14 mẹo giúp bệnh nhân ung thư tự chăm sóc bản thân
Bệnh nhân ung thư cần ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, thư giãn… để có quá trình điều trị và hồi phục hiệu quả.
Ăn uống lành mạnh
Trái cây, rau, protein nạc và ngũ cốc cung cấp cho bệnh nhân ung thư nhiều năng lượnghơn so với đồ ăn vặt. Chúng cũng có thể giúp giảm thiểu tác dụng phụ trong điều trị, duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Nạp một lượng vừa phải thực phẩm tốt còn có thể thúc đẩy quá trình phục hồi sau điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư phải chú trọng đến hệ miễn dịch, cẩn thận với thực phẩm thô, luôn rửa trái cây, rau, tránh mầm cỏ linh lăng và ưu tiên sử dụng với các sản phẩm thanh trùng.
Đồ ăn lành mạnh có thể giúp giảm thiểu tác dụng phụ trong điều trị, duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Ảnh: Everday Health
Uống nhiều nước
Khi cơ thể thiếu nước, các tế bào sẽ hoạt động khó khăn hơn. Do đó, bệnh nhân ung thư nên uống khoảng tám ly nước 200ml mỗi ngày để giúp cơ thể cân bằng các khoáng chất. Người bệnh có thể cần nhiều nước hơn để giúp chống lại các tác dụng phụ khiến cơ thể kiệt sức như nôn mửa, tiêu chảy…
Vận động
Vận động giúp nâng cao tinh thần và sức khỏe. Nếu bệnh nhân mới tập thể dục, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu. Phần lớn bệnh nhân ung thư nên bắt đầu tập với cường độ thấp, khoảng 30 phút mỗi ngày, sau đó, tăng dần theo thể trạng.
Tập luyện thường xuyên không chỉ làm cho người bệnh cảm thấy tốt hơn mà còn có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư quay trở lại.
Vận động giúp nâng cao tinh thần và sức khỏe. Ảnh: Pinterest
Dành thời gian nghỉ ngơi
Hoạt động thể chất việc rất quan trọng với bệnh nhân ung thư nhưng cũng không nên tập luyện quá sức. Hãy lắng nghe cơ thể, khi cảm thấy mệt mỏi, người bệnh nên đi nghỉ ngơi, sử dụng năng lượng một cách hợp lý.
Mẹo hữu ích để cân bằng hai việc này là viết ra danh sách các việc cần làm theo thời gian và thực hiện chún.
Sẵn sàng thích nghi với tác dụng phụ
Khi sống với ung thư, kiến thức là sức mạnh, vì vậy, bệnh nhân nên đọc về các tác dụng phụ điển hình có thể xảy ra trong và sau điều trị. Điều đó có thể mang lại cho người bệnh cảm giác kiểm soát được những gì sắp xảy ra với cơ thể, sẵn sàng thích nghi.
Video đang HOT
Chia sẻ cảm xúc
Người bệnh nên trò chuyện cởi mở với gia đình, bạn bè, cố vấn tâm lý… về những gì mình cảm thấy. Việc này có thể giúp bệnh nhân quản lý cảm xúc tốt hơn, ngăn chặn các triệu chứng tinh thần thường xảy ra song song với chẩn đoán ung thư.
Thả lỏng tinh thần
Giảm thiểu căng thẳng là điều bệnh nhân ung thư nào cũng cần làm. Càng ít lo lắng, cơ thể càng chiến đấu với căn bệnh tốt hơn. Có rất nhiều biện pháp để thư giãn, thả lỏng tinh thần như học thiền, kỹ thuật thư giãn, thái cực quyền hay liệu pháp mùi hương.
Mát-xa giúp bệnh nhân giảm đau và căng thẳng. Ảnh: Alamy Stock Photo
Đi mát-xa
Xoa bóp cơ bắp đau có thể giúp bệnh nhân giảm đau và căng thẳng. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, cần trao đổi trước với bác sĩ trước tiên bởi mát-xa không thể áp dụng với tất cả mọi người. Sau đó, tìm đến một nhà trị liệu mát-xa được cấp phép để thực hiện phương pháp này.
