14h ngày 21/5: Tư vấn “Top ngành nghề thời 4.0 nhiều việc làm”
Với tầm nhìn đón đầu xu thế CMCN 4.0 và mong muốn góp một phần định hướng nghề nghiệp giúp các học sinh THPT chọn trường phù hợp, Viện Đào tạo Quốc tế FPT phối hợp với báo điện tử Dân trí tổ chức buổi tư vấn với chủ đề “ Top ngành nghề thời 4.0 nhiều việc làm” vào 14h ngày 21/5.
Ngay từ bây giờ, độc giả có thể đặt câu hỏi TẠI ĐÂY để được giải đáp
***
Kì thi THPT Quốc gia & Tuyển sinh Đại học 2018 đang đến gần. “Sống chung với NGHỀ nào?” vẫn luôn là những câu hỏi hết sức “căng não” với các bạn THPT cuối cấp và thậm chí là với cả gia đình của các thí sinh. Khi còn chưa biết làm thế nào để xác định được đam mê thì các học sinh lại phải đối mặt với sự chuyển dịch ngành nghề trong thị trường lao động do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) mang đến, làm cho việc lựa chọn nghề nghiệp càng phải đắn đo hơn.
Cụ thể, nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) dự báo rằng, trong 2 thập niên tới, khoảng 56% số lao động tại 5 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, có nguy cơ mất việc vào tay robot vì các ưu điểm như hiệu suất cao, an toàn, không phân biệt giới tính. Tương tự, các chuyên gia cũng Mỹ tiết lộ rằng trong vòng 30 năm tới, những tiến bộ ở lĩnh vực trí thông minh nhân tạo sẽ đe doạ cướp đi hàng chục triệu việc làm của con người. Ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm dự báo nguồn nhân lực & thông tin thị trường lao động TP.HCM cũng đã có những cảnh báo về việc “Việt Nam sẽ mất 5 triệu việc làm vào năm 2020 vì những tác động từ việc thâm nhập sâu rộng vào Cộng đồng kinh tế ASEAN và CMCN 4.0 sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thị trường lao động nước ta”.
Chỉ những thông tin trên chắc chắn cũng đã làm rất nhiều bạn học sinh THPT và gia đình của các em trở nên “hoang mang”. Ấy vậy mà những con số “225.000 Cử nhân, Thạc sĩ thất nghiệp” trong thống kê của Bộ LĐTBXH năm 2017 hay “Gần 2.000 sinh viên tại TP.HCM có nguy cơ bị đuổi học: đến năm 4 mới phát hiện chọn sai ngành” được đưa ra gần đây đã làm cho “bài toán” chọn ngành nghề của học sinh THPT trở nên nan giải hơn bao giờ hết. Trước thực tế đó, ông Trần Anh Tuấn cho rằng: “Trong quá trình hội nhập, doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng không quá chú trọng bằng cấp. Do đó, bằng cấp cao không phải là yếu tố quyết định trong chuyện dễ hay khó xin việc, mà nhân lực phù hợp với yêu cầu tuyển dụng, đảm bảo kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề mới là yếu tố chính đưa người lao động đến với thành công”.
Về phía bà Lê Thị Hồng Hạnh – Giám đốc Viện Đào tạo Quốc tế FPT cũng chia sẻ kinh nghiệm trong công tác hướng nghiệp của mình: “ Xã hội ngày càng đòi hỏi sự năng động, vì vậy chọn những ngành nghề có tính chất sáng tạo, sử dụng nhiều chất xám như các nhóm ngành liên quan đến nghệ thuật, thiết kế, tạo ra công nghệ để không bị công nghệ thay thế như các ngành công nghệ thông tin hay công nghệ sinh học chắc chắn sẽ có lợi thế trong tương lai”. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh những người hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo không những không lo bị mất việc vào tay robot mà có thể sử dụng robot làm “đòn bẩy sáng tạo” cho mình. Bằng chứng là dạo một vòng các trang Giới thiệu việc làm uy tín thì có thể thấy các công việc sáng tạo kết hợp với công nghệ như Truyền thông, Marketing, Thiết kế, cần tư duy cao như Lập trình viên, IT,… nhiều không kể hết.
