13 năm dạy những đứa trẻ ‘đặc biệt’ làm điều bình thường
Cùng làm nghề giáo nhưng thay vì dạy dỗ những học trò với nhiều thành tích, 13 năm nay cô Thủy hàng ngày đến lớp để dạy học trò làm những điều bình thường như bao người.
Nghề giáo được gọi là nghề đặc biệt vì thế người làm nghề không đơn giản chỉ mặc đẹp trên bục giảng trong những bộ sơ mi hay tà áo dài thướt tha mà hơn hết phải cần tình yêu thương thực sự đối với học trò.
Thấm nhuần tính chất quan trọng của nghề giáo, 13 năm qua cô giáo Phan Thị Thanh Thủy đã trọn hiến tuổi xuân của mình cho việc dạy dỗ những đứa trẻ đặc biệt.
Cô Phan Thị Thanh Thủy suốt 13 năm dành trọn tình yêu thương cho những đứa trẻ đặc biệt
Tốt nghiệp ngành du lịch trường Cao đẳng Du lịch Thừa Thiên Huế, chị Phan Thị Thanh Thủy (1982) đã quyết định về làm tình nguyện viên ở trường chuyên biệt tương lai Huế từ năm 2003.
Tại đây, nhìn thấy sự quan tâm của thầy cô đối với những học trò đặc biệt, không biết từ lúc nào chị đã cam tâm tình nguyện gắn bó cuộc đời mình bên những đứa trẻ tự kỷ.
Lần đầu tiếp xúc những đứa trẻ đặc biệt chị Thủy đã phải học hỏi, trau dồi những kiến thức, kỹ năng mới mà chị chưa được học trên giảng đường. May mắn nhờ sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô ở trường chuyên biệt Tương Lai Huế nên vào năm 2009 chị đã bắt đầu dạy những đứa trẻ đầu tiên.
Để đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn dạy trẻ, chi Thủy đã học thêm nhiều chứng chỉ đặc biệt, nghiệp vụ cần thiết. Sau khi hoàn thành, năm 2019 chị Thủy đã đứng ra thành lậpTrung tâm trợ giúp xã hội An Tuệ ở phường Phú Thượng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Video đang HOT
Nghề dạy học vốn mang những đặc thù, với trẻ tự kỷ người giáo viên lại cần nhiều hơn những nét khác biệt và đặc thù trong giảng dạy. Nói về công việc của mình, cô Thủy chia sẻ, các em có hội chứng tự kỷ sẽ có những đặc điểm riêng không giống ai. Nếu muốn gắn bó với nghề ngoài việc phải nắm chuyên môn tốt thì sự nhiệt huyết, chân thành và kiên nhẫn là điều không thể thiếu. Bởi nếu không có lòng kiên nhẫn và tình thương yêu thật sự thì rất khó để làm công việc này.
Ngoài những lần phải “vật lộn” với chính học sinh của mình để tránh bị thương, nữ giáo viên này cũng không ít lần được sống trong hạnh phúc đến rơi nước mắt khi chứng kiến học trò của mình làm được những điều quá đỗi bình thường như ngồi ghế, khoanh tay, đọc số đếm…
Với một giáo viên nữ việc dạy trẻ bình thường đã vất vả, các cô giáo dạy trẻ tự kỷ không chỉ có khó khăn mà còn muôn vàn áp lực.
“Sợ nhất là những em đã lớn tuổi, khi đó các em có sức khỏe nên việc cô bị tấn công rất dễ xảy ra. Có lần, mình bị một cậu bé 10 tuổi vật ngã xuống nhà, không biết làm sao thể thoát ra được. Nhiều cô khác thấy vậy phải chạy tới ứng cứu nhưng chẳng dễ gì, ai cũng bị trầy xước hết”, cô Thủy kể.
Muốn dạy trẻ tự kỷ thì phải có lòng kiên nhẫn và tình yêu thương thật sự
Ấy vậy mà người phụ nữ đó đã có đến 13 năm gắn bó với nghề dạy trẻ tự kỷ. Cô Thủy không giấu cảm xúc khi cho biết, công việc nhiều áp lực nên nhiều lúc không tránh khỏi mệt mỏi và stress nhưng mỗi ngày qua đi, nhìn thấy học sinh tiến bộ là lại có thêm động lực để gắn bó với nghề.
“Thật hạnh phúc khi thấy học sinh của mình làm được những điều đơn giản như ngồi yên vào ghế 5 – 10 phút, bật ra những ngôn ngữ nói đầu tiên hay tự cầm muỗng xúc cơm ăn…, đó là niềm vui tuy giản đơn nhưng mang lại rất nhiều ý nghĩa”, cô Thủy nói.