Thử châm cứu
Đây là phương pháp điều trị truyền thống của Trung Quốc có từ hàng nghìn năm trước. Nhà trị liệu sẽ dính kim mỏng vào các điểm cụ thể trên da để giúp giảm triệu chứng buồn nôn và đau đớn liên quan đến ung thư. Tuy nhiên, phải cẩn thận nếu người bệnh dùng thuốc làm loãng máu hoặc có lượng máu thấp.
Thêm hương liệu
Một số mùi hương có thể làm dịu dạ dày của bệnh nhân ung thư. Biện pháp này có thể thực hiện bằng cách thả tinh dầu có mùi thơm vào nước tắm hoặc khuếch tán chúng vào không khí trong nhà.
Một số nhà trị liệu xoa bóp cũng sử dụng dầu thơm như một phần của liệu pháp để giúp bệnh nhân giảm đau, căng thẳng…
Đối mặt với tình hình tài chính
Đa phần chi phí điều trị và chăm sóc ung thư đều rất cao. Do đó, bệnh nhân cần tìm hiểu càng nhiều càng tốt trước khi bắt đầu điều trị để dự tính tài chính. Người bệnh và gia đình có thể tìm một cố vấn để tìm ra các lựa chọn tối ưu và lập kế hoạch khoa học.
Nghe nhạc
Âm nhạc có thể nâng cao tâm trạng của bệnh nhân. Các nhà trị liệu âm nhạc được đào tạo có thể hướng dẫn người bệnh nghe các bài hát, viết lời, chơi một nhạc cụ… giúp kiểm soát trình trạng buồn nôn, nôn và đau đớn.
Giấc ngủ tốt đóng một vai trò rất lớn với sức khỏe thể chất và tinh thần của bệnh nhân nhưng ung thư khiến cho họ gặp nhiều khó khăn trong việc này. Vì vậy, bệnh nhân ung thư có thể thử các kỹ thuật thư giãn, tập thói quen ngủ, trị liệu hoặc thậm chí là dùng thuốc.
Mát-xa giúp bệnh nhân giảm đau và căng thẳng. Ảnh: Alamy Stock Photo
Tham gia cộng đồng hỗ trợ
Các nhóm hỗ trợ ung thư có thể giúp người bệnh giảm lo lắng và trầm cảm trước các chẩn đoán về bệnh. Dù là gặp trực tuyến hoặc trực tiếp, việc làm quen với người đồng cảnh sẽ giúp người bệnh có một nơi an toàn để chia sẻ căng thẳng và không còn cảm thấy cô đơn.
Nhật Lệ
Chuyên gia ung bướu: Những quan niệm sai lầm về ung thư khiến bệnh nhân phải trả giá đắt
27 năm làm tại bệnh viện ung bướu, tôi chứng kiến nhiều bệnh nhân đã sống khoẻ sau 5, 10 năm nhưng không ít người phát hiện bệnh sớm nhưng sai lầm trong điều trị đã phải trả giá.
Những sai lầm của bệnh nhân ung thư
Điều tôi nghiệm ra, nếu những bệnh nhân đến giai đoạn sớm và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, bệnh nhân sẽ hết bệnh, hoặc nếu không khỏi bệnh cũng kéo dài thời gian sống mà không phải đau đớn, bi thảm cuối đời.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao trên thế giới. Hàng năm, số lượng người mới mắc các căn bệnh ung thư không ngừng tăng lên, và trong số này tử vong.
Câu chuyện đau lòng mà tôi thường xuyên gặp trong quá trình điều trị ung thư tại BV Ung bướu TP.HCM, nhiều bệnh nhân giai đoạn rất sớm nếu mổ sẽ được chữa khỏi hoàn toàn, chuẩn bị phẫu thuật, bệnh nhân bỏ hay xin xuất viện vì rất nhiều lý do: sợ mổ, sợ đụng dao kéo vào sẽ làm bệnh lan nhanh hơn..
