120 học viên được tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Ngày 16-9, Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa phối hợp với UBND huyện Khánh Sơn tổ chức Hội nghị tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội tại xã, thôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tỉnh; Già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong đồng bào DTTS; nam nữ thanh niên, vị thành niên; cha, mẹ nam nữ thanh niên, trong độ tuổi thành niên là người DTTS.
Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh tuyên truyền về kiến thức thức pháp luật về hôn nhân và gia đình; phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Tại buổi tuyên truyền, lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh và đại diện UBND huyện Khánh Sơn đã truyền đạt các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, giải thích về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số và chất lượng nguồn nhân lực; nguyên nhân của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống…đẩy mạnh tuyên truyền vận động thanh thiếu niên có lối sống lành mạnh để tránh tình trạng kết hôn sớm trong đồng bào dân tộc thiểu số; phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ trong thực hiện công tác tuyên truyền, vận động thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình ngay từ trong dòng họ, gia đình, khu dân cư.
Video đang HOT
Các học viên tham gia hội nghị.
Buổi tuyên truyền đã trang bị cho học viên kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình; phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, từ đó tuyên truyền cho người đồng bào DTTS góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại địa phương.
Có 25 đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ
Ngày 15/9, Bộ Giáo dục - Đào tạo tổ chức Hội nghị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chủ trì Hội nghị, đại diện Cục Quản lý Chất lượng và một số trường đại học tham dự.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại Hội nghị
Theo báo cáo Kết quả tổ chức thi, đánh giá năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam giai đoạn 2018-2022, công tác tổ chức thi đã dần đi vào ổn định, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy học và thi đánh giá năng lực ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục đại học và các tổ chức giáo dục có liên quan.
Tính đến tháng 9/2022, đã có 25 đơn vị đủ điều kiện thực hiện tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Ông Phạm Quốc Khánh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng cho biết: Cục Quản lý Chất lượng đã chủ trì tham mưu xây dựng và trình Lãnh đạo Bộ ban hành Thông tư số 24/2021/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT.
Theo quy định tại Quyết định số 4242/QĐ-BGDĐT ngày 10/10/2018, Cục Quản lý Chất lượng thành lập Trung tâm Khảo thí Quốc gia với nhiệm vụ "Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước để tổ chức thi, cấp chứng chỉ/chứng nhận ngoại ngữ 6 bậc theo quy định của Bộ GDĐT. Trực tiếp tổ chức thi, cấp chứng nhận/chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc cho những thí sinh đạt yêu cầu hoặc cung cấp đề thi cho các đơn vị được Bộ GDĐT cho phép tổ chức đánh giá năng lực (ĐGNL) ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc".
Từ cuối năm 2018 đến nay, Trung tâm Khảo thí Quốc gia đã phối hợp với các đơn vị tổ chức được 324 đợt thi đảm bảo công tác chuẩn bị và tổ chức thi được thực hiện đúng quy định của Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29/9/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT và Thông tư số 24/2001/TT-BGDĐT ngày 08/9/2021 về sửa đổi bổ sung Thông tư số 23.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho rằng, kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc đã đáp ứng được đa dạng nhu cầu; quy trình triển khai, đánh giá, điều kiện về cơ sở vật chất đã được chuẩn hóa mang lại sản phẩm cuối cùng với kết quả phân tích thể hiện rõ uy tín và chất lượng của kỳ thi.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, cần nâng cao nhận thức, quan tâm đến chất lượng Kỳ thi. Đặc biệt chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tham gia thi và chấm thi. Đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ, chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tổ chức kỳ thi công bằng, khách quan. Cùng với đó, tiếp tục đóng góp, xây dựng ngân hàng đề thi chung.
Tăng cường tự kiểm tra, rà soát, kiểm tra thường xuyên; đẩy mạnh công tác quản trị, chọn đúng người, giao đúng việc; các nhà trường cùng Bộ Giáo dục - Đào tạo giám sát, phối hợp cùng ngành công an thống nhất chỉ đạo tổ chức kỳ thi tại các địa phương.
Những sáng kiến vì học trò ở đất mỏ Những cái ôm kèm nụ cười yêu thương dành cho trẻ tự kỷ, hay đưa trò chơi vào dạy Sử là những sáng kiến của các cô giáo ở Cẩm Phả, Quảng Ninh. Cô Trần Hải Ngọc trong một tiết học trên lớp. Ảnh: TG Những sáng kiến này được các cô áp dụng hiệu quả vào giờ học trực tiếp trên lớp...