12 vị thuốc tự nhiên tốt cho bệnh trào ngược dạ dày
12 thảo dược sau giúp người bệnh ngăn chặn những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày, tránh cảm giác khó chịu và hỗ trợ tiêu hóa.
Trào ngược dạ dày là bệnh khá phổ biến hiện nay và dần trở thành căn bệnh mãn tính. Căn bệnh gây ra rất nhiều những triệu chứng không mấy làm dễ chịu và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như công việc hàng ngày như ợ nóng, ợ chua, đau ngực, khó nuốt….
Nặng hơn nữa có thể gây ra biến chứng ung thư thực quản. Điều trị bệnh theo đơn thuốc về lâu về dài cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cơ thể. 12 thảo dược dưới đây sẽ giúp người bệnh ngăn chặn những triệu chứng của bệnh xảy ra, tránh cảm giác khó chịu và hỗ trợ vấn đề tiêu hóa, dạ dày.
1. Đu đủ
Đu đủ là một loại trái cây tuyệt vời để cải thiện hệ tiêu hóa của mỗi người, không chỉ riêng bệnh nhân trào ngược axit mà ngay cả những người có triệu chứng khó chịu ở dạ dày. Chưa kể đến tác dụng hỗ trợ dạ dày, đu đủ cung cấp nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe.
Lượng beta carotene trong đu đủ nhiều hơn một số loại quả khác nên nó cũng cấp hàm lượng lớn vitamin A, và vitamin K, vitamin C, vitamin E. Bên cạnh đó cũng nói đến các khoáng chất như sắt, đồng, selen, kẽm, magie, canxi, phốt pho, và nhiều chất chống oxy hóa quan trọng khác như lutein, zeaxanthin, lycopene, bioflavonoids và choline.
Tác dụng điều trị chứng bệnh axit trào ngược là do trong đu đủ chứa loại men tiêu hủy protein (proteolytic protein), phân giải protein trong hệ thống tiêu hóa thành các axit amin. Enzym papain giúp tiêu hóa các thức ăn giàu tinh bột và chất béo một cách dễ dàng hơn.
Vi chất dinh dưỡng Kali trong đu đủ sẽ cung cấp những vi khuẩn có lợi cho dạ dày, ngăn chặn những tác nhân xấu, xâm hại vào thành ruột cũng như đẩy lùi chứng khó tiêu lẫn trào ngược axit.
2. Mù tạt
Cây mù tạt
Ngoài việc thêm bông cải xanh trong bữa ăn, sử dụng một muỗng cà phê mù tạt chất lượng cũng là một cách tốt để trung hòa lượng acid trong cơ thể.
Khi nồng độ axit trong dạ dày vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ra những triệu chứng khó chịu và dẫn tới một số căn bệnh có liên quan.
Mù tạt
Mù tạt thuộc loại thực phẩm Alkaline cung cấp nhiều khoáng chất thiết yếu như canxi, mangan, chất xơ mang lại lợi ích cho sức khỏe. Đặc thù của mù tạt thuộc giống Alkaline là tinh chất trung hòa axit trong dạ dày.
Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa vì chúng có tác dụng làm gia tăng tốc độ chuyển hóa thức ăn trong cơ thể. Chế biến mù tạt với chanh hoặc giấm, để giảm vị khó chịu của mù tạt, cũng tăng mùi vị hấp dẫn cho mù tạt.
3. Hạt Methi (hạt cỏ Cari Ấn Độ)
Mọi người hay cho bột cari vào trong một số món ăn để tăng độ hấp dẫn những ít ai biết đến công dụng có lợi cho sức khỏe của loại bột này. Bộ cari có nguyên liệu chính là loại hạt cari hay còn gọi là hạt methi.
Hạt methi
Cây methi
Hạt methi là một nguồn cung cấp chất xơ phong phú, có tính kháng khuẩn cao, chữa lành những vết thương viêm nhiễm trong dạ dày, giải quyết những vấn đề tiêu hóa.
Video đang HOT
Chất xơ trong trong hạt Methi sẽ đào thải chất độc có trong có thể sau khi được tiêu hóa ở đường ruột. Vì thế, sử dụng hạt Methi sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn khỏe mạnh hơn và không gặp vấn đề rắc rối nào. Sự dụng hạt Methi trong các món ăn, rắc lên bề mặt để tăng hương vị.
4. Thì là
Thì là không chỉ là một gia vị truyền thống trong những món ăn của người dân Việt, mà nó còn là một vị thuốc với nhiều công năng vô cùng hữu ích. Rất nhiều bài thuốc Đông Y đã sử dụng cây thì là như một vị thuốc để chữa những căn bệnh.
Trong thì là có chứa hoạt chất Anethole, có tác dụng dịu các cơn co thắt trong dạ dày và bảo vệ đường tiêu hóa khỏi những tác nhân gây hại xâm nhập.
Hạt cây thì là giúp giảm các cơn đau liên quan đến bệnh tiêu hóa, cũng như ngăn ngừa triệu chứng trào ngược axit trước khi chúng xảy ra. Thì là một vị thuốc tuyệt vời để khắc phục các triệu chứng đau dạ dày và đầy hơi.