Hơn 13 năm trong nghề với bao nhiêu kỷ niệm, cô Thủy cũng có nhiều nỗi niềm mà chỉ những ai đã từng trải qua nghề dạy trẻ tự kỷ mới thực sự thấu hiểu. Nhìn những món quà, lẵng hoa… hay chí ít là lời chúc mừng ngày lễ 20/11 mà đồng nghiệp mình nhận được, cô Thủy cười: “Rồi cũng quen cả thôi”.
Ấy thế nhưng vẫn có những nồi buồn từ sâu thẳm mà cô Thủy cùng các đồng nghiệp ở Trung tâm trợ giúp xã hội An Tuệ chỉ biết động viên nhau. Học trò của họ là những đứa trẻ đặc biệt nên ngày lễ với họ cũng là những cảm nhận rất đặc biệt. Nữ giáo viên này vẫn đùa với đồng nghiệp “bọn mình là người lái đò thầm lặng”.
Ngoài những buổi học ở Trung tâm, các em còn được tham gia các buổi học ngoại khóa và nhiều kỹ năng sống khác
Hiện Trung tâm An Tuệ đang dạy cho hơn 30 em chia thành 3 lớp, trong đó đa số các em không có khả năng hòa nhập. Các cháu sẽ được học theo giờ cá nhân (1 cô – 1 trò) và các giờ hoạt động chung của nhóm. Ngoài những buổi học ở Trung tâm, cô Thủy và các thành viên cũng thường xuyên tổ chức các buổi giả ngoại và hướng dẫn cho các em học thêm nhiều kĩ năng sống khác.
Chia sẽ thêm về việc dạy trẻ tự kỷ, cô Thủy bày tỏ, mặc dù cơ sở vật chất còn khó khăn nhưng với lòng yêu nghề, đội ngũ giáo viên của trung tâm luôn nỗ lực, tận tâm đồng hành cùng các cháu. Mong mỏi nhất của các thầy cô là nhận được sự phối hợp, đồng hành từ gia đình để giúp trẻ tiến bộ nhanh.
Giữ gìn và phát huy truyền thống 'Tôn sư trọng đạo'
'Ăn quả nhớ người trồng cây, có danh có vọng nhớ thầy khi xưa', vào những ngày này, trên khắp mọi miền đất nước, các thế hệ học sinh đều gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất, những bông hoa tươi thắm đến các thầy giáo, cô giáo bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã có công dạy dỗ mình.
Đó là truyền thống 'Tôn sư trọng đạo' của dân tộc ta từ ngàn đời nay.
Cô, trò Trường Tiểu học Ba Đình (thị xã Bỉm Sơn) trong Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Ảnh: phong sắc
"Tôn sư trọng đạo" là một trong những truyền thống tốt đẹp của người Việt, truyền thống ấy đã góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Người xưa thường nói: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư", dù chỉ học một chữ hay nửa chữ cũng mang ơn người dạy. Ca dao có câu: "Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu kính thầy" và tục ngữ cũng đã dạy: "Không thầy đố mày làm nên"... Điều này cho thấy lòng trân trọng, kính yêu của Nhân dân ta dành cho người thầy - những "kỹ sư tâm hồn" của mọi thời đại như thế nào. Thế nên, nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất vì sản phẩm đào tạo ra chính là con người. Nhân dân ta trọng đạo chính là trọng cái nghề "trồng người" cao quý ấy, cũng như họ đã tôn vinh người thầy là những "kỹ sư tâm hồn". Truyền thống "Tôn sư trọng đạo" tốt đẹp đó đã được Nhân dân ta kế thừa và phát huy trong cuộc sống hiện nay. Chính vì vậy, trên khắp đất nước, ở đâu cũng vậy, từ thành thị đến nông thôn, miền xuôi đến miền ngược, người dân Việt Nam đều yêu quý, tôn trọng người thầy, đều dành cho thầy những tình cảm ưu ái và lòng biết ơn sâu sắc. Người thầy được tôn vinh thì nghề dạy học cũng được coi trọng. Không phải ngẫu nhiên mà giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu và ngày 20-11 hằng năm trở thành ngày hội lớn của toàn dân để tôn vinh người thầy và nghề dạy học cao quý.