Sau đó bệnh nhân nghe lời truyền miệng đi điều trị thuốc nam, thuốc bắc, thuốc gia truyền, dùng lá cây và nhiều cách phản khoa học khác.
BS Nguyễn Văn Tiến
Sau một thời gian ngắn, bệnh nhân quay lại bệnh viện với tình trạng bệnh trầm trọng hơn, đau đớn vật vã, khó thở, không đi tiêu tiểu được, bụng chướng không ăn uống được, không còn khả năng điều trị triệt để và thậm chí tử vong khi vừa đến bệnh viện .
Không chỉ có vậy, rất nhiều bệnh nhân ung thư còn gặp phải sai lầm khi chữa trị căn bệnh này như: nhịn đói, uống nước hoa quả... nhằm mục đích để tế bào ung thư chết đi. Đây là sai lầm trầm trọng khiến bệnh nhân nhanh chóng suy kiệt, suy mòn do ung thư và do suy dinh dưỡng.
Những quan niệm sai lầm về bệnh ung thư như: bệnh nhân mắc ung thư càng đụng "dao kéo càng nhanh chết, ung thư là bản án tử hình, trải qua điều trị ung thư có nghĩa là không thể sống và làm việc bình thường lại được. Nhiều bệnh nhân cho rằng, tất cả các liệu pháp điều trị ung thư đều đau đớn hay bệnh ung thư có tính lây lan.
Người bị bệnh ung thư không nên ăn đường, không nên bồi dưỡng dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vì làm thế là nuôi bướu, nuôi tế bào ung thư, dùng siêu thực phẩm có thể chữa khỏi ung thư... tất cả đều là sai lầm.
BS Tiến trước khi vào ca mổ cho bệnh nhân ung thư.
Trong khi đó, thực tế, hiện có khoảng 30 - 40% bệnh nhân ung thư được chẩn đoán đúng và điều trị sớm, còn lại hầu hết bệnh nhân ở giai đoạn muộn, di căn và biến chứng. Do đó, việc điều trị gặp nhiều khó khăn, thời gian điều trị kéo dài, giảm hiệu quả điều trị bệnh, mà chi phí điều trị tăng cao và kéo dài kèm với tỷ lệ tái phát và tử vong cao.
Một thực trạng đáng buồn là khi biết mình bị ung thư, bệnh nhân lại không tuân thủ chỉ dẫn điều trị của bác sĩ mặc dù bệnh còn ở giai đoạn điều trị được. Lúc này người bệnh rất lo lắng hoang mang, đây là cơ hội cho những cám dỗ, lừa lọc của những phương pháp điều trị không đúng, không có cơ sở khoa học (thầy lang, thầy cúng , thầy bùa, thuốc nam bắc không rõ loại..).
Đến khi bệnh không hết mà ngày càng nặng thêm, lúc này bệnh nhân mới quay lại bệnh viện đã quá muộn, không còn khả năng điều trị khỏi, phải sống trong đau đớn, bi thảm, tiền mất tật mang và tử vong.
Công tác 27 năm tại BV Ung bướu TP.HCM, bao nhiêu thời gian đó tôi nhận được nhiều kinh nghiệm điều trị cho bệnh nhân ung thư và cũng đã chứng kiến rất nhiều bệnh nhân đến đây điều trị. Tôi khẳng định, nhiều bệnh nhân hiện giờ vẫn khỏe mạnh vẫn tái khám thường xuyên và không bị tái phát. Họ kéo dài thời gian sống trên 5 năm đến trên 10 năm với chất lượng cuộc sống không quá tồi tệ...
