13-27 điểm đều đỗ ngành Kinh tế, Tài chính Ngân hàng
Năm 2009 mức điểm trúng tuyển ĐH, CĐ cao nhất cả nước thuộc về ngành Tài chính Ngân hàng, thay thế vị trí của các trường khối ngành Y Dược.
Trong mùa tuyển sinh ĐH, CĐ trước, cả nước có chừng 30-40 trường công lập và ngoài công lập đào tạo khối ngành Kinh tế, Tài chính Ngân hàng bởi đây là ngành học được cho là dễ kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Nhưng điểm trúng tuyển của khối ngành này cũng có mức chênh lệch khá lớn giữa các tốp trường.
Thống kê của VnExpress.net cho thấy, dẫn đầu trong số các trường lấy điểm cao là ĐH Kinh tế Quốc dân, khi trường này đặt ra mức trúng tuyển của ngành Tài chính Ngân hàng khối A là 27 điểm, khối D1 25 điểm, còn Kinh tế đầu tư khối A 24,5 điểm và Kinh tế quản lý đô thị 22,5 điểm.
Tiếp đó là ĐH Ngoại thương với mức điểm ngành Kinh tế 26,5 (khối A) và 24 điểm (khối D1); ngành Ngân hàng lấy 25 điểm khối A và 23,5 điểm khối D1. ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng lấy điểm khối A 25, khối D 23. ĐH Hà Nội lấy 22 điểm khối A và 27,5 điểm khối D1 (tiếng Anh lấy hệ số 2).
Học viện Tài chính lấy điểm khối A là 22, khối D là 23, và Học viện Ngân hàng lấy ngành Tài chính Ngân hàng 20 điểm (khối A).
Đáng lưu ý, đây là những trường có lượng thí sinh đăng ký không cao vì hầu hết các thí sinh có học lực khá, giỏi mới tự tin khi làm hồ sơ đăng ký dự thi.
Video đang HOT
Thí sinh dự thi vào Đh Ngoại thương Hà Nội năm 2009. Ảnh: Hoàng Hà.
Tuy nhiên, cơ hội theo học ngành “hot” này vẫn chưa hết, thí sinh học lực khá và trung bình có thể lựa chọn các trường đào tạo đa ngành với mức điểm chuẩn 16-20. Đơn cử, ĐH Thương mại lấy ngành Kinh tế thương mại khối A 20 điểm; Khoa Kinh tế (ĐH Quốc gia TP HCM), và ĐH Ngân hàng TP HCM cũng lấy 20 điểm (khối A) cho ngành Tài chính Ngân hàng.
ĐH Kinh tế TP HCM lấy mứcđiểm chung cho các ngành là 19,5, ĐH Công đoàn lấy điểm ngành TCNH khối A là 17,5 và khối D1 là 17, ĐH Hồng Đức đưa ra mức điểm chuẩn ngành TCNH cho cả khối A và D1 là 17. Mới tuyển sinh ngành TCNH, ĐH Công nghiệp Hà Nội lấy mức điểm khối A, D1 là 17).
Còn ngành Tài chính Ngân hàng ở ĐH Hải Phòng là 16 điểm cho cả khối A và D1, Viện ĐH Mở Hà Nội lấy 16 điểm khối A và 16,5 điểm khối D1. Các trường ở phía nam như ĐH Hoa Sen, Tôn Đức Thắng, ĐH Mở TP HCM, CĐ Thương mại… đều lấy mức điểm trúng tuyển là 16.
Kết quả thăm dò ý kiến trên VnExpress.net về việc lựa chọn ngành học.
Trong khi đó, đối với các trường ở tốp cuối, chỉ cần có điểm thi bằng hoặc cao hơn mức sàn của Bộ GD&ĐT 1-2 điểm, thí sinh có thể trúng tuyển. Nhưng đây chủ yếu là những trường ngoài công lập nên thí sinh trúng tuyển phải đóng mức học phí tự túc cao gấp nhiều lần quy định.
Đơn cử, ngành Tài chính Ngân hàng của ĐH Hùng Vương (Phú Thọ) là 15 điểm (khối A), ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp 14 điểm (khối A), ĐH Chu Văn An, Kinh doanh và Công nghệ, và Hùng Vương TP HCM cùng lấy 13 điểm. Còn ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh (ĐH Thái Nguyên) lấy ngành Kinh tế khối A 14 điểm.
Còn ở hệ cao đẳng, với 10 điểm thí sinh có thể học các ngành này của CĐ Kinh tế Kỹ thuật Cần Thơ; CĐ Kinh tế Kỹ thuật (ĐH Thái Nguyên). Hệ cao đẳng của ĐH Ngân hàng TP HCM lấy 12 điểm, và của ĐH Công Đoàn lấy 10 điểm…
Do Tài chính Ngân hàng là ngành “hot” nên mùa tuyển sinh 2010, một số trường tiếp tục mở thêm ngành học này. ĐH FPT cho biết, bên cạnh ngành Công nghệ thông tin và Quản trị kinh doanh, trường mở thêm ngành Tài chính Ngân hàng và sinh viên được cam kết có chỗ làm sau khi tốt nghiệp. ĐH Đại Nam cũng mở ngành Tài chính Ngân hàng xét tuyển các khối A và D hệ đại học, cao đẳng.
Theo Bộ GD&ĐT, mùa tuyển sinh 2010, dự kiến nhóm ngành Kinh tế, Tài chính – Ngân hàng có tổng chỉ ĐH, CĐ tiêu hệ chính quy là hơn 100.000, đứng thứ 2 sau ngành Công nghệ Thông tin.
