13 quốc gia có chất lượng giáo dục tốt nhất trên thế giới, bất ngờ trước vị trí của Việt Nam
Rất nhiều quốc gia coi giáo dục là trọng tâm chính trong chính sách phát triển của mình. Dưới đây là danh sách các quốc gia có chất lượng giáo dục được coi là tốt hàng đầu trên thế giới.
InterNations là mạng lưới lớn nhất thế giới dành cho những người sống và làm việc ở nước ngoài. Trong cuộc điều tra mới đây, Inter đã yêu cầu 14.300 người nước ngoài, đại diện cho 174 quốc tịch sống ở 191 quốc gia và vùng lãnh thổ, tham gia đánh giá 43 khía cạnh khác nhau của cuộc sống theo thang điểm từ 1-7.
Kết quả cho thấy, y tế, an ninh và chi phí sinh hoạt đóng vai trò quan trọng nhưng chất lượng giáo dục luôn được chú trọng hàng đầu bởi nó đem lại cho con cái họ sự khởi đầu tốt đẹp.
Dưới đây là danh sách 13 quốc gia có chất lượng giáo dục được cho là tốt nhất trên thế giới.
13. Cộng hòa Séc
Khoảng 74% các bậc cha mẹ người nước ngoài đồng ý rằng giáo dục ở Cộng hòa Séc là chất lượng.
12. Áo
Theo InterNations, chất lượng giáo dục ở Áo được 85% cha mẹ người nước ngoài đánh giá cao.
11. Ấn Độ
48% cha mẹ người nước ngoài cho rằng giáo dục ở Ấn Độ là đắt đỏ. Giáo dục ở đây có những tiêu chuẩn cao, kéo theo chi phí học tập cũng cao.
10. Australia
64% người nước ngoài cho rằng chi phí giáo dục ở Australia là hợp lý, so với 45% trên toàn cầu. Ngoài ra, 84% những người được khảo sát đánh giá cao chất lượng giáo dục tại đây.
Video đang HOT
9. Hà Lan
Chất lượng giáo dục của Hà Lan luôn được đánh giá cao bởi sự dạy dỗ và định hướng ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Hệ thống giáo dục của Hà Lan hiện đại và đảm bảo chất lượng trên toàn quốc.
8. Đài Loan
Đài Loan được xếp hạng là một trong những quốc gia tốt nhất cho người nước ngoài nói chung, và một phần đó là nhờ có nền giáo dục. Tuy nhiên, theo InterNations, chỉ có 3% cha mẹ người nước ngoài đồng ý rằng chi phí giáo dục Đài Loan là hợp lý.
7. Bỉ
Năm 2016, chỉ khoảng 1/6 (17%) các bậc phụ huynh nước ngoài cho rằng chất lượng giáo dục ở Bỉ là tốt. Nhưng năm nay, 1/3 số người đã đánh giá cao nền giáo dục tại đây.
6. Israel
Theo điều tra của InterNations, 84% phụ huynh sống ở Israel nhận xét chất lượng giáo dục nước này là rất tốt và đáng cho con cái họ học tập.
5. Hồng Kông
Nền giáo dục của Hồng Kông đang trên đà phát huy tối đa nội lực và chất lượng đỉnh cao, do đó, các bậc cha mẹ vô cùng yên tâm khi con cái học tập tại đây.
4. Hàn Quốc
Chất lượng giáo dục của Hàn Quốc đang ngày càng tăng, chính phủ Hàn Quốc chi một lượng ngân sách lớn cho giáo dục. 47% phụ huynh nước ngoài ở Hàn Quốc đánh giá cao nền giáo dục nước này, so với chỉ 22% vào năm ngoái.
3. Thụy Sĩ
Giáo dục tiểu học là bắt buộc với mọi trẻ em ở Thụy Sĩ. Các bang nước này được toàn quyền về các vấn đề giáo dục trong địa phận của mình. Các bậc cha mẹ đánh giá, đây là một trong những quốc gia có chất lượng giáo dục tốt nhất trên thế giới.