Và cũng có nhiều bệnh nhân chúng tôi không thể điều trị vì đến quá muộn, quá nặng (do bỏ điều trị, do điều trị không đúng...). Chắc chắn, nếu không tuân thủ hướng dẫn và điều trị đúng cách của bác sĩ, hậu quả rất nghiêm trọng và sẽ hối tiếc về sau! Có những sai lầm con người có thể sửa được hay làm lại từ đầu. Nhưng sai lầm trong điều trị ung thư, trả giá rất đắt và nghiêm trọng: Đó là mạng sống của chính mình!
Thật là đau lòng khi chứng kiến không ít trường hợp thương tâm vì quyết định sai lầm của người bệnh đã mất đi cơ hội khỏi bệnh hay ít nhất cũng có thể kéo dài thời gian sống còn mà không đau đớn bi thảm.
Điều trị ung thư hiện nay phát triển rất mạnh với nhiều phương pháp điều trị hiện đại có thể chữa lành bệnh. Điều trị ung thư chính thống là điều trị đa mô thức, nghĩa là phải phối hợp một cách nhuần nhuyễn các vũ khí điều trị: Phẫu trị - Hóa trị - Xạ trị - Miễn dịch liệu pháp - Hormon - Thuốc nhắm trúng đích...
Các biện pháp điều trị khác như liệu pháp dinh dưỡng, sản phẩm bổ sung... chỉ mang tính hỗ trợ.
Hầu hết ung thư đều chữa được
Là bệnh nguy hiểm nhưng 1/3 loại ung thư có thể phòng ngừa, 1/3 chữa khỏi hoàn toàn (ở giai đoạn sớm), 1/3 kéo dài cuộc sống (giai đoạn muộn).
Thứ nhất, nếu bị ung thư, bệnh nhân nên đến cơ sở chuyên sâu về điều trị ung thư để được hưởng những kỹ thuật điều trị ung thư hiện đại nhất trên thế giới
Thứ hai, sau khi điều trị xong và được cho xuất viện về để theo dõi, lúc này bệnh nhân phải đi tái khám theo dõi đều đặn. Thời điểm này, nếu bệnh nhân muốn uống thuốc nam, thuốc bắc (chẳng hạn lá cây đu đủ, u, máu rắn,...) cần phải được tư vấn của bác sĩ, hay đến những cơ sở đông dược, y học cổ truyền... nhưng phải coi chừng Gan, Thận có thể hư bất cứ lúc nào.
Phải có chế độ sinh hoạt điều độ, lành mạnh, đúng cách cho bản thân:
Thứ ba, tinh thần là quan trọng nhất. Lạc quan sẽ là phương thuốc nhiệm màu làm tăng miễn dịch chống lại tế bào ung thư. Nằm liệt giường than khóc có giúp mình được vì không? Vì vậy, hãy quên căn bệnh đi, vui sống và sinh hoạt bình thường với gia đình và xã hội.
Bệnh nhân nên tham gia hội hè, đoàn đội, câu lạc bộ của những người bị ung thư cùng chia sẻ kinh nghiệm sống và điều trị (hiện tại có rất nhiều câu lạc bộ của những người bị ung thư như: câu lạc bộ ung thư vú, câu lạc bộ người bị ung thư phụ khoa...) và sinh hoạt dưỡng sinh, du lịch...
Thứ tư, chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý tùy theo tuổi và tùy theo bệnh: đi bộ, chạy xe đạp, dưỡng sinh, yoga, hay chơi môn thể thao nào đó phù hợp với mình.
Thứ năm, chế độ ăn uống phù hợp không kiêng cử thái quá, ăn đủ chất và nhiều dinh dưỡng ngũ cốc, rau quả...
BS Nguyễn Văn Tiến (BV Ung bướu TP.HCM)
Bệnh nhân ung thư có nên ngưng điều trị vì dịch bệnh COVID-19? Những bệnh nhân ung thư thường phải điều trị bệnh theo một quá trình kéo dài. Tuy nhiên, do dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, nhiều người bệnh lo ngại khi đến các cơ sở y tế (nơi nơi đông người) để khám, điều trị. Việc này có nên hay không và việc tạm ngưng điều trị có ảnh...