13 trẻ em bị bố mẹ lạm dụng và cuộc khủng hoảng trường học tại nhà ở Mỹ
Cảnh sát bang California, nước Mỹ đã phát hiện 13 trẻ em và thanh thiếu niên bị chính bố mẹ giam giữ trong điều kiện khủng khiếp, theo mô hình “ trường học tại nhà”.
Mô hình trường học tại nhà đang bộc lộ những mặt trái trong hệ thống giáo dục của Mỹ. Ảnh: NBC News
Vụ việc được phát hiện đã gây chấn động từ cuối tuần qua sau khi cảnh sát tìm thấy 12 trong số 13 đứa trẻ của nhà Turpin trong điều kiện bẩn thỉu, một số bị xích vào giường và bị bỏ đói. Hiện cha mẹ chúng đã bị bắt và có khả năng phải đối diện án tù trung thân.
Những hàng xóm và người quen của gia đình nói với báo giới rằng họ đang bị sốc bởi thông tin liên quan đến vụ lạm dụng xảy ra ngay gần nhà mà họ không hề hay biết. Vụ việc này một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng trẻ em bị bố mẹ ngược đãi ở “trường học tại gia” – mô hình giáo dục đang ngày càng phổ biến ở Mỹ.
Video đang HOT
Vợ chồng nhà Turpin đã bị bắt giữ vì lạm dụng, cầm tù chính 13 đứa con của mình. Ảnh: Huffington Post
Ông bà những đứa trẻ nói với Los Angeles Times rằng họ đã không gặp con cháu mình suốt nhiều năm qua, chỉ được thông báo rằng chúng được dạy học ngay ở nhà. Các hồ sơ công cũng xác nhận thông tin này. Người cha, David Turpin đã đăng ký mở trường học tại nhà, do chính ông ta làm hiệu trưởng. Trường có tên Sandcastle Day School, phục vụ học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12. Các hồ sơ của tiểu bang cho thấy trường học tại gia này tự nhận không dạy về tôn giáo, chia 6 học sinh thành 1 lớp nhỏ.
Ngoài việc đưa ra những thông tin cơ bản này cho nhà nước, cái gọi là trường học tại nhà không bắt buộc phải chứng minh nhiều điều kiện, yêu cầu khác.
Các bậc cha mẹ ở California, những người quyết định cho con cái họ học ở nhà có thể xin cấp phép hoạt động như một trường tư thục. Các phụ huynh này phải thông báo về quyết định của mình, cung cấp thông tin về địa chỉ nhà, thực tiễn tuyển sinh và các khóa học. Các trường phải dạy bằng tiếng Anh, bao gồm những ngành học bắt buộc trong trường công và lưu giữ hồ sơ theo các quy định của tiểu bang, nhưng không có cơ chế cụ thể để đảm bảo các yêu cầu được thi hành.
Các nhân viên trường tư thục thường phải trải qua kiểm tra lý lịch hình sự, nhưng cha mẹ dạy cho các thành viên trong gia đình được miễn luật này. Những bậc phụ huynh này không bắt buộc phải có chứng chỉ giảng dạy hoặc giáo dục cụ thể. Bên cạnh đó, học sinh tại các trường này không bắt buộc phải có đánh giá cụ thể hoặc trình bày về những tiến bộ trong học tập.
Rachel Coleman, giám đốc điều hành của Tổ chức Giáo dục Gia đình có Trách nhiệm, đã theo dõi các trường hợp lạm dụng trẻ em trong trường học tại nhà. Bà nói trường hợp này cho thấy loại lạm dụng có thể xảy ra khi trẻ em bị cô lập khỏi thế giới bên ngoài.
“Mặc dù có nhiều trường học tại nhà với những người khẳng định sẽ cung cấp một nền giáo dục xuất sắc, không có quy định rõ ràng trong các bộ luật để đảm bảo điều đó xảy ra. Vậy nên, một gia đình như thế này có thể cô lập hoàn toàn con cái của họ”, bà Coleman nói.
Nhóm của Coleman muốn các tiểu bang như California yêu cầu khám bác sĩ bắt buộc cho các học sinh học tại nhà, hoặc ít nhất là hình thức liên lạc để yêu cầu báo cáo các dấu hiệu lạm dụng.
Có những thuận lợi khi cho con cái học tại nhà. Một số nghiên cứu cho thấy học sinh được học tại nhà đạt điểm cao hơn trong các kỳ thi vào đại học so với các học sinh khác. Cũng chính xu hướng này khiến nhiều gia đình không còn muốn cho con đến trường. Ngoài ra, một lý do khác mà phụ huynh xem xét là học tại nhà cũng sẽ đảm bảo con họ không bị bắt nạt như khi đến trường công.
Năm 1999, khoảng 1,7% tất cả học sinh từ 5 đến 17 tuổi ở Mỹ được học tại nhà. Đến năm 2012, con số này đã tăng lên 3,4%, theo số liệu của Trung tâm Thống kê Quốc gia về Giáo dục
Theo ĐSPL
Hà Nội tăng cường quản lý phòng, chống cháy nổ trong trường học
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu Phòng GD&ĐT các quận, huyện và thị xã, các trường học trực thuộc về việc tăng cường quản lý phòng, chống cháy nổ trong trường học.
ảnh minh họa
Theo đó, đề nghị thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, lãnh đạo phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã phối hợp cùng các ngành tại địa phương tổ chức tuyên truyền đến cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh những quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Sở GD&ĐT nhấn mạnh tuyên truyền vận động học sinh giao nộp vũ khí, nhất là vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ đồng thời thông tin phát hiện những cơ sở thu gom vật liệu có nguy cơ cháy, nổ trong các khu dân cư, gần trường học ... với cơ quan chức năng, tham gia vận động người thân và gia đình hường ứng thực hiện.
Đồng thời, thường xuyên kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy, tổ chức tuyên truyền đến cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh các quy định của nhà nước về quản lý, sử dụng pháo nổ đặc biệt trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.
Theo Giaoducthoidai.vn
Nâng cao hơn nữa phẩm chất người thầy Từ năm 2006, Bộ GD&ĐT phát động cuộc vận động, phong trào "hai không" với 4 nội dung, trong đó có nội dung quan trọng". Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo". Có thể nói, nhờ có phong trào lớn này mà ý thức, đạo đức của đội ngũ cán bộ, giáo viên được nâng lên rõ rệt. ảnh minh họa...