2. Singapore
Tuy người dân Singapore không đặc biệt hài lòng với chi phí giáo dục nước mình nhưng 53% phụ huynh nước ngoài sống tại đây cho rằng chất lượng giáo dục của Singapore là xuất sắc và đáng để chi trả. Hệ thống giáo dục tiểu học của Singapore được xếp hạng cao trên thế giới.
1. Phần Lan
Phần Lan xứng đáng là quốc gia có chất lượng giáo dục tốt nhất trên thế giới khi được đánh giá cao bởi 70% các bậc phụ huynh. Nước này có cách học tập và giảng dạy vô cùng đặc biệt, chú trọng chất lượng hơn số lượng. Học sinh Phần Lan chỉ phải làm một bài kiểm tra chuẩn trong suốt quá trình học tiểu học và trung học. Đại học ở nước này được miễn phí và luôn đề cao nghề giáo viên.
Cũng theo danh sách này, Việt Nam đứng thứ 19 khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Giáo dục ở Việt Nam là hệ thống do nhà nước quản lý ở cả trường công và trường tư. Việt Nam tham gia xếp hạng PISA lần đầu tiên năm 2012 và đạt điểm kỹ năng đọc, toán và khoa học cao hơn vương quốc Anh và Mỹ. Có được kết quả này là nhờ một phần ở mức đầu tư cao về giáo dục cũng như văn hóa học tập chăm chỉ của học sinh từ khi còn nhỏ.
Theo Hong.vn
100% trường THCS và THPT có chương trình giáo dục hướng nghiệp vào năm 2025
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025".
ảnh minh họa
Đề án nhằm tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế.
Theo đó, đến năm 2025, phấn đấu 100% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; đối với các trường ở địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.
Phấn đấu 100% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.
Phấn đấu ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%.
Phấn đấu ít nhất 45% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 35%.
7 nhiệm vụ và giải pháp được đề cập trong Đề án bao gồm: Nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông; phát triển đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp trong các trường trung học; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông;
Bổ sung, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông; huy động nguồn lực xã hội trong và ngoài nước tham gia giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông; tăng cường quản lý đối với giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh phổ thông.
Nguồn kinh phí thực hiện Đề án được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước được giao hàng năm cho các bộ, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách; nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; nguồn thu hợp pháp của các cơ sở giáo dục; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn xã hội khác; nguồn vốn vay ODA từ các chương trình, dự án.
Từ nay đến năm 2020, Đề án sẽ tập trung rà soát, đánh giá thực trạng, xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện các mục tiêu Đề án giai đoạn 2018-2020; bổ sung, cập nhật nội dung giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; xây dựng nội dung giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới; ban hành theo thẩm quyền tiêu chuẩn, tiêu chí kỹ thuật về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông.
Đồng thời, nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học liên thông giữa các trình độ đào tạo, lên các cấp học cao hơn; cơ chế chính sách khuyến khích học sinh đi học nghề; hỗ trợ kinh phí cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh nghèo, học sinh thuộc diện chính sách và những cơ sở đào tạo học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Ngoài ra sẽ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên kiêm nhiệm làm công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong trường phổ thông; xây dựng chuyên trang thông tin về giáo dục hướng nghiệp, phân luồng trong giáo dục phổ thông; hỗ trợ thiết bị dạy học cho một số cơ sở giáo dục được lựa chọn thí điểm về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông.
Theo Congly.vn
Việt Nam giành một huy chương vàng Olympic Tin học châu Á 7 thành viên của đoàn Việt Nam đều đoạt giải, là một trong 7 quốc gia và vùng lãnh thổ có huy chương vàng. Ngày 21/5, Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, học sinh Phạm Đức Thắng, lớp 12 trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã giành huy chương...