Ở thời kỳ nào cũng vậy, người thầy luôn là một tấm gương sáng cho học trò noi theo. Ngoài việc có chuyên môn giỏi thì người thầy phải có đạo đức, lối sống mẫu mực, có lòng yêu thương học trò, yêu nghề, sống nhân ái, nghĩa tình, trọng đạo lý, được mọi người kính trọng. Vì lẽ đó mà người Việt luôn nhắc nhở nhau phải "Tôn sư trọng đạo", phải biết yêu kính thầy, nghe lời thầy dạy dỗ. Trong xã hội học tập và mọi người được học tập suốt đời như hiện nay thì vai trò của người thầy lại càng quan trọng. Vị trí người thầy không ngừng được nâng lên, ơn nghĩa đối với người thầy vẫn là một trong những đạo lý được coi trọng. Mặc dù khoa học - kỹ thuật phát triển, nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích có thể tham gia vào quá trình giáo dục con người, nhưng có lẽ không gì có thể thay thế được vị trí của người thầy. Bởi lẽ, dù xã hội có phát triển như thế nào đi chăng nữa, người thầy vẫn luôn là biểu tượng cho nhân cách, chuẩn mực đạo đức và là người truyền vào tâm hồn học trò những điều tốt đẹp, gieo mầm thiện để nhân lên những điều thiện trong tâm căn mỗi học trò. Dù các phương tiện trong quá trình giáo dục có hiện đại, tối tân đến đâu cũng chỉ là phương tiện mang tính hỗ trợ cho bài giảng của thầy, còn vai trò quan trọng vẫn là người thầy trên bục giảng, là phấn trắng, bảng đen. Thầy là người truyền lửa ham học cho học trò, khơi lên trong các em những ước mơ, hoài bão để thổi bùng lên những khát vọng cao đẹp trong tương lai. Vì thế, truyền thống "Tôn sư trọng đạo" vẫn còn vẹn nguyên giá trị.
Tuy nhiên, theo dòng "biến thiên", truyền thống "Tôn sư trọng đạo" ngày nay đã và đang bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố tiêu cực. Những yếu tố này thuộc về nhiều phía, cả ở phía người thầy, học trò và xã hội. Về phía người thầy, vẫn còn một bộ phận nhà giáo thiếu tâm huyết với nghề, đánh mất lòng tự trọng nghề nghiệp, xu hướng thương mại hóa giáo dục đã tạo ra vòng xoáy cuốn một bộ phận giáo viên rời xa truyền thống và tôn chỉ của nghề sư phạm. Có những thầy, cô giáo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thậm chí vi phạm pháp luật... Tất cả đã và đang làm phương hại đến truyền thống "Tôn sư trọng đạo", làm tổn thương đến những nhà giáo chân chính. Về phía học sinh, bên cạnh những em chăm chỉ, ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy, cô giáo, đã có không ít bạn quên đi đạo nghĩa thầy trò. Có những học sinh vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, xúc phạm thầy, cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại...
Cô, trò Trường THCS Thành Hưng (Thạch Thành) trong giờ học.
Mặc dù những biểu hiện tiêu cực, những cái xấu vẫn còn len lỏi và tồn tại trong trường học làm phương hại đến truyền thống "Tôn sư trọng đạo", thế nhưng, các thầy, cô giáo vẫn kiên định, giữ vững tinh thần, âm thầm truyền thụ kiến thức, giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh; lặng lẽ vực dậy những học sinh trót có hành vi trái đạo đức, hành động trái pháp luật, giúp các em tìm được hướng đi lương thiện, đứng vững trước sóng gió cuộc đời. Đội ngũ nhà giáo xứ Thanh luôn xác định sứ mệnh và trách nhiệm của mình trước xã hội, như lời Bác Hồ - người thầy vĩ đại của dân tộc đã dạy: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người".
Có thể thấy, trong suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc, người Việt đã xây dựng và vun đắp nhiều truyền thống quý báu, như truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, hiếu học, tôn sư trọng đạo, cần cù, siêng năng... Những truyền thống ấy như những sợi chỉ đỏ xuyên suốt, kết dính từng thế hệ người Việt. Truyền thống "Tôn sư trọng đạo" cùng với truyền thống hiếu học của Nhân dân ta đã làm nên một nước Việt Nam "ngàn năm văn hiến" và mãi mãi giữ nguyên giá trị ở hiện tại và cả tương lai. Vì thế, mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh xứ Thanh hôm nay cần tiếp tục vun đắp, giữ gìn và phát huy truyền thống ấy để sự nghiệp "trồng người" của tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung ngày càng phát triển vững mạnh, toàn diện.
'Người mẹ hiền' giúp học trò vượt qua áp lực học hành Với cô học trò Hoàng Diệp Chi, Trường THCS thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, thì cô giáo của mình như người mẹ hiền thứ 2. Cô Đỗ Thị Hải Hiền trong giờ dạy môn Toán tại Trường THCS thị trấn Hà Trung (Thanh Hóa). Bởi lẽ, cô giáo không chỉ truyền dạy kiến thức mà còn luôn ở...