Trong năm 2010, TP Hà Nội đã kiểm tra và đề nghị được 70 trường đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn còn 4 huyện, thị xã chưa có trường mầm non đạt chuẩn quốc gia gồm Sơn Tây, Quốc Oai, Thanh Oai và Mỹ Đức.
Tại hội nghị giao ban giáo dục của TP Hà Nội, lãnh đạo nhiều quận, huyện đã bày tỏ lo lắng khó đạt chuẩn như tiêu chí đề ra.
Ông Bùi Văn Thông, Phó Chủ tịch quận Ba Đình, cho biết: "Xem xét theo 5 tiêu chí của quy định trường chuẩn quốc gia thì các quận nội thành xem ra chỉ thực hiện được 4 vì tiêu chí cơ sở vật chất rất khó khăn, thậm chí nhiều trường không thực hiện nổi.
Ông Thông cho hay, ở quận Ba Đình chỉ có 2/20 trường đạt chuẩn quốc gia, quá ít vì nhiều trường khác không có nổi diện tích để xây dựng thư viện, phòng y tế. Bên cạnh đó, để thực hiện tiêu chí 7m2/học sinh thực sự càng khó hơn. Mặc dù quận đã cố gắng hết sức để giải phóng mặt bằng nhưng không còn đất, do vậy, đề nghị thành phố xem xét vấn đề này - ông Thông đề nghị.
Khác với trường nội thành, nhiều trường ở ngoại thành Hà Nội có dư diện tích để mở trường đạt chuẩn quốc gia nhưng lại gặp khó khăn về thiết bị, dụng cụ học tập.
Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch huyện Mỹ Đức, than rằng: "Ngày trước theo Sở GD-ĐT Hà Tây cũ, nhiều trường xây dựng chuẩn quốc gia còn được nợ một số chỉ tiêu nay hợp nhất với Hà Nội thực hiện khó khăn quá. Theo chỉ đạo của cấp trên rà soát lại trường chuẩn quốc gia, chúng tôi đã đi kiểm tra một số trường đã đạt chuẩn quốc gia thấy rất kém, trường thì không có nhà vệ sinh, trường có phòng thư viện nhưng không có sách, phòng đa năng thì không có dụng cụ... do vậy nhiều trường chuẩn quốc gia hiện nay bị "tụt" chuẩn".
Không chấp nhận cho "nợ" chuẩn
Trước nhiều ý kiến phản ánh về thực trạng xây dựng trường chuẩn quốc gia hiện nay của Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Độ, giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết: "Trường chuẩn quốc gia chỉ bổ nhiệm 5 năm/lần. Quan điểm của Sở, đã là trường chuẩn quốc gia thì không thể nợ chuẩn được. Đủ chuẩn thì mới được công nhận vì đây không phải là chỉ tiêu thi đua. Trường muốn học sinh đạt chuẩn thì trước tiên cơ sở phải đạt chuẩn".
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, bà Ngô Thị Thanh Hằng, khẳng định: "Đã là trường chuẩn quốc gia là phải đạt chuẩn. Thành phố đã phân cấp quản lý, nên việc nhiều trường chuẩn quốc gia hiện nay không đạt chuẩn, tụt chuẩn là do cơ sở quản lý. Đối với 4 huyện, thị chưa có trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, thành phố sẽ làm việc với các quận, huyện để cùng tháo gỡ".
Được biết, năm 2010, tổng kinh phí TP Hà Nội ưu tiên đầu tư cho giáo dục là 2.900 tỷ đồng và huy động hơn 300 tỷ đồng đầu tư xây dựng, nâng cấp trường học. Riêng kinh phí đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng để xây mới 27 trường học các cấp học.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, năm 2011, Hà Nội đẩy mạnh thực hiện kiên cố hóa, hiện đại hóa trường lớp, hoàn thành xóa 5.523 phòng học tạm, phòng học bán kiên cố xuống cấp trong năm 2010. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia, tạo điều kiện để các đơn vị ngoài công lập xây dựng trường lớp.
Hồng Hạnh
Theo Dân Trí
Học sinh trường Amsterdam được đầu tư 15 triệu đồng/năm Theo Quyết định về việc ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách thuộc TP Hà Nội giai đoạn 2011-2015, mức phân bổ ngân sách đầu tư cho mỗi học sinh Trường Chuyên Hà Nội - Amsterdam là 15 triệu đồng/HS/năm. Như vậy, mức đầu tư cho học sinh (HS)...