Theo vnexpress
Ngành CNTT: Học lực trung bình, chọn trường nào dễ đậu?
Hiện rất nhiều trường ĐH-CĐ mở ngành Công nghệ thông tin (CNTT). Tuy nhiên, chọn trường nào để nhiều cơ hội trúng tuyển là vấn đề mà nhiều thí sinh còn băn khoăn.
window.onload = function () resizeNewsImage("news-image", 500);
Trường dễ đậu
Kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2010, cả nước có hàng trăm trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin (CNTT) bởi đây là ngành học được xã hội ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu muốn theo học, điều trước tiên thí sinh (TS) cần lượng sức mình xem có thể dễ trúng tuyển vào trường nào nhất bởi các trường này có mức điểm tuyển rất khác nhau. Theo kinh nghiệm các năm tuyển sinh trước đây, mức điểm trúng tuyển vào ngành CNTT thường ở "top" cao (khoảng 20 điểm trở lên). Một số trường tuyển với mức điểm rất cao gồm: ĐH Công nghệ ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện An ninh nhân dân, Học viện Công nghệ bưu chính - viễn thông Hà Nội (cơ sở phía Bắc)... Với những trường này đòi hỏi TS phải có học lực loại giỏi mới đảm bảo đậu.
Nếu có học lực khá và trung bình có thể chọn ngành học này ở các trường khác. Có rất nhiều trường đào tạo ngành học này nhưng mức điểm trúng tuyển ở mức vừa phải, từ 16 - 20 điểm như: ĐH Mỏ - Địa chất, ĐH Thủy lợi, ĐH Hà Nội, ĐH Nông nghiệp 1, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Xây dựng, Học viện Kỹ thuật quân sự (dân sự, thi ở phía Bắc), Học viện Kỹ thuật quân sự (dân sự, thi ở phía Nam), Học viện Kỹ thuật mật mã... Đặc biệt nếu TS chỉ có mức điểm từ 14-15 vẫn có cơ hội học ngành học này ở một số trường ngoài công lập; những trường mới mở ngành và những trường phải tự túc kinh phí đào tạo gồm: ĐH FPT, Viện ĐH Mở Hà Nội; ĐH DL Đông Đô; ĐH Thăng Long; ĐH DL Phương Đông, ĐH Đại Nam, HV Quản lý giáo dục...
Nếu có mức điểm chỉ bằng điểm sàn thi ĐH thì TS nên chọn dự thi vào các trường cao đẳng có đào tạo ngành học này, sau đó có thể học liên thông lên ĐH và hệ cao đẳng ở một số trường ĐH gồm: CĐ Công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội; CĐ Kinh tế kỹ thuật công nghiệp I; CĐ Giao thông vận tải; CĐ Cộng đồng Hà Nội; CĐ Tài nguyên và Môi trường; CĐ Điện tử - Điện lạnh Hà Nội; trường CĐ Công nghệ Hà Nội; CĐ Văn thư - Lưu trữ T.Ư I...
Ở phía Nam, trường ĐH Bách khoa TP.HCM, ngành Công nghệ thông tin (Kỹ thuật máy tính, Khoa học máy tính) luôn dẫn đầu về điểm chuẩn (năm 2009: 21 điểm). Còn tại trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, nhóm ngành: Mạng máy tính và viễn thông, Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm... cũng có điểm chuẩn khá cao (năm 2009: 18 điểm). Ở trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), TS cũng phải đạt từ 16 - 18 điểm. Còn các trường ĐH ngoài công lập, ngành CNTT thường cao hơn điểm sàn 1 điểm trở lên.
Trường dễ kiếm việc làm
Theo dự báo về thị trường lao động, ngành CNTT là một ngành sẽ tiếp tục phát triển vì hiện còn đang thu hút nguồn nhân lực. Tuy nhiên đây là ngành học đòi hỏi có trình độ cao và hiện đang thiếu hụt nguồn nhân lực ở trình độ này nên những sinh viên tốt nghiệp trình độ thấp không dễ kiếm việc làm. Theo thống kê hằng năm ở các trường ĐH thì một số trường có sinh viên ra trường dễ kiếm việc làm bao gồm: ĐH Thăng Long, ĐH Bách khoa, Học viện Công nghệ bưu chính - viễn thông, Học viện Kỹ thuật quân sự... Đặc biệt có một số trường đảm bảo việc làm cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp, trong đó có ĐH FPT. Đây là trường ĐH từ khi tuyển sinh đã cam kết nhận sinh viên về làm việc với mức lương khởi điểm khá cao. Trường cũng yêu cầu TS có mức điểm thi ĐH không cao, chỉ bằng điểm sàn. Tuy nhiên TS sẽ phải qua một kỳ sơ tuyển để xem có năng lực theo học ngành này hay không. Theo kinh nghiệm của các kỳ tuyển sinh trước đây thì mặc dù trường chỉ lấy TS ở mức điểm sàn nhưng những TS đậu vào trường cũng phải có năng lực khá, đặc biệt là môn Toán ít nhất phải đạt từ 7 điểm trở lên.
Điều đáng lưu ý là khi tuyển chọn đầu vào mức điểm của các trường khác nhau có thể cách xa nhau nhưng chất lượng đào tạo của các trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy không phải trường tuyển mức điểm thấp thì chất lượng đào tạo thấp. Ở một số trường tuyển với mức điểm không cao nhưng chất lượng đào tạo tốt và được xã hội thừa nhận thì tỷ lệ sinh viên có việc làm sẽ rất cao.
Theo Thanh Niên