12 tiêu chí nhận diện một đại học đẳng cấp quốc tế
Tất cả các trường đại học hoạt động nghiêm túc, muốn trở thành đại học đúng nghĩa và có cách nhìn dài hạn đều có tham vọng trở thành “đẳng cấp quốc tế”.
LTS: Từ năm 2006, Việt Nam đã có Quyết định 145/2006/QĐ-TTg về chủ trương và những định hướng lớn xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên đến nay, sau 15 năm, kết quả chưa như mong đợi.
Để hiểu rõ hơn về “đại học đẳng cấp quốc tế”, hôm nay, Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài viết của Thạc sĩ Nguyễn Minh Quang – Phó giám đốc Công ty cổ phần Giáo dục và Tư vấn LV&F, Nguyên Phó trưởng phòng Phòng Tổ chức hành chính, Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Tại Điều 2 của Quyết định 145/2006/QĐ-TTg, ngày 20/6/2006 đã xác định tiêu chí của đại học đẳng cấp quốc tế của Việt Nam gồm:
Là cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, cao học và tiến sĩ, nghiên cứu khoa học và công nghệ chất lượng cao hàng đầu của Việt Nam; tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Trường có qui mô vừa phải, tập trung phát triển một số ngành trọng điểm, mũi nhọn; trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Trường là một thí điểm về mô hình trường đại học mới; áp dụng những ý tưởng, phương pháp luận và phương thức hiện đại trong hoạt động giáo dục và hoạt động nghiên cứu, trong tổ chức, quản lý và nhân sự của trường theo nguyên tắc cạnh tranh để phát triển dựa trên sự đánh giá của xã hội và nguyên tắc không vì mục đích lợi nhuận. Trường được trao quyền tự chủ và trách nhiệm cao về quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức nhân sự và tài chính.
Trường có mối liên hệ chặt chẽ và khai thác sức mạnh tổng hợp về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý hàng đầu của các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm trọng điểm, doanh nghiệp trong toàn quốc. Trường là nơi thu hút người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài và các giáo sư, các nhà nghiên cứu nước ngoài đến làm việc.
Trường có quan hệ hợp tác đào tạo và nghiên cứu với các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu trên thế giới, chương trình giáo dục hệ thống được với các trường đẳng cấp quốc tế; tham gia hệ thống kiểm định và công nhận bằng cấp tương đương với các trường đẳng cấp quốc tế.
Một số tài liệu khác cho rằng đại học đẳng cấp quốc tế có những cán bộ giảng viên công bố nghiên cứu của họ trên các tạp chí khoa học hàng đầu trong chuyên ngành; có nhiều sinh viên quốc tế, và đào tạo được những người có khả năng làm việc bất cứ nơi nào trên thế giới.
Đối với trường đại học, vị trí hay đẳng cấp quốc tế được thừa nhận dựa trên uy tín và đòi hỏi có những hoạt động xuất sắc trong nhiều lĩnh vực; được xếp hạng cao trên thế giới.
Một số quan điểm khác thì cho rằng, điểm chung được chấp nhận nhất đó là đại học đẳng cấp quốc tế là một đại học được xếp hạng cao tại các bảng xếp hạng đại học uy tín trên thế giới .
Hiện có nhiều bảng xếp hạng đại học; mỗi bảng có các tiêu chí với trọng số tính điểm khác nhau để xếp hạng các đại học . Nhưng chung qui, người ta vẫn dựa vào các tiêu chí sau để đánh giá một trường đại học: thành tích nghiên cứu và chất lượng sinh viên, cơ chế quản lý, tính chất quốc tế hóa; trong đó thành tích nghiên cứu đóng vai trò quan trọng nhất .
Quan điểm của Đại học Columbia
Trong bài viết này, tôi dẫn 12 đặc điểm để xác định một đại học đẳng cấp quốc tế mà Henry M. Levin, Dong Wook Jeong, Dongshu Ou, Trường Đại học Columbia (Hoa Kỳ) đã tổng hợp. Những phân tích này đang ảnh hưởng rộng rãi và là mô tả được thế giới coi là đầy đủ.
Đại học đẳng cấp quốc tế trước hết phải là trường đại học nghiên cứu, đa ngành; có sự tập trung trọng điểm, hướng đến nhu cầu xã hội, xây dựng được đội ngũ giảng viên xuất sắc. Bên cạnh đó, phải có chính sách thu hút nhân tài và bước đi thích hợp.
Ảnh minh họa: T.L
Video đang HOT
Nhiều ý kiến nhất trí rằng đại học đẳng cấp quốc tế có 03 vai trò chính: bảo đảm được chất lượng cao trong việc đào tạo; nghiên cứu, phát triển và phổ biến tri thức; có những hoạt động đóng góp về văn hóa, khoa học và đời sống cho xã hội.
