13 loại rau quả không nên nấu chín khi ăn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì để bảo vệ đầy đủ các loại vitamin trong rau củ thì những loại sau tuyệt đối không nên nấu chín.
1. Cà chua
Chứa nhiều vitamin A có thể bảo vệ thị lực và làn da con người. Khi ăn cà chua lạnh, không nên thêm đường vào món ăn, vì vị ngọt có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Ngoài ra, các bệnh nhân tiểu đường, béo phì và huyết áp cao không nên ăn cà chua lạnh với đường.
2. Ớt
Có chứa một lượng lớn vitamin C có thể cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn chặn hiệu quả các bệnh khác nhau. Ăn ớt trong cuộc sống hàng ngày là rất cần thiết để cải thiện khả năng miễn dịch, nhất là khi chúng ta luôn phải tiếp xúc với virus vì ô nhiễm môi trường.
3. Cần tây
Có chứa chất xơ, kali, vitamin B2 váo. Vào mùa hè, bạn rất dễ bị táo bón và nhiệt nội bộ quá nhiều tấn công. Hấp thu đủ lượng dinh dưỡng từ cần tây giúp bạn “thư giãn” ruột và điều chỉnh sự cân bằng natri và kali. Trong khi đó, vitamin B2 giúp ngăn ngừa mệt mỏi và loét miệng.
4. Bắp cải
Có chứa hàm lượng chất xơ và vitamin A cao. Thường xuyên ăn bắp cải vào mùa hè có thể bảo vệ mắt và làm đẹp làn da bạn. Tuy nhiên, không nên trữ bắp cải trong một thời gian dài vì làm mất các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, những bệnh nhân bị loét tiêu hóa không nên ăn các loại rau chưa nấu chín, các sợi thô có thể kích thích các vùng trong dạ dày và đường ruột.
5. Cà tím
Video đang HOT
Dồi dào selenium. Loại cà này chống lại quá trình oxy hóa, duy trì hoạt động bình thường của các tế bào nội bộ, nâng cao khả năng miễn dịch và chống lại các bệnh khác nhau cho cơ thể con người.
6. Dưa chuột
Có chứa hỗn hợp vitamin C, vitamin B và các chất khoáng sản. Các chất dinh dưỡng có trong lớp vỏ cũng rất dồi dào. Vì vậy, bạn nên ăn dưa chuột tươi sống càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, để loại bỏ thuốc trừ sâu từ thức ăn, nên nhúng thức ăn trong nước muối từ 15 đến 20 phút và sau đó rửa bằng nước sạch. Ngoài ra, các món ăn rau trộn trong nước sốt nên được ăn ngay lập tức sau khi được chế biến, nếu không các vitamin chứa trong nó có thể bị phá hủy.
7. Củ cải đường
Củ cải đường sẽ mất đi khoảng 25% folate nếu chúng được nấu chín. Ăn sống thực phẩm này để đảm bảo nguyên vẹn các hợp chất có lợi cho não bộ. Các món salad là gợi ý cho bạn với củ cải đường.
8. Bông cải xanh
Nếu bạn nấu chín bông cải xanh, myrosinase, một loại enzyme có trong bông cải xanh giúp làm sạch chất gây ung thư trong gan có thể biến mất.
9. Hành tây
Chỉ cần thái lát để ăn, bạn sẽ giữ cảm giác no lâu vì chúng lưu trữ nhiều phytonutrient allicin hơn so với khi được chế biến.
10. Khoai lang
Ăn đều đặn sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể.
11. Rau mầm
Thực phẩm này nên được ăn sống nếu bạn muốn giảm cân. Ăn rau mầm mỗi ngày còn giúp làm sáng da.
12. Củ dền
Rất tốt cho những người bị thiếu máu. Bạn có thể cắt vài lát củ dền và nhâm nhi.
13. Cà rốt
Không chỉ tốt cho mắt mà còn giữ cơ thể tràn đầy năng lượng. Nếu bạn cảm thấy lười chế biến, hãy nhai một miếng cà rốt sống.
Theo PNO
6 loại rau quả không nên nấu chín
Có sáu loại rau chưa qua nấu chín có thể giúp mọi người giữ gìn sức khỏe, gồm dưa chuột, cà chua, ớt, cần tây, cải bắp và cà tím.
Các chuyên gia dinh dưỡng đồng ý rằng các chất dinh dưỡng có thể được bảo vệ đầy đủ trong các loại rau chưa qua nấu nướng. Vì vậy, nếu có thể, mọi người có thể ăn các loại rau chưa qua nấu chín để hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả.
Cà chua
Chứa nhiều vitamin A có thể bảo vệ thị lực và làn da con người. Khi ăn cà chua lạnh, không nên thêm đường vào món ăn, vì vị ngọt có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Ngoài ra, các bệnh nhân tiểu đường, béo phì và huyết áp cao không nên ăn cà chua lạnh với đường.
Ớt
Có chứa một lượng lớn vitamin C có thể cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn chặn hiệu quả các bệnh khác nhau. Ăn ớt trong cuộc sống hàng ngày là rất cần thiết để cải thiện khả năng miễn dịch, nhất là khi chúng ta luôn phải tiếp xúc với virus vì ô nhiễm môi trường.
Cần tây
Có chứa chất xơ, kali, vitamin B2 váo. Vào mùa hè, bạn rất dễ bị táo bón và nhiệt nội bộ quá nhiều tấn công. Hấp thu đủ lượng dinh dưỡng từ cần tây giúp bạn "thư giãn" ruột và điều chỉnh sự cân bằng natri và kali. Trong khi đó, vitamin B2 giúp ngăn ngừa mệt mỏi và loét miệng.
Bắp cải
Có chứa hàm lượng chất xơ và vitamin A cao. Thường xuyên ăn bắp cải vào mùa hè có thể bảo vệ mắt và làm đẹp làn da bạn. Tuy nhiên, không nên trữ bắp cải trong một thời gian dài vì làm mất các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, những bệnh nhân bị loét tiêu hóa không nên ăn các loại rau chưa nấu chín, các sợi thô có thể kích thích các vùng trong dạ dày và đường ruột.
Cà tím
Dồi dào selenium. Loại cà này chống lại quá trình oxy hóa, duy trì hoạt động bình thường của các tế bào nội bộ, nâng cao khả năng miễn dịch và chống lại các bệnh khác nhau cho cơ thể con người.
Dưa chuột
Có chứa hỗn hợp vitamin C, vitamin B và các chất khoáng sản. Các chất dinh dưỡng có trong lớp vỏ cũng rất dồi dào. Vì vậy, bạn nên ăn dưa chuột tươi sống càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, để loại bỏ thuốc trừ sâu từ thức ăn, nên nhúng thức ăn trong nước muối từ 15 đến 20 phút và sau đó rửa bằng nước sạch. Ngoài ra, các món ăn rau trộn trong nước sốt nên được ăn ngay lập tức sau khi được chế biến, nếu không các vitamin chứa trong nó có thể bị phá hủy.
Theo VNE
10 lý do không nên bỏ qua mướp đắng Dù có vị hơi đắng, nhưng mướp đắng (hay khổ qua) lại rất hữu ích với sức khỏe. Để có được lợi ích đó, hãy tìm mua và nấu ăn nó thường xuyên. 1. Bệnh tiểu đường loại II Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mướp đắng làm giảm lượng đường trong máu thông qua việc tăng cường trao đổi glucose....