12.000 chỉ tiêu vào ĐH Công nghiệp HN
Năm 2013, trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tiếp tục tuyển sinh các trình độ, loại hình đào tạo.
Dưới đây là chỉ tiêu tuyển sinh các trình độ, loại hình đào tạo của trường ĐH Công nghiệp Hà Nội:
Đại học chính quy: Chỉ tiêu 4.900
- Đối tượng tuyển: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
- Thời gian đào tạo: 4 năm
Công nghệ kỹ thuật Cơ khí
Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử
Công nghệ kỹ thuật Ô tô
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (Chuyên ngành:Công nghệ kỹ thuật Điện)
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Công nghệ kỹ thuật nhiệt
Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông (Gồm các chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật điện tử, Công nghệ kỹ thuật điện tử tin học, Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông)
Khoa học máy tính
Hệ thống thông tin
Kỹ thuật phần mềm
Kế toán
Tài chính ngân hàng
Quản trị kinh doanh (Gồm 2 chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Quản trị kinh doanh Du lịch)
Công nghệ kỹ thuật hóa học (Gồm các chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật hóa vô cơ, Công nghệ kỹ thuật hóa hữu cơ, Công nghệ kỹ thuật hóa phân tích)
Công nghệ may (Gồm các chuyên ngành: Công nghệ may, Thiết kế thời trang)
Ngôn ngữ Anh
Video đang HOT
Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch).
- Thời gian nhận hồ sơ và thi tuyển: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Môn thi: khối A: Toán, Vật lý, Hoá học; khối D1: Văn-Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh.
* Trường ĐHCN Hà Nội không tổ chức thi khối B, V. Thí sinh có nguyện vọng xét tuyển NV2 các ngành có tuyển các khối trên phải đăng ký dự thi tại các trường có tổ chức thi khối B, V.
* Thí sinh đăng ký dự thi Đại học tại trường ĐHCN Hà Nội sẽ có cơ hội học tập ở các cấp trình độ: Đại học, Cao đẳng, TCCN, CĐN, TCN, Cao đẳng du học tại chỗ Việt Nam – Australia, Lập trình viên quốc tế Aptech, Đại học Hồ Nam – Trung Quốc, Đại học York St John – Anh Quốc tuỳ theo kết quả thi tuyển của thí sinh.
* Thí sinh trúng tuyển đại học chính quy tại Trường ĐHCN Hà Nội có cơ hội học chương trình đào tạo kỹ sư hoặc cử nhân chất lượng cao của ngành đã trúng tuyển.
* Sinh viên học xong học kỳ thứ nhất có thể đăng ký học 2 chương trình cùng một lúc để được cấp 2 bằng sau khi tốt nghiệp.
* Năm học 2013-2014, Trường ĐHCN Hà Nội sẽ miễn toàn bộ kinh phí đào tạo của khóa học cho những sinh viên là thủ khoa khối A và khối D1, miễn toàn bộ kinh phí đào tạo năm thứ nhất cho sinh viên có điểm thi tuyển sinh đạt 25.5 trở lên.
Liên thông cao đẳng – đại học chính quy: Chỉ tiêu 2.000
Năm 2013 tiếp tục tuyển sinh đào tạo Liên thông Cao đẳng – Đại học chính quy khoá 7.
- Thời gian đào tạo: 1,5 năm.
- Các ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử, Công nghệ kỹ thuật Ô tô, Công nghệ kỹ thuật điện-điện tử (Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật Điện), Công nghệ kỹ thuật nhiệt, Công nghệ kỹ thuật điện tử-truyền thông (Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật Điện tử), Khoa học máy tính, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Công nghệ May, Thiết kế thời trang.
- Đối tượng tuyển, môn thi, ngày thi:
Đối với thí sinh tốt nghiệp Cao đẳng chính quy sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày cấp bằng đến ngày dự thi: Thời gian nhận hồ sơ: Từ 15/03/2013; Môn thi: Cơ bản (Toán), Cơ sở ngành, Chuyên ngành; Ngày thi: Dự kiến Đợt 1: 25-27/5/2013; Đợt 2: 10-11/10/2013.
Đối với thí sinh tốt nghiệp cao đẳng chính quy trước thời hạn 36 tháng kể từ ngày cấp bằng đến ngày dự thi: Nộp hồ sơ đăng ký dự thi đại học chính quy năm 2013 do Bộ GD&ĐT tổ chức, Nhà trường sẽ xét tuyển từ kết quả thi tuyển sinh đại học năm 2013.
- Quyền lợi của người học: Sinh viên được học theo hình thức đào tạo tập trung chính quy, sau khi tốt nghiệp được cấp bằng Đại học chính quy của ngành đào tạo.
Liên thông TCCN – Đại học chính quy: Chỉ tiêu 500
Năm 2013 tiếp tục tuyển sinh đào tạo liên thông TCCN – ĐH chính quy khoá 6.
- Thời gian đào tạo: 2,5 năm.
- Các ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ kỹ thuật Ô tô, Công nghệ kỹ thuật điện-điện tử (Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật Điện), Công nghệ kỹ thuật điện tử-truyền thông (Chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật Điện tử), Khoa học máy tính, Kế toán.