5. Củ nghệ
Nghệ đã được đưa vào danh sách những vị thuốc hiệu quả vì những yếu tố chữa bệnh mà nó cung cấp cho người sử dụng. Mọi người quá quen với tác dụng liền sẹo, trị bỏng nhưng nghệ cũng là “siêu anh hùng” trị bệnh dạ dày.
Củ nghệ
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh được củ nghệ có nhiều tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình co bóp nhưng không tiết ra axit. Hoạt chất Curcumin trong củ nghệ sẽ ngăn chặn viêm nhiễm, ức chế được các nguyên nhân gây trào ngược axit. Cũng phải nói đến tính chất chống oxy hóa cao của củ nghệ, loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể.
6. Cây đu (Slippery Elm)
Đây là cây thảo mộc, trồng và sử dụng bởi người dân Bắc Mỹ. Ngoài tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn như tắc nghẽn đường hô hấp, vỏ cây đu có nhiều chất nhầy tác dụng trong việc làm mềm và bảo vệ màng trong của màng tế bào trên cơ thể.
Cây đu (Slippery Elm)
Loại thuốc sắc từ vỏ cây hay lá cây đều dùng làm dịu các cơn đau khi gặp vấn đề về hệ thống tiêu hóa hay cổ họng. Trong số các loại thuốc hiện nay, Slippery Elm có công hiệu trong việc điều trị chứng viêm cơ quan tiêu hóa và phòng chống loét dạ dày.
Những người có bệnh về dạ dày như trào ngược axit hoặc bệnh đường ruột đang trong quá trình chữa trị chứng viêm loét được khuyến khích dùng thuốc làm từ loại thảo mộc này.
7. Cây hoắc hương (Wood Bentony)
Hoắc hương
Hoắc hương là cây cỏ sống lâu năm, thân có phân nhánh, cao chừng 30cm đến 60cm. Theo kinh nghiệm dân gian, hoắc hương là vị thuốc tốt cho dạ dày, tiêu hóa khỏe mạnh, chữa cảm mạo, nhức đầu, cảm cúm. Ngày nay, dựa vào nhiều kết quả nghiên cứu của các chuyên gia y tế, hoắc hương có tác dụng chống khuẩn, ức chế các loại nấm gây bệnh. Tinh dầu hoắc hương dùng kích thích tăng tiết dịch dạ dày, tăng cường hệ thống tiêu hóa.
8. Hoa cúc Đức (German Chamomile)
Hoa cúc Đức (German Chamomile) là thành phần chính trong một loại thuốc chữa đau dạ dày. Các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều thí nghiệm trên những cây hoa cúc Chamomile và cho ra các kết quả đều chứng minh tác dụng của loại hoa này với căn bệnh liên quan đến dạ dày như: trào ngược axit, chuột rút, nôn khan, đau dạ dày,..
Hoa cúc Chamomile dùng làm trà thảo dược rất có lợi cho hệ thần kinh, còn hoa cúc Đức điều trị cho trào ngược axit. Người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng loại thảo mộc này mà không có những tác dung phụ nguy hại đến sức khỏe.
9. Cây lô hội
Lô hội gần đây rất được các chị em quan tâm vì tác dụng chăm sóc sắc đẹp mà nó mang lại. Ngoài ra những ai bị bỏng có thể bôi chất nhầy trên cây để làm dịu cơn đau rát.
Nhưng ít ai biết đến lô hội còn là một vị thuốc ngăn chặn chứng ợ nóng. Bạn có thể bóc lớp vỏ xanh trên bề mặt cây rồi lấy hết chất gel trong cây, cho vào một ly nước uống sau bữa ăn.
10. Thảo mộc Agrimony
Loại thảo mộc này được rất ít người biết đến như một vị thuốc giảm đau dạ dày và phục hồi chức năng của hệ thống đường tiêu hóa.
Axit trào ngược cũng gây ra những biểu hiện như nôn khan, tiêu chảy. Nếu như bạn có những triệu chứng này thì hãy tìm đến Agrimony để điều trị những dấu hiệu liên quan đến vấn đề dạ dày.
11. Gừng
Dùng gừng để làm giảm các triệu chứng buồn nôn rất hiệu quả. Các hợp chất trong rễ cây gừng đã được chứng minh sẽ làm giảm các axit dạ dày, đưa về mức độ trung bình, và đảm bảo hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt.
Ngau sau bữa ăn, bạn có thể uống một tách trà gừng tươi sau mỗi bữa ăn để làm dịu lại những triệu chứng của axit trào ngược, hay bệnh dạ dày nói chung.
12. Gốc cam thảo
Ngoài hoa cúc Đức (German Chamomile), cam thảo cũng là một vị thảo dược trong một loại thuốc dân gian của người Đức. Người Đức cho rằng chúng có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và loại trừ gốc tự do. Vì vậy, gốc cam thảo được dùng để điều trị chứng trào ngược axit dạ dày.
