13.000 hành khách bị ảnh hưởng do hãng hàng không Pháp phá sản
Kế hoạch đi lại của hơn 13.000 hành khách, chủ yếu là khách đã đặt trước vé cho các chuyến bay đến và đi từ Algeria, vẫn đang bị ảnh hưởng sau khi hãng hàng không lớn thứ hai của Pháp Aigle Azur đệ đơn xin phá sản.
Máy bay của hãng Aigle Azur cất cánh tại Saint-Louis, miền Đông nước Pháp ngày 19/6/2013. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới ngày 9/9, Quốc vụ khanh phụ trách giao thông Pháp Jean-Baptiste Djebbari cho biết trong số 19.000 hành khách gặp khó khăn về đi lại trong giai đoạn khủng hoảng cao điểm của Aigle Azur, hiện vẫn còn 13.000 người chưa thể đáp các chuyến bay về nước.
Những người bị ảnh hưởng bao gồm 11.000 hành khách đã đặt các chuyến bay đến và đi từ Algeria và 600 hành khách đặt các chuyến bay đến Mali, cũng như các điểm đến khác như Nga và Liban.
Theo ông Djebbari, hãng hàng không Aigle Azur sẽ có thể vượt qua thời khắc khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng trước cuối tuần này. Ít nhất 50% số hành khách bị ảnh hưởng sẽ được lên máy bay về nước.
Video đang HOT
Cuối tuần qua, hãng hàng không Air France của Pháp đã thuê 4 chuyến bay đặc biệt để hỗ trợ những hành khách đã đặt vé cho các chuyến bay đến và đi từ Algeria. Các chuyến bay này khi tới Algeria thừa tới 75% số chỗ, nhưng khi trở về Pháp đã kín chỗ.
Trước đó, ngày 5/9, Aigle Azur thông báo ngừng một số tuyến bay và ngừng hoàn toàn việc bán vé mới từ ngày 10/9, sau khi đệ đơn xin phá sản và bắt đầu phải chịu sự quản lý tài sản từ tuần này.
Hãng hàng không Aigle Azur sử dụng 1.150 nhân viên, trong đó khoảng 350 người làm việc tại Algeria. Các chuyến bay đi và đến Algeria chiếm 50% hoạt động khai thác của hãng hàng không của Pháp này.
Công ty thông báo đã vận chuyển khoảng 1,9 triệu lượt hành khách và đạt doanh thu 300 triệu euro (329 triệu USD) vào năm ngoái. Mặc dù vậy, ban lãnh đạo công ty cho biết Aigle Azur đã ghi nhận thua lỗ kể từ năm 2012. Tháng trước, Aigle Azur công bố kế hoạch bán các chuyến bay đi và đến Bồ Đào Nha cho đối thủ là hãng hàng không giá rẻ Vueling.
Theo Thùy An (TTXVN)
Pháp đã mất hết kiên nhẫn với Anh về Brexit
Trong bối cảnh hạn chót Brexit đang đến gần, Pháp dường như không sẵn sàng kéo dài thời hạn Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).
Người biểu tình chuẩn bị cho phong trào chống Brexit ở Anh. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin RT, Pháp rõ ràng sẽ nói "Không" nếu Anh tìm cách trì hoãn việc rời khỏi EU thêm 3 tháng nữa sau hạn chót 31/10.
Cảnh báo trên được đưa ra vài ngày say khi Hạ viện Anh thông qua một dư luât nhăm ngăn chăn kịch bản Brexit không thoa thuân vao cuôi thang 10 băng cach buôc Thu tương Boris Johnson phai tim cach tri hoan kê hoach Brexit.
Dư luât se buôc Thu tương Johnson phai đê nghi EU gia han tư cach thanh viên cua Anh tại Liên minh châu Âu (EU) thêm 3 thang - tưc la đên ngay 31/1/2020 - nêu Hạ viện Anh hoặc không thông qua đươc môt thoa thuân Brexit hoăc đông y rơi EU không thoa thuân vao ngay 19/10.
Trước kịch bản trên, Ngoại trưởng Pháp Jean Yves le Drian khẳng định: "Trong trường hợp hiện nay, thì câu trả lời là không. Chúng ta không thể cứ như này 3 tháng một". "Tình trạng hỗn loạn trong nền chính trị Anh đang diễn ra hết sức lo ngại. London cần rõ ràng hơn về chiến thuật Brexit trong tương lai. Người Anh phải nói với chúng tôi họ muốn gì", hãng tin AFP trích dẫn lời Ngoại trưởng le Drian.
Trước đó, nhà lãnh đạo ngoại giao này dự đoán một Brexit không thỏa thuận là "viễn cảnh có khả năng xảy ra nhất", cảnh báo sẽ có những thách thức không thể tránh khỏi Anh phải đối mặt khi rời khỏi EU theo cách này.
Trong một diễn biến liên quan, Thủ tướng Anh Johnson đã loại trừ bất kỳ khả năng nào yêu cầu trì hoãn Brexit. Bộ trưởng Tài chính Anh Sajid Javid ngày 8/9 cho biết Thủ tướng Johnson sẽ không đề nghị trì hoãn Brexit tại Hội nghị thượng đỉnh EU vào tháng tới mà thay vào đó sẽ hối thúc để đảm bảo một thỏa thuận cho việc rời khỏi khối một cách suôn sẻ.
Phát biểu trong chương trình Andrew Marr của đài BBC, ông Javid cho hay: "Trước hết, Thủ tướng sẽ tới cuộc họp hội đồng vào ngày 18 và 19 (tháng 10), ông ấy sẽ cố gắng đạt một thỏa thuận. Ông ấy chắc chắn sẽ không đề nghị gia hạn trong cuộc họp này".
Tuần trước, nhà lãnh đạo đảng Bảo thủ đã liên tiếp nhận những đòn giáng mạnh từ nghị sĩ phe đối lập và thậm chí cả trong nội bộ đảng khi các vòng bỏ phiếu liên quan đến Brexit và đề xuất tổng tuyển cở sớm diễn ra.
Cụ thể, Thủ tướng Johnson đã không đạt được đủ số phiếu cần thiết tại Hạ viện để tiến hành bầu cử trước thời hạn. 298 nghị sĩ đã bỏ phiếu ủng hộ bầu cử sớm trong khi 56 nghị sĩ bỏ phiếu chống. Tuy nhiên, ông Johnson cần ít nhất 434 phiếu ủng hộ để có thể tiến hành tổng tuyển cử sớm.
Không chỉ vậy, Hạ viện còn thông qua dư luât nhăm ngăn chăn kịch bản Brexit không thoa thuân vao cuôi thang 10. Chứng kiến thất bại liên tiếp, Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố ông "thà chết" chứ không trì hoãn kế hoạch Brexit.
Trong một diễn biến liên quan, em trai của Thủ tướng anh là Jo Johnson tuyên bố từ chức Quốc vụ khanh Bộ Kinh doanh. Ông Jo Johnson là người kiên quyết phản đối Brexit. Động thái này gây thêm một tổn thất mới đối với phe Bảo thủ cầm quyền sau khi phe này đã mất thế đa số tại Hạ viện.
Theo Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Iran "tố" châu Âu không tuân theo thỏa thuận hạt nhân Tuyên bố cho thấy tương lai của thỏa thuận hạt nhân Iran đang ngày càng u ám. Tehran mới cáo buộc các nước châu Âu tham gia ký kết đã không tuân thủ các nghĩa vụ theo thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5 1 (JCPOA) năm 2015, cảnh báo rằng nước này "sẽ không để bị lợi dụng". Giám đốc...