Một là, xuất sắc trong nghiên cứu bao gồm:
Công bố khoa học trên những tạp chí nghiên cứu khoa học bình duyệt; có uy tín trong nghiên cứu
Chất lượng giảng viên : “Đại học đẳng cấp quốc tế là nơi những cán bộ khoa học hàng đầu muốn được tụ hợp lại”;
Phẩm chất khoa học đáng tin cậy của giảng viên, của các sản phẩm nghiên cứu và công bố khoa học; Nhà khoa học ưu tú là nền tảng vô cùng quan trọng;
Tính sáng tạo có thể thấy rõ được ; nhằm tạo ra một hệ thống cho phép tập hợp những giáo sư hàng đầu và làm cho những trí tuệ ngời sáng trở thành nòng cốt của việc đổi mới nhà trường;
Là đại học nghiên cứu nhưng cũng phải làm tốt việc giảng dạy (có vô cùng ít những trường đại học đẳng cấp quốc tế không phải là những đại học nghiên cứu mạnh).
Đủ uy tín quốc tế để thu hút những cán bộ khoa học và sinh viên giỏi nhất , cũng như những nghiên cứu chất lượng cao và có giá trị lâu dài;
Trong các khoa được xếp hạng đầu; giảng viên và sinh viên được công nhận trong cả nước, được xếp hạng cao trong danh sách nghiên cứu, sáng chế có tài trợ, có ảnh hưởng tốt đối với các quỹ tư nhân trong hoạt động gây quỹ. Đây là những thành phần cơ bản tạo nên một trường đại học đẳng cấp quốc tế.
Hai là, tự do học thuật và một bầu không khí kích thích hoạt động trí tuệ
Chất lượng của một trường đại học có tương quan tích cực với tự do học thuật và quyền tự trị về khoa học;
Hiệu trưởng Casper của Đại học Stanford từng nói: “Bí quyết của Stanford để trở thành đại học đẳng cấp quốc tế trong một thời gian tương đối ngắn là sự quý trọng tự do học thuật. Stanford coi đó là linh hồn của Nhà trường”.
Ba là, cơ chế tự chịu trách nhiệm (self-governance)
“Ở Nhật, các đại học quốc gia có thẩm quyền hoạt động như một tập đoàn nhà nước với Hội đồng quản trị độc lập với Bộ giáo dục”.
Bốn là, ngân sách và trang thiết bị phù hợp
Để đủ điều kiện hỗ trợ cho những nghiên cứu mũi nhọn (như tại Hoa Kỳ); cũng là thể hiện một sự đầu tư theo nguyên tắc chọn lọc và tập trung (như ở Hàn Quốc). Một thí dụ khác của đặc trưng này là sự “Tập trung nguồn lực vào một số ít các trường có tiềm năng thành công lớn” như Dự án 985 của Trung Quốc.
Phát biểu của nhóm tác giả là: “Danh hiệu đẳng cấp quốc tế không đến với giá rẻ, không có một ngân sách tầm cỡ đẳng cấp quốc tế cho công tác nghiên cứu và duy trì hoạt động của nhà trường, thì những tiêu chuẩn cao sẽ chỉ là lời nói hoa mỹ mà thôi”.
Điều này cũng trùng với quan điểm sau: Chuyên gia giáo dục đại học của Ngân hàng Thế giới đưa ra công thức để đạt đến thành công của một đại học đẳng cấp thể giới gồm ba yếu tố, xếp theo thứ tự là: sự tập trung về tài năng, nguồn lực tài chính dồi dào và cơ chế quản trị hiệu quả.
Dĩ nhiên, “Sự hỗ trợ tài chính cụ thể, với sự kết hợp thỏa đáng giữa quyền tự chịu trách nhiệm và sự giải trình trách nhiệm” là yêu cầu bắt buộc. Đại học Oxford duy trì được vị trí đẳng cấp quốc tế trong cán bộ và sinh viên mà họ tuyển dụng, trong chất lượng nghiên cứu, và sự hợp tác với những trường hàng đầu khác vì có đủ các điều kiện này.
Năm là, sự đa dạng
Một môi trường học tập/nghiên cứu/giảng dạy toàn diện nơi mọi lãnh vực đa dạng của tri thức được nghiên cứu, được tôn trọng và sùng kính;
Đại học đẳng cấp quốc tế phải bao hàm toàn diện, tất cả các lãnh vực tri thức không chỉ những bộ môn truyền thống mà cả những chuyên ngành mới, kể cả những ngành học cổ xưa không còn mấy giá trị thực tiễn;
Nếu một trường đại học muốn dành được vị trí đẳng cấp quốc tế, cán bộ và sinh viên của họ cần hiểu rằng có những nền văn hóa khác biệt đang tồn tại trên thế giới này.
Sáu là, tính chất quốc tế hóa: sinh viên, giáo sư, giảng viên đến từ nhiều nước
Đại học đẳng cấp quốc tế cần phấn đấu tạo nên công dân thế giới: “càng ngày chúng ta càng thấy rõ cần có những tri thức đối sánh về các nền văn hóa để trả lời cho những câu hỏi đang được đặt ra”;
Quốc tế hóa các ngành học, các chương trình đào tạo, tăng cường giao lưu sinh viên và nâng cao số lượng sinh viên quốc tế, thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ và trao đổi giảng viên…; là việc đương nhiên của một đại học đẳng cấp quốc tế. Hợp tác quốc tế với các trường nhằm xây dựng những ngành học đạt đẳng cấp quốc tế.
Đại học đẳng cấp quốc tế tuyển dụng những giáo sư hạng nhất, và nhận sinh viên trên phạm vi toàn thế giới;
Một trường đẳng cấp quốc tế