Hồ sơ đăng ký dự thi đã mua sẵn trên bàn, nhưng ô mã trường, mã ngành thì vẫn còn trống. Vậy việc cấp thiết bây giờ của các học sinh THPT là hãy tiếp cận cơ hội tham khảo thông tin xu hướng ngành nghề được chia sẻ từ các chuyên gia trên các phương tiện báo đài có uy tín. Chính vì thế, với tầm nhìn đón đầu xu thế CMCN 4.0 và mong muốn góp một phần định hướng nghề nghiệp giúp các học sinh THPT chọn trường phù hợp, Viện Đào tạo Quốc tế FPT phối hợp với báo điện tử Dân trí tổ chức chương trình tư vấn với chủ đề “Top ngành nghề thời 4.0 nhiều việc làm” vào 14h ngày 21/5.
Tham dự buổi tư vấn có các vị khách mời:
Ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm dự báo nguồn nhân lực & thông tin thị trường lao động TP.HCM (FALMI) sẽ có những chia sẻ về xu hướng ngành nghề, cơ hội việc làm cho sinh viên Việt Nam.
Video đang HOT
Bà Lê Thị Hồng Hạnh – Giám đốc Viện Đào tạo Quốc tế FPT sẽ có những chia sẻ về chương trình học, quy trình đào tạo, quy chế tuyển sinh, các chế độ việc làm cho sinh viên khi ra trường và cơ hội tuyển thẳng dành cho các thí sinh vừa tốt nghiệp THPT 2018 vào các ngành Lập Trình Viên (FPT Aptech), Thiết Kế Mỹ Thuật Đa Phương Tiện (FPT Arena Multimedia), Kỹ Sư An Ninh Mạng (FPT Jetking).
Ông Trương Quốc Phong – Network Engineer tại Công ty Hệ Thống Thông Tin FPT (FPT Information System) – cựu sinh viên FPT Jetking với chia sẻ về thực trạng của ngành CNTT, nhu cầu tuyển dụng & sự phân bổ nguồn nhân lực CNTT trong thị trường lao động Việt Nam hiện nay.
Anh Phan Văn Quyền – sinh viên FPT Arena Multimedia – Quán quân Cuộc thi “Nhà làm phim trẻ các nước ASEAN 2016″ sẽ chia sẻ về bí quyết xác định đam mê và tự tin chinh phục ước mơ của mình.
Tại buổi tư vấn, các diễn giả sẽ giải đáp những câu hỏi của độc giả về các thông tin tuyển sinh 2018, các trường hoặc các cơ sở đào tạo uy tín, sự chuyển dịch của thị trường lao động, quan điểm về bằng cấp & nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong CMCN 4.0, hướng dẫn những bước đơn giản để nhận thức điểm mạnh, điểm yếu của bản thân nhằm hiểu rõ “mình phù hợp với ngành nghề như thế nào? Mình thực sự muốn gì và thích gì?”. Đặc biệt mang đến những lời khuyên giá trị cho các bạn có đam mê về lĩnh vực CNTT hay nghệ thuật – top ngành “hot” ra trường dễ kiếm việc…
Các khách mời: Ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm dự báo nguồn nhân lực & thông tin thị trường lao động TP.HCM (FALMI) sẽ có những chia sẻ về xu hướng ngành nghề, cơ hội việc làm cho sinh viên Việt Nam;
Bà Lê Thị Hồng Hạnh – Giám đốc Viện Đào tạo Quốc tế FPT sẽ có những chia sẻ về chương trình học, quy trình đào tạo, quy chế tuyển sinh, các chế độ việc làm cho sinh viên khi ra trường và cơ hội tuyển thẳng dành cho các thí sinh vừa tốt nghiệp THPT 2018 vào các ngành Lập Trình Viên Quốc Tế (FPT Aptech), Thiết Kế Mỹ Thuật Đa Phương Tiện (FPT Arena Multimedia), Kỹ Sư An Ninh Mạng (FPT Jetking);
Ông Trương Quốc Phong – Network Engineer tại Công ty Hệ Thống Thông Tin FPT (FPT Information System) với những chia sẻ về thực trạng của ngành CNTT, nhu cầu tuyển dụng & sự phân bổ nguồn nhân lực CNTT trong thị trường lao động Việt Nam hiện nay;
Anh Phan Văn Quyền sẽ chia sẻ về bí quyết xác định đam mê và tự tin chinh phục ước mơ của mình. Tóm lại, tất cả các diễn giả sẽ giải đáp mọi thắc mắc và dành cho các độc giả quan tâm những lời khuyên giá trị nhất xoay quanh chủ đề “Top ngành nghề thời 4.0 nhiều việc làm”.
Ngay từ bây giờ, độc giả có thể đặt câu hỏi TẠI ĐÂY để được giải đáp
Viện Đào Tạo Quốc Tế FPT (FPT Academy International) là đơn vị thuộc Tổ chức giáo dục FPT (trực thuộc Tập đoàn FPT hàng đầu trong lĩnh vực CNTT), đào tạo 3 chuyên ngành: Lập Trình Viên Quốc Tế (FPT Aptech); Thiết Kế Mỹ Thuật Đa Phương Tiện (FPT Arena Multimedia), Kỹ Sư An Ninh Mạng (FPT Jetking). Phương pháp đào tạo tiên tiến “SmartLab Plus” – cho người học thực hành là chính giúp cho sinh viên sau khi ra trường được đánh giá cao và trở thành sự lựa chọn ưu tiên của nhà tuyển dụng. Chính vì thế, qua gần 20 năm hình thành & phát triển (1999 – 2018), Viện Đào Tạo Quốc Tế FPT cũng đã trở thành sự lựa chọn ưu tiên của các bạn trẻ đam mê CNTT & Thiết kế Mỹ thuật đa phương tiện mỗi mùa tuyển sinh chọn ngành nghề.
Website: http://aptech.fpt.edu.vn
http://arena.fpt.edu.vn
http://jetking.fpt.edu.vn
Theo Dân trí
Học gì để bắt kịp Cách mạng công nghệ 4.0?
Dưới ảnh hưởng sâu rộng của cách mạng công nghệ 4.0, sỹ tử cần phải nắm được những tiêu chí nào để đưa ra lựa chọn trường và ngành nghề đúng đắn, để không bị "tụt hậu" hay thiếu kỹ năng để thành công trên thị trường lao động.
Tiêu chí để chọn trường, chọn ngành đón đầu xu thế để thành công
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang gõ cửa từng nhà, dẫn tới sự thay đổi nhanh chóng ở mọi lĩnh vực của cuộc sống. Tác động rõ rệt nhất là sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo, với tính năng có thể thay thế con người, thậm chí còn tối ưu hơn như khả năng tính toán, phân tích, ghi nhớ, sức lao động bền bỉ và năng suất cao.
Nói cách khác, cách mạng 4.0 sẽ loại bỏ các công việc phổ thông và gia tăng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng nghiên cứu, sáng tạo, biết làm chủ máy móc và thực hiện các công việc đòi hỏi tư duy phức tạp mà robot hay trí thông minh nhân tạo không thực hiện được.
Trong guồng quay đó, các trường đại học một mặt cần thực hiện các bước chuyển mình quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, mặt khác còn cần tập trung đào tạo các ngành được coi là "xương sống" trong cuộc đại cách mạng 4.0, trong đó không thể bỏ qua các ngành khoa học và công nghệ điển hình như công nghệ thông tin- truyền thông, công nghệ Nano, công nghệ sinh học, công nghệ vũ trụ - hàng không...
Các chương trình hợp tác quốc tế mang đến cho sinh viên cơ hội tiếp cận nền khoa học công nghệ mới để bắt kịp cách mạng 4.0.
Ngoài ra, nội dung chương trình đào tạo cần hướng tới phát triển toàn diện người học, vừa cung cấp kiến thức liên ngành vừa phát huy năng lực sáng tạo, tự chủ và rèn cho người học khả năng thích ứng nhanh. Riêng với các trường đào tạo về lĩnh vực khoa học và công nghệ phải tự ý thức được tầm quan trọng của việc cho sinh viên được cọ xát với thực tế và tiếp cận với nền khoa học, công nghệ của các quốc gia phát triển để mở rộng tầm nhìn và cập nhật công nghệ mới. Mục tiêu đào tạo sẽ chuyển dịch sang cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, thay vì đào tạo đại trà như trước đây.
Đây không chỉ là yêu cầu cấp thiết đối với các trường đại học mà còn trở thành tiêu chí giúp các sỹ tử đưa ra quyết định lựa chọn ngành và trường đúng đắn, nếu không muốn thất nghiệp, hay bị "robot" thay thế trong tương lai.
Con đường khó, nhưng "chất" của các trường đại học
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng nghĩa với việc các trường đại học phải đầu tư toàn diện để phát triển chương trình học: từ cơ sở vật chất, nội dung giảng dạy đến tuyển lựa sinh viên đầu vào. Nói cách khác, các trường đại học, thay vì chật vật tìm mọi cách tuyển cho đủ chỉ tiêu sẽ phải tập trung vào "chất lượng".Đây thực sự là bài toán khó trong bối cảnh các trường hiện nay đang phải chịu áp lực của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, nếu làm được và thành công thì sẽ giúp các trường khẳng định vị thế và thương hiệu, từ đó quay trở lại hấp dẫn người học theo cách "hữu xạ tự nhiên hương".
Một ví dụ về trường đại học đang kiên trì theo đuổi con đường này là Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội - USTH (còn được gọi là trường Đại học Việt Pháp). Được thành lập theo mô hình trường công lập chuẩn quốc tế, trường xác định mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học và công nghệ vừa có kiến thức chuyên môn tốt, lại thành thạo ngoại ngữ và năng động nhằm đón đầu nhu cầu của thị trường lao động trong thời đại 4.0.
Để đạt được mục tiêu trên, thay vì mở nhiều ngành, tuyển sinh ồ ạt, mỗi năm USTH chỉ tuyển 400-500 sinh viên cho 13 ngành học mũi nhọn như công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học Nông Y Dược, Công nghệ thực phẩm, Năng lượng, Vật lý kỹ thuật và điện tử; Khoa học Vật liệu tiên tiến và Công nghệ Nano, Hóa học, Công nghệ Y tế, Vũ trụ và Ứng dụng, Nước - Môi trường - Hải Dương học...
Sinh viên ngành Công nghệ sinh học của USTH miệt mài học tập, nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm hiện đại.
Kèm theo đó, USTH lựa chọn ngôn ngữ giảng dạy và học tập 100% bằng tiếng Anh để rèn luyện cho sinh viên khả năng ngoại ngữ thành thạo, trong cả giao tiếp và chuyên môn. Đồng thời, bằng cách áp dụng phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm, sinh viên trở nên tự chủ, có tư duy linh hoạt và được trang bị kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý thời gian.
Một điểm khác biệt nữa cần phải kể đến chính là thời gian đào tạo hệ đại học chỉ kéo dài 3 năm do USTH áp dụng tiến trình Châu Âu Bolgona, ngắn hơn từ 1 đến 1,5 năm so với các trường đại học khoa học và công nghệ khác. Sinh viên nhờ vậy không bị rơi vào tình cảnh khi tốt nghiệp, kiến thức, công nghệ được học trong trường đã lỗi thời. Rõ ràng trong cuộc đua công nghệ, tốt thôi chưa đủ, nhanh cũng là vấn đề quan trọng hàng đầu.
GS. Patrick Boiron, Hiệu trưởng USTH cho biết: "Trong thời đại 4.0 thì đào tạo phải gắn liền với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, thậm chí phải đón trước nhu cầu để điều chỉnh phát triển. Đó chính là lý do mà USTH luôn chú trọng mở rộng mạng lưới đối tác từ các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Từ đây sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Thực tế mỗi năm có tới 60% sinh viên năm cuối hệ đại học và 70% học viên hệ thạc sĩ của USTH đi thực tập tại các nước như Anh, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan... Mỗi chuyến đi thực tập là một lần sinh viên được rèn luyện trong môi trường chuyên nghiệp, tiếp cận với kiến thức, công nghệ mới để khi tốt nghiệp có thể đáp ứng ngay yêu cầu của nhà tuyển dụng."
Theo Dân trí
Hơn 1.000 vị trí tuyển dụng dành cho sinh viên FPT Polytechnic Ngày 22/5/2018, tại Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic Hà Nội (đường Hàm Nghi, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình Ngày hội việc làm 2018 do phòng Quan hệ doanh nghiệp phối hợp tổ chức cùng các nhà tuyển dụng trên địa bàn thủ đô. Sự kiện Ngày hội việc làm 2018 được tổ chức với mục...