12.000 Tiến sĩ, Thạc sĩ đã được cử đi học nước ngoài qua Đề án 322
Sau 10 năm triển khai thực hiện Quyết định số 322QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” đã có 12.000 người được cử đi học trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ.
Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” của Chính phủ, gọi tắt là Đề án 322. Sau đó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 356/QĐ-TTg, thực chất là kéo dài Quyết định 322, với nội dung cụ thể hơn: mỗi năm cử 400 cán bộ đi học tập ở cơ sở nước ngoài, 200 tiến sĩ, 100 thạc sĩ, còn lại là trình độ đại học và thực tập sau đại học.
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Các Đề án 322 và 356 về mặt lý thuyết đã kết thúc tuyển sinh vào năm 2010 nhưng nhiều học viên còn học tập, nghiên cứu tới năm 2014. Qua 11 năm, Đề án đã cử 2.000 tiến sĩ, trên 10.000 thạc sĩ học tập ở các nước tiên tiến.
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Chính phủ nhận thấy rằng phải tiếp tục nâng cao trình độ khoa học công nghệ của đất nước, trong đó tập trung vào các trường đại học, các viện nghiên cứu. Thủ tướng đã ký Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17/6/2010 phê duyệt Đề án “Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 – 2020″, xác định đào tạo 10.000 tiến sĩ ở nước ngoài, 10.000 tiến sĩ ở trong nước cho các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, làm nòng cốt cho sự nghiệp hiện đại hóa- công nghiệp hóa đất nước.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
140 giáo viên miền Trung học bồi dưỡng tiếng Anh bậc tiểu học
Sáng nay 7/11, tại ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng, 140 giáo viên các tỉnh Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam và Đà Nẵng đã dự khai giảng, chính thức khóa học bồi dưỡng tiếng Anh bậc tiểu học.
Đây là khóa bồi dưỡng tiếng Anh bậc tiểu học cho các giáo viên đầu tiên trên cả nước do Sở GD-ĐT các tỉnh thành nói trên phối hợp cùng ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng tổ chức.
Đại diện ĐH Ngoại ngữ và Sở GD-ĐT các tỉnh nhận hoa cảm ơn từ các học viên được tạo điều kiện nâng cao trình độ.
Theo đó, các giáo viên sẽ tham dự khóa học trong thời gian gần 3 tháng, được bồi dưỡng song song năng lực tiếng Anh và nghiệp vụ sư phạm giáo viên tiếng Anh tiểu học theo khung chương trình chuẩn của Bộ GD-ĐT.
Được biết, khóa học nằm trong khuôn khổ Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2009" - đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2008 nhằm đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ. Theo đó, hướng tới năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam đủ năng lực ngoại ngữ để sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc...
PGS.TS Phan Văn Hòa - hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng nhấn mạnh mục đích của khóa học đến các học viên tại buổi khai giảng: "Bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ và nghiệp vụ sư phạm tiếng Anh là việc làm thiết thực đối với đội ngũ thầy cô giáo dạy tiếng Anh bậc tiểu học. Do chính các thầy cô là những người trực tiếp giảng dạy các em học sinh ngay từ những ngày đầu tiên các em biết đến tiếng Anh. Đây là nền tảng giúp các em tiếp cận và nâng cao trình độ tiếng Anh, sử dụng tiếng Anh để nắm bắt kiến thức, thích ứng quá trình hội nhập, giao tiếp, học tập, làm việc... hiệu quả hơn trong tương lai".
Khánh Hiền
Theo dân trí
Giáo viên thỉnh giảng phải là giáo viên trong biên chế Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục. mục đích hoạt động thỉnh giảng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thông qua việc thu hút nhà giáo, nhà khoa học trình độ cao tham gia hoạt động thỉnh giảng tại cơ sở giáo dục. Góp phần tạo điều...