14 năm không khám phụ khoa, phát hiện u xơ tử cung nặng gần 2 kg
Sau khi sinh con thứ hai cách đây 14 năm, chị Hà không đi khám phụ khoa, bụng to dần lên nhưng nghĩ do tăng cân. Qua kiểm tra, các bác sĩ phát hiện khối u xơ tử cung nặng gần 2 kg.
Ngày 31/12/2018, các bác sĩ khoa Sản, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) đã tiến hành phẫu thuật thành công khối u xơ tử cung nặng gần 2 kg cho nữ bệnh nhân Nguyễn Thị Hà (38 tuổi).
Bệnh nhân cho biết sau khi sinh con thứ hai, cách đây 14 năm, chị chưa từng đi khám phụ khoa. Một tháng gần đây, chị có biểu hiện rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, đau tức bụng hạ vị kèm theo kích thước bụng to lên như phụ nữ mang thai.
Qua thăm khám lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng cho thấy hình ảnh khối u xơ tử cung có kích thước khoảng 18 cm x 20 cm, tử cung to tương đương có thai 5 tháng.
Khối u xơ sau khi được cắt từ tử cung bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Khối u xơ tử cung lớn gây chèn ép thần kinh, bàng quang, trực tràng của bệnh nhân. Nếu không được phát hiện và phẫu thuật sớm, người phụ nữ này có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu, xuất huyết, ung thư hóa.
Video đang HOT
Sau 2 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã tiến hành cắt toàn bộ khối u xơ tử cung cho bệnh nhân an toàn. Chị Hà được chuyển khoa Hồi sức cấp cứu theo dõi sát sau phẫu thuật.
U xơ tử cung là khối u lành tính nhưng sẽ gây nguy hiểm đến bệnh nhân nếu như không phát hiện kịp thời và điều trị sớm, đặc biệt với phụ nữ mang thai. Do chủ quan, nhiều chị em không có thói quen kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ nên thường phát hiện muộn, gây khó khăn trong quá trình điều trị và dễ xảy ra các biến chứng.
*Tên bệnh nhân đã được thay đổi
Theo Zing
Mang thai 32 tuần bị ra máu bất thường, thai phụ đi khám phát hiện mắc bệnh nguy hiểm
Khi đang mang thai ở tuần 32, thai phụ bị ra máu bất thường, sợ động thai, nhưng khi thăm khám bác sĩ phát hiện thai phụ bị ung thư cổ tử cung.
ThS.BS Nguyễn Thị Minh Thanh, Phó Trưởng Khoa khám chuyên sâu sản phụ khoa và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, trường hợp thai phụ này được 32 tuần thai, đến bệnh viện khám vì thấy ra máu bất thường, sợ động thai nhưng khi khám, các bác sĩ không phát hiện nguy cơ nào từ thai nhi. Thai phụ rất ái ngại khi bác sĩ muốn thăm khám phụ khoa, do lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi.
Đúng như nghi ngờ, khi khám bác sĩ phát hiện cổ tử cung của bệnh nhân có tổ chức sùi, bấm sinh thiết và cho kết quả ung thư cổ tử cung giai đoạn 2. Bệnh nhân được chỉ định chờ thai đến 34 tuần bác sĩ chủ động mổ lấy thai và can thiệp chữa trị ung thư cổ tử cung cho thai phụ.
Trong thời kỳ mang thai chị em cũng cần thăm khám phụ khoa để phát hiện và điều trị sớm các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Ảnh minh họa
Điều nguy hiểm là chị em thường nghĩ 40 - 50 tuổi mới có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Trên thực tế, mọi phụ nữ đều có nguy cơ khi họ bắt đầu có quan hệ giao hợp. Đây là căn bệnh phổ biến thứ hai ở phụ nữ Việt độ tuổi 15 - 44.
Mới đây, bệnh viện cũng tiếp nhận một bệnh nhân nữ rất trẻ, mới 23 tuổi (ở Quốc Oai, Hà Nội) bị nhiễm vi rút HPV tuýp 16 và đã có tổn thương biểu mô vảy mức độ cao.
Bệnh nhân nữ còn rất trẻ, mắc bệnh ở giai đoạn đầu, chuẩn bị cưới, chưa có con nên các bác sĩ đã phải cân nhắc khi điều trị cho bệnh nhân, để sau này bệnh nhân vẫn có thể mang thai.
May mắn là cô gái này mắc bệnh ở giai đoạn đầu, nên sau khi được xử lý tổn thương tại chỗ, cắt cổ tử cung, sau ba tháng bệnh nhân đã mang thai. Ngay khi có thai, bác sĩ đã phải khâu cổ tử cung để phòng nguy cơ sẩy thai cho bệnh nhân.
Tạo thói quen đi khám sức khỏe sản phụ khoa định kỳ giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Theo bác sĩ Thanh, có một thực tế đáng buồn là rất nhiều chị em ngại đi thăm khám phụ khoa. Họ chỉ đến viện khi đã bắt đầu có dấu hiệu như ra máu khi quan hệ giao hợp, khi bị mắc bệnh lý viêm đường sinh dục dẫn đến khí hư nhiều, rong kinh... rồi "tiện thể" khám khi bác sĩ tư vấn.
Chị em không biết rằng, nếu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm, khu trú tại chỗ tỷ lệ điều trị thành công 93%. Tuy nhiên, khi ung thư phát hiện ở giai đoạn trễ thì tỷ lệ trị khỏi chỉ 15%.
Hơn nữa, các dấu hiệu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm rất mơ hồ, hầu như không có biểu hiện. Do đó, các chị em cần tạo thói quen đi khám sức khỏe sản phụ khoa định kỳ hằng năm và làm xét nghiệm tìm tế bào cổ tử cung (xét nghiệm PAP).
Ngoài ra, bệnh ung thư cổ tử cung đã có thể phòng ngừa với vắc-xin phòng cả bốn tuýp nguy cơ của vi rút HPV dành cho phụ nữ từ 9 - 26 tuổi. Vì vậy, trẻ em gái từ khi chưa có quan hệ giao hợp, bắt đầu tròn 9 tuổi đã có thể tiêm để phòng nguy cơ.
Hiện nhiều chị em có suy nghĩ sai lầm rằng đã quan hệ giao hợp, hoặc đã nhiễm vi rút HPV không cần tiêm vaccine nữa. Thực tế, vi rút HPV có nhiều chủng nên việc tiêm vaccine vẫn rất cần thiết để bảo vệ chúng ta khỏi các chủng HPV khác.
Theo giadinhmoi
Cụ bà 101 tuổi mang khối u to như bụng bầu 6 tháng Khối u buồng trứng lớn xuất huyết khiến cụ bà ở Quảng Ninh đau tức bụng dữ dội. Cụ bà đã được bác sĩ phát hiện có khối u lúc u còn nhỏ, cụ lại tuổi cao sức yếu nên không phẫu thuật. Khoảng một tuần nay, bụng dưới trướng to bất thường, đau tức dữ dội nên cụ được đưa đến Bệnh...