Một nghiên cứu tiến hành với 80 bệnh nhân đang điều trị trào ngược axit sử dụng cam thảo trong 3 tuần liên tiếp. Kết quả cho thấy có những dấu hiệu cải thiện đáng kể đối với 75% những bệnh nhân loét dạ dày. Điều này cho thấy rễ cam thảo có thể điều trị triệu chứng trào ngược axit.
Minh Trang
Theo Sức khỏe và Đời sống/Naturalon
Những tác dụng "đắt giá" của cây sả: Nếu chưa biết, sẽ rất tiếc!
Không chỉ là gia vị đặc trưng trong bếp, sả còn là vị thuốc quý. Đông y đánh giá cao tác dụng giải độc, hỗ trợ tiêu hóa, hạ huyết áp, giải cảm và nhiều công dụng tuyệt vời khác.
Theo Đông y, cây sả còn có tên gọi khác là hương mao hay cỏ chanh, có mùi thơm đặc trưng, bất kỳ ai khi chạm tay vào cây sả, chỉ ngửi thôi cũng đã muốn "chiếm hữu" ngay cho riêng mình bởi mùi hương ấn tượng khó quên.
Cây sả được ví như một "kho báu" tinh dầu. Lá sả chứa 0,4-0,8% tinh dầu dễ bay hơi, thành phần chính của thân cây sả chứa 75-85% hương thơm mùi chanh tự nhiên và các tinh chất đặc biệt khác.
Cây sả từ xưa đến nay được người đời sử dụng một cách triệt để từ gốc đến ngọn, dùng tươi, phơi khô, ướp lạnh, chế biến thành nhiều dạng thành phẩm khác nhau, đặc biệt sử dụng rộng rãi trong y tế, sản phẩm dược và hương liệu phục vụ đời sống.
Đây là loại gia vị có thể kết hợp với nhiều thực phẩm, làm "dậy" mùi cho món ăn, khử mùi tanh, có thể chế biến thành nhiều bài thuốc chữa bệnh.
Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của sả
1. Ngăn ngừa ung thư
Một số nghiên cứu của Đông y Trung Quốc cho thấy mỗi 100g sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene, có chứa chất chống oxi hóa mạnh - hợp chất citral có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư.
2. Giúp tiêu hóa tốt, chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa
Trà từ cây sả và tinh dầu sả (có thể uống 3-4 giọt với nước đun sôi để nguội) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy.
Uống 3-6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi, khử hôi miệng, tiêu đờm, loại bỏ khí trong ruột.
Cây sả tươi 30 - 50g đun sôi, pha với đường, uống nóng 2- 3 lần trong ngày. Dùng chữa chứng bội thực, đau bụng tả, nôn ọe, cảm sốt, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6 - 12gram.
3. Giải độc
Ăn sả giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu, giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang sạch sẽ, hỗ trợ loại bỏ các chất độc hại và giảm acid uric.
Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh, dùng 1 ít sả giã nát, thêm nước lọc, gạn lấy 1 chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh, đỡ mệt, giảm đau đầu.
4. Hạ huyết áp
Tinh chất có trong sả có tác dụng làm giảm huyết áp, làm tăng tuần hoàn máu, giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.
5. Giải cảm, trị nhức đầu
Lá sả cùng với một số loại lá như kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá) ... đun sôi, dùng để xông giải cảm rất hiệu nghiệm.
Chuẩn bị đầy đủ các vị gồm lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3-4 củ tỏi, nấu nước xông.
Hoặc lá sả, lá tre, lá bưởi, (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi xông nên múc sẵn một bát để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn nằm nghỉ sẽ đỡ bệnh.
6. Giảm cân, làm đẹp
Người Thái Lan áp dụng rất hiệu quả vì sả có khả năng cắt giảm calo trong món ăn. Với họ, sả có tác dụng như ớt giúp đốt cháy mỡ thừa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp máu lưu thông tốt hơn.
Các dưỡng chất trong sả còn giúp cải thiện làn da. Tinh dầu trong sả giúp điều hòa hệ thần kinh ổn định, cải thiện các chức năng hệ thần kinh.
Sả còn là nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ, mô trong cơ thể.
Tinh dầu sả chứa 2 hoạt chất bao gồm citral và geraniol. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, citral là hoạt chất có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Nhờ đó các tế bào nang nuôi tóc sẽ được bảo vệ khỏi nguy cơ bị tổn thương dẫn đến bệnh rụng tóc.
Theo soha/sina
Thứ quà "đầu hè" chị em nào cũng thích mua về ăn vì sở hữu nhiều công dụng đặc biệt Mùa hè lại đến với rất nhiều hoa quả bổ dưỡng. Trong số các loại quả nhiệt đới, mận được coi như là "bà hoàng" bởi những công dụng đặc biệt của nó. Mận có danh pháp khoa học là Prunus salicina, một loài cây lá nhỏ thường thấy ở miền bắc Việt Nam và Trung Quốc thuộc chi mận mơ. Nó cũng...