- Đối tượng tuyển, môn thi, ngày thi:
Đối với thí sinh tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp sau thời hạn 36 tháng kể từ ngày cấp bằng đến ngày dự thi: Thời gian nhận hồ sơ: Từ 15/03-18/11/2013; Môn thi: Cơ bản (Toán), Cơ sở ngành, Chuyên ngành; Ngày thi: Dự kiến 2-4/11/2013.
Đối với thí sinh tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp trước thời hạn 36 tháng kể từ ngày cấp bằng đến ngày dự thi: Nộp hồ sơ đăng ký dự thi đại học chính quy năm 2013 do Bộ GD&ĐT tổ chức, Nhà trường sẽ xét tuyển từ kết quả thi tuyển sinh đại học năm 2013.
- Quyền lợi của người học: Sinh viên được học theo hình thức đào tạo tập trung chính quy, sau khi tốt nghiệp được cấp bằng Đại học chính quy của ngành đào tạo.
Cao đẳng chính quy: Chỉ tiêu 4.700
- Đối tượng tuyển: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
- Thời gian đào tạo: 3 năm.
- Ngành đào tạo:
Công nghệ kỹ thuật cơ khí (Chuyên ngành: Cơ điện)
Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
Công nghệ chế tạo máy
Công nghệ kỹ thuật ô tô
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử (chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Điện)
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Công nghệ kỹ thuật nhiệt
Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông (Gồm các chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật điện tử, Công nghệ Kỹ thuật điện tử viễn thông)
Kế toán
Tài chính ngân hàng
Quản trị kinh doanh
Công nghệ thông tin
Công nghệ kỹ thuật hóa học (Gồm các chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật Hoá Vô cơ, Công nghệ kỹ thuật Hoá hữu cơ, Công nghệ kỹ thuật Hoá phân tích)
Công nghệ may
Thiết kế thời trang
Việt Nam học (Hướng dẫn du lịch)
- Thời gian nhận hồ sơ và thi tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển NV1, NV2 dựa vào kết quả thi Đại học năm 2013 của những thí sinh đã thi các khối A, B, D1, V, H tại trường ĐHCN Hà Nội và các trường Đại học khác theo đề chung của Bộ GD-ĐT.
- Thí sinh đăng ký xét tuyển Cao đẳng tại trường ĐHCN Hà Nội sẽ có cơ hội học Liên thông Cao đẳng – Đại học chính quy sau khi tốt nghiệp, thời gian đào tạo 1,5 năm. Nếu không đủ điều kiện học Cao đẳng sẽ có cơ hội học tập ở các cấp trình độ: TCCN,CĐN, TCN, các chương trình Hợp tác Quốc tế…
- Sinh viên vào học có thể đăng ký học theo chương trình tiên tiến ngành Công nghệ thông tin
- Sinh viên học khá giỏi và kết quả rèn luyện tốt được xét cấp học bổng Nguyễn Thanh Bình và học bổng toàn khóa học, sinh viên có nhiều cơ hội đi thực tập tại nước ngoài.
Theo Nguyên An (Người đưa tin)
Đào tạo sẽ đảm bảo hai chữ "liên thông"?
Lần đầu tiên Bộ GD-ĐT áp dụng việc hệ liên thông chính quy thi chung, xét tuyển chung và đào tạo chung với ĐH, CĐ chính quy.
Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Bùi Anh Tuấn - vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - thông tin thêm:
- Với thí sinh muốn học liên thông chính quy mà thời gian tốt nghiệp trình độ đào tạo trước đó chưa đủ 36 tháng phải tham gia kỳ thi ĐH, CĐ chính quy do Bộ GD-ĐT tổ chức hằng năm. Việc xét trúng tuyển của các thí sinh này được thực hiện như thí sinh thi ĐH, CĐ chính quy khác theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy hiện hành, không có sự phân biệt.
Như vậy có thể hiểu thí sinh thi liên thông chính quy sẽ không có gì khác biệt so với thí sinh vừa tốt nghiệp THPT dự thi ĐH, CĐ một cách bình thường, thưa ông?
- Thí sinh dự thi liên thông lên trình độ ĐH chính quy không được cộng điểm ưu tiên nếu không thuộc đối tượng như quy định tại quy chế tuyển sinh CĐ, ĐH chính quy hoặc hệ vừa làm vừa học hiện hành. Nhưng thí sinh có nhiều quyền lợi trong tuyển sinh hơn trước đây khi không bị giới hạn chỉ liên thông trong cùng ngành mà liên thông vào bất cứ ngành học nào.
Ngoài ra, thí sinh thi liên thông chính quy có thể sử dụng kết quả thi tuyển để đăng ký vào các trường có số điểm tuyển phù hợp trên phạm vi toàn quốc nếu không trúng tuyển tại cơ sở đăng ký trước khi dự thi. Trong hồ sơ đăng ký dự thi năm nay đã có bổ sung ô thi liên thông để các em đánh dấu, nhưng nếu trúng tuyển, các em không muốn học liên thông thì có thể đăng ký học ĐH chính quy bình thường nhưng không được hưởng quyền lợi của SV liên thông.
Sinh viên lớp liên thông CĐ lên ĐH ngành công nghệ thông tin tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM). Năm nay trường ngừng tuyển sinh liên thông đối với người tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng - Ảnh: Như Hùng
Không được ưu tiên trong thi tuyển, nhưng quá trình đào tạo chắc chắn người học phải được miễn trừ để bảo đảm giá trị của hai chữ "liên thông"?
- Đúng là trong quá trình đào tạo, các em sẽ được hưởng những quyền lợi cần thiết. Các em được miễn trừ và bảo lưu kết quả học tập đã tích lũy ở giai đoạn trước, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí đào tạo. Số học phần, số lượng tín chỉ được miễn trừ, bảo lưu do thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định trên cơ sở xem xét đề nghị của hội đồng tuyển sinh đào tạo liên thông. Bộ yêu cầu tất cả các trường có tổ chức đào tạo liên thông chính quy phải tổ chức hội đồng xét liên thông. Thay vì cách miễn trừ hàng loạt để xếp chung tất cả SV liên thông vào một lớp như trước đây, nhà trường sẽ phải xem xét từng trường hợp để có sự miễn trừ cụ thể.
Đặc biệt, nếu trước đây bảng điểm SV liên thông chỉ ghi phần kết quả học tập của liên thông thì từ khóa SV tuyển sinh năm 2013 sẽ được ghi cả kết quả học tập từ trình độ đào tạo trước đó và được tính vào khối lượng miễn trừ. Điều này rất quan trọng cho quá trình xin việc vì hiện nay nhiều trường hợp bảng điểm của SV liên thông chính quy rất đơn giản và thể hiện có ít khối lượng kiến thức được học, có thể gây những e ngại đối với nhà tuyển dụng.
Nhiều chuyên gia giáo dục nhận định chính đối tượng phải thi chung với ĐH chính quy sẽ có nền tảng theo học ĐH chính quy vững vàng hơn những người tốt nghiệp sau 36 tháng dù không thi chung nhưng vẫn phải theo học chung lớp, chung chương trình đào tạo, chung cách thức đánh giá, xét tốt nghiệp... Bộ có những hướng dẫn cụ thể nào hơn đối với các trường trong việc áp dụng học chung hay không?
- Việc học chung, thi tốt nghiệp chung với SV chính quy nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo và giá trị văn bằng được cấp tất nhiên sẽ khiến thí sinh có lực học kém gặp khó khăn. Tuy nhiên, nếu thí sinh đã thi đỗ kỳ thi "ba chung" thì không có khó khăn gì. Người học liên thông chính quy học chung một chương trình với ĐH chính quy nên bộ không hướng dẫn gì thêm. Đối với các cơ sở giáo dục ĐH có thể có thêm các giải pháp để SV theo kịp chương trình như bổ túc hoặc hoàn thiện thêm mặt bằng kiến thức đã học ở trình độ trung cấp hoặc CĐ.
Với thí sinh đã tốt nghiệp sau 36 tháng trình độ trung cấp, CĐ đã đi làm khi dự thi liên thông sẽ có lợi thế về mặt kinh nghiệm tích lũy, về nhận thức. Tuy nhiên, nếu không cố gắng, các em sẽ không dễ dàng khi học chung với các bạn SV hệ chính quy thi đầu vào từ học sinh THPT. Do đó, các em phải cân nhắc kỹ khi lựa chọn việc thi tuyển liên thông chính quy hoặc liên thông vừa làm vừa học. Bộ vẫn có cơ chế mở để các em khi theo học đào tạo liên thông chính quy thấy nặng nề, quá sức có thể chuyển sang hình thức đào tạo vừa làm vừa học phù hợp hơn nếu cơ sở giáo dục ĐH đó chấp nhận.
Nhận định của ông về khả năng trúng tuyển của SV trung cấp nghề, CĐ nghề khi phải thi chung với chính quy để được học liên thông chính quy? Lời khuyên của ông với thí sinh sẽ thi liên thông chính quy năm 2013?
- Khả năng trúng tuyển của SV trung cấp nghề, CĐ nghề khi phải thi chung với chính quy để được học liên thông chính quy không cao. Song đó là con đường duy nhất, bình đẳng nhất trong giáo dục: đầu vào thế nào, đào tạo thế nào thì đầu ra thế đó. Quy định mới đã mở cánh cửa cho tất cả những thí sinh nào muốn học lên trình độ cao hơn, tùy kiến thức, năng lực và kinh tế của bản thân, gia đình.
Theo Ngọc Hà (Tuổi Trẻ)
Liên thông cao đẳng, đại học và việc làm Liên thông cao đẳng (CĐ), đại học (ĐH) là nhu cầu chính đáng. Theo thống kê của trường Cao đẳng Viễn đông TP. Hồ Chí Minh, hơn 90% sinh viên (SV) hệ liên thông tại trường đều đang đi làm. Thống kê cũng cho biết Hà nội, TP. Hồ Chí Minh thu hút nhiều SV liên thông ĐH, CĐ nhất. Cao đẳng Viễn...