140 người liên quan đám tang ‘bệnh nhân 1040′ âm tính với nCoV
Tất cả người khâm liệm và tham gia đám tang của “bệnh nhân 1040″ đều có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV.
98 người F1 liên quan đám tang “bệnh nhân 1040″ ở xã Hoà Phong (huyện Hoà Vang) đều có kết quả xét nghiệm âm tính với nCoV, chiều 31/8, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Đà Nẵng cho biết.
Họ là người có tiếp xúc gần với bệnh nhân gồm: người thân đưa ông ở bệnh viện về nhà tại tổ 4 thôn Thạch Bồ (xã Hoà Phong), ban nhân dân thôn đến chuẩn bị mai táng, những người trong đội tang lễ đến tẩm liệm và nhiều hàng xóm, họ hàng đến dự đám tang ngày 28/8. Nhiều người trong số này ở tại các quận Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu.
Bệnh viện 199 cũng lấy mẫu xét nghiệm với 52 người khác, gồm 25 nhân viên y tế, 10 bệnh nhân và 13 người nhà. 42 người có kết quả âm tính với nCoV hôm 30/8. Số còn lại đang chờ kết quả.
“Bệnh nhân 1040″, 55 tuổi, trú thôn Thạch Bồ, xã Hoà Phong, được chuyển từ Bệnh viện Đà Nẵng sang Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện 199 ngày 13/8 với tiền sử hội chứng Guillain barre, đái đường type 2, suy kiệt, yếu tứ chi, phụ thuộc máy thở.
Nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân mắc Covid-19 tại khoa hồi sức. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ngày 14/8, Bệnh viện 199 xét nghiệm nCoV cho “bệnh nhân 1040″ và có kết quả âm tính. Những ngày sau đó, bệnh tình của ông chuyển nặng, cơ thể suy kiệt. Đến 27/8, nhân viên Bệnh viện 199 lấy xét nghiệm nCoV lần hai. 22h cùng ngày, bệnh nhân diễn tiến bệnh rất nặng. Bệnh viện lấy mẫu xét nghiệm lần 4 và cho ông xuất viện theo nguyện vọng của người nhà.
Đến 23h55 ngày 27/8, ông tử vong. Ngày hôm sau, gia đình đang tổ chức tang lễ thì Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng thông báo kết quả xét nghiệm của ông dương tính với nCoV. Đám tang phải tạm dừng. Thi thể “bệnh nhân 1040″ được hoả táng theo quy định. 98 người tham gia đám tang phải cách ly.
Lý giải việc cho bệnh nhân xuất viện trước khi có kết quả xét nghiệm, dẫn đến việc phải xử lý thi thể người mắc Covid-19 ở cộng đồng và nhiều người phải cách ly, lãnh đạo Bệnh viện 199 cho biết trước khi nhận bệnh nhân chuyển viện, Bệnh viện Đà Nẵng từng xét nghiệm hai lần và đều có kết quả âm tính.
Do thời điểm bệnh nhân được lấy mẫu lần 4 trước khi cho xuất viện, Bệnh viện 199 (được cấp phép xét nghiệm nCoV) đang vận hành máy xét nghiệm cho các bệnh nhân khác, nên ngày 28/8 gửi mẫu sang CDC Đà Nẵng hỗ trợ xét nghiệm, dẫn đến khi bệnh nhân qua đời thì mới có kết quả dương tính với nCoV.
Sở Y tế Đà Nẵng đánh giá đây là “một sự cố đáng tiếc” khi tình hình dịch bệnh ở Đà Nẵng đã dần được kiểm soát và nhiều ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Những người thuộc diện F1 sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính vẫn tiếp tục được cách ly 14 ngày và xét nghiệm lại.
“Sau hơn một tháng thành phố thành tâm dịch, nhiều người dân đã ý thức trong việc sát khuẩn tay, đeo khẩu trang khi tiếp xúc, nhờ đó đã giúp giảm thiểu được tình trạng lây nhiễm nCoV trong nhóm những người diện F1, F2″, bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng nói.
Từ 24/7 đến 31/8, Bộ Y tế công bố tại Đà Nẵng ghi nhận 389 người mắc Covid-19. Trong hôm nay, thành phố không có ca nhiễm mới. Hiện tại, các bệnh viện ở Đà Nẵng đang điều trị cho 130 bệnh nhân, 215 người đã xuất viện, 30 người tử vong ghi nhận tại Đà Nẵng.
Từ 0h đêm nay, cách ly 6 quận của Đà Nẵng
TP Đà Nẵng thực hiện cách ly xã hội từ 0h ngày 28/7 ở 6 quận, gồm: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu.
Ông Lê Trung Chinh, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết từ 0h ngày 28/7, địa phương này thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng.
Thời gian cách ly xã hội là 15 ngày, tại các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu. Riêng huyện Hòa Vang vẫn thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị số 19 của Thủ tướng.
Người dân ở nhà
Sau chỉ đạo của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ sáng 27/7, UBND TP Đà Nẵng đã yêu cầu lãnh đạo các quận thực hiện nghiêm việc cách ly giữa các gia đình, tổ dân phố, phường, quận. Những người ở phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Từ 0h ngày 28/7, người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu.
Người dân ở 6 quận của TP Đà nẵng chỉ ra đường khi cần thiết. Ảnh minh họa: Đoàn Nguyên.
Khi ra đường, mọi người phải giữ khoảng cách tối thiểu 2 m lúc giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và nơi công cộng.
Liên quan đến các hoạt động vận tải, TP Đà Nẵng yêu cầu Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo các đơn vị liên quan tạm dừng hoạt động vận tải hành khách tuyến cố định qua các bến xe khách.
Riêng các hoạt động kinh doanh taxi, xe hợp đồng, du lịch và các phương tiện vận tải thủy nội trên địa bàn thì dừng hoạt động hoàn toàn trong 15 ngày.
Các dịch vụ thiết yếu được mở cửa
Trong 15 ngày tới, Đà Nẵng chỉ cho phép các cơ sở khám chữa bệnh; bán thuốc và vật tư y tế; ngân hàng; bưu chính viễn thông; công chứng; cấp điện, nước; nhà máy, cơ sở sản xuất được hoạt động.
Đối với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tạp hoá, cửa hàng tiện lợi chỉ được bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm.
Đà Nẵng tạm dừng hoạt động kinh doanh vận tải. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Ngoài ra, UBND TP Đà Nẵng cũng cho phép các đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp, các bếp ăn tập thể hoạt động, nhưng phải đảm bảo các điều kiện về công tác phòng, chống dịch và an toàn thực phẩm.
Các cửa hàng ăn uống chỉ được bán qua mạng hoặc bán mang đi, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch.
Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng yêu cầu người dân tại 6 quận nêu trên tự giác chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch, tích cực khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình.
Phong tỏa 3 bệnh viện
Đến chiều 27/7, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 công bố thêm 11 bệnh nhân mắc Covid-19 ở Đà Nẵng, nâng số ca ghi nhận tại địa phương này lên 14.
Đà Nẵng phong tỏa 3 bệnh viện lớn. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Trước khi phát hiện mắc Covid-19, các bệnh nhân đang điều trị, làm việc hoặc từng đến Bệnh viện C, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng. Do đó, để đảm bảo an toàn cho tất cả người dân, UBND TP Đà Nẵng đã quyết định phong tỏa 3 đơn vị này.
Các tuyến đường nội thành cũng bị phong tỏa, gồm: Quang Trung (từ nút giao Nguyễn Thị Minh Khai - Quang Trung tới nút Đống Đa - Quang Trung); Hải Phòng (từ nút giao Hải Phòng - Nguyễn Thị Minh Khai tới nút Hải Phòng - Ông Ích Khiêm); Ông Ích Khiêm (nút Ông Ích Khiêm - Hải Phòng đến nút Ông Ích Khiêm - Đống Đa) và đường Nguyễn Thị Minh Khai (từ nút giao Quang Trung - Nguyễn Thị Minh Khai tới nút Nguyễn Thị Minh Khai - Hải Phòng). Thời gian phong tỏa các tuyến đường này từ 0h ngày 28/7 cho đến khi có thông báo mới.
Quân đội khử trùng 2 bệnh viện ở Đà Nẵng Khuya 26/7, Quân khu 5 điều động xe đặc chủng cùng hơn 100 chiến sĩ của Tiểu đoàn hóa học phun hóa chất khử trùng Bệnh viện C và Bệnh viện Đà Nẵng.
Trao 14 tấn gạo hỗ trợ người gặp khó khăn trong dịch Covid-19 Ngày 23-4, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) tổ chức trao 14 tấn gạo hỗ trợ các hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid -19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Lãnh đạo EVNCPC trao gạo cho người dân. Số gạo trị giá hơn 200 triệu đồng được EVNCPC trích từ Quỹ tương trợ...