13 thí sinh trượt kỳ thi năng lực tiếng Anh vì “công văn mật”
Sau khi hoàn thành kỳ thi với số điểm khá cao nhưng 13 thí sinh bất ngờ nhận được thông tin bị đánh rớt vì “ công văn mật” của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thí sinh bức xúc vì cách giải thích “công văn mật” của nhà trường. Ảnh: TL
Giữa tháng 11/2017, trường Đại học Ngọa ngữ – Đại học Huế tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh bậc 2/6 cho người lớn lấy tín chỉ A2.
Đến tháng 12 trường này công bố kết quả thi, trong đó có 13 thí sinh bị trượt mặc dù làm được bài.
Theo anh LHT., một trong số những thí sinh tham dự kỳ thi vừa rồi, sau khi hoàn thành bài thi anh được 73 điểm, trong đó môn nghe anh này được 12 điểm.
Sau khi nghe tin mình bị trượt, anh Thắng đã hỏi nhà trường thì được trả lời rằng bị trượt do điểm nghe của anh là “điểm chết”.
Theo quyết định 1481 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2016 về việc ban hành định dạng đánh giá năng lực tiếng Anh bậc 2 theo khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam thì với phần nghe không đề cập đến điểm chết.
Cụ thể, trong phần nghe các thí sinh sẽ kiểm tra các tiểu kỹ năng nghe khác nhau, có độ khó của bậc 2: nghe thông tin chi tiết, nghe hiểu thông tin chính, nghe hiểu giải thích.
Video đang HOT
Theo quyết định này thì trong phần nghe cả các phần thi khác hoàn toàn không có điểm chết.
Kết thúc kỳ thi, các thí sinh sẽ hoàn thành bài thi nếu tổng điểm đạt từ 65 điểm trở lên theo thang 100 điểm.
Như vậy, theo quyết định 1481 thì 13 thí sinh nói trên đủ điều kiện để hoàn thành kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh A2.
Sau khi hay tin bị trượt trong kỳ thi, các thí sinh đã đến phong Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục của trường để hỏi.
Tại đây, các thí sinh được giải đáp rằng nhà trường vừa nhận được “công văn mật” của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định “điểm chết” khiến 13 thí sinh bị trượt.
Ông Bảo Khâm – Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ xác nhận thông tin nói trên.
Ông Khâm cho hay “công văn mật” của Bộ Giáo dục và Đào tạo là quyết định 1482.
Theo nội dung, “công văn mật” này, nhằm phê duyệt tài liệu áp dụng định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Anh bậc 2/6.
Quyết định này cũng có quy định về “điểm chết” đối với các thí sinh. Trong đó kỷ năng nghe phải đạt 15 điểm.
Tuy vậy, trước khi kỳ thi được tổ chức các thí sinh lại không hề hay biết về cách tính điểm mới theo quyết định 1482, không hề biết về “điểm chết” trong kỳ thi vừa rồi.
Hiệu trưởng nhà trường cho hay, vì quyết định trên được lưu hành nội bộ, dùng để hướng dẫn chấm thi nên không lưu truyền trên mạng.
Được biết, Đại học Ngoại ngữ Huế không phải là trường duy nhất được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tổ chức kỳ thi năng lực tiếng Anh.
Nhiều trường khác cũng tổ chức kỳ thi này như: Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Hà Nội…
Tuy nhiên hiện các trường này lại không chấm điểm theo kiểu công văn lưu hành nội bộ như Đại học Ngoại ngữ Huế.
Đây không phải là lần đầu tiên các sinh viên ngoại ngữ không chuyên có ý kiến về cách thức đào tạo của trường Đại học Ngoại ngữ Huế.
Trước đó, B áo cũng đã có bài viết phản ánh về việc trường này thu tiền làm giấy xác nhận qua ngoại ngữ không chuyên mỗi sinh viên 50 nghìn đồng.
Sau đó, nhà trường phải trả lại số tiền thu không đúng quy định cho sinh viên.
Theo Giaoduc.net
Nhật Bản: Đổi mới kiểm tra tiếng Anh đầu vào đại học
Các kế hoạch mới của chính phủ nhằm cải cách hệ thống thi đầu vào đại học của Nhật Bản, yêu cầu thí sinh phải vượt qua kỳ thi tiếng Anh tiêu chuẩn hóa bắt đầu từ năm 2020, đã tạo ra những phản ứng khác nhau trong các cơ sở đại học, trong đó việc sử dụng các bài kiểm tra của tư nhân gây nhiều tranh cãi.
ảnh minh họa
Ông Tomohasa Iizuka thuộc bộ phận tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục cho biết, các bài thi mới kết hợp các kỹ năng nói và viết nhằm tạo một đội ngũ sinh viên có thể trao đổi lưu loát bằng tiếng Anh. "Nhật Bản cần các sinh viên có quan điểm toàn cầu và việc thành thạo Anh ngữ là một tiền đề quan trọng cho điều này", ông nói.
Trong khi đó, theo Bộ Giáo dục, trong khuôn khổ cuộc cải cách hệ thống tuyển sinh đại học quốc gia được công bố hồi tháng 6-2017, các công ty sát hạch tư nhân với kinh nghiệm trong việc thi vấn đáp và các kỹ năng viết có thể đảm nhiệm vai trò kiểm tra tiếng Anh. Một hệ thống hỗn hợp sẽ được thực hiện, đầu tiên thí sinh sẽ được kiểm tra nói và viết riêng, sau một hoặc hai tháng sẽ tham gia kỳ thi tuyển sinh quốc gia, thực hiện các bài kiểm tra kỹ năng nghe và đọc.
Koji Sugisaki, giáo sư ngôn ngữ học tại Đại học Kwansei Gakuin, Osaka, cho biết sự thành công của kỳ thi tiếng Anh đầu vào đại học sẽ phụ thuộc nhiều vào việc tăng cường giảng dạy tiếng Anh ở các trường trung học, và để đạt được điều này, chi phí cũng là một vấn đề được đặt ra.
Nếu thi tiếng Anh đánh giá 4 kỹ năng, đặc biệt là khả năng nói, theo quy định hiện nay thì kích cỡ lớp lý tưởng cho các trường trung học sẽ nhỏ hơn rất nhiều, cùng với sự hỗ trợ của một giáo viên bản ngữ cho mỗi lớp, điều này không dễ thực hiện.
Khoảng 10 bài kiểm tra Anh ngữ riêng đã được xác định để sử dụng trong kỳ tuyển sinh quốc gia, bao gồm TOEIC, EIKEN (bài kiểm tra trình độ Anh ngữ thực hành của Quỹ Eiken, Nhật Bản được chính phủ hỗ trợ) và các bài kiểm tra của Cambridge, Vương quốc Anh.
Vào đầu tháng 11-2017, Bộ Giáo dục công bố các quy tắc về tính hợp lệ đối với các công ty sát hạch tiếng Anh tư nhân, bao gồm việc đã từng tổ chức kiểm tra tại Nhật Bản ít nhất hai năm và có thể tổ chức thi nhiều lần ở tất cả các quận trên khắp nước Nhật, phù hợp với chương trình học.
Theo Giaoducthoidai.vn
Hàn Quốc xáo trộn trong kỳ thi đại học sinh tử Kỳ thi diễn ra chậm một tuần theo dự kiến do trận động đất mạnh thứ hai lịch sử Hàn Quốc. Hàn Quốc tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học vào hôm nay (23/11), chậm một tuần so với kế hoạch ban đầu do thiên tai. Trận động đất mạnh 5,4 độ xảy ra ngày 15/11 cách 9 km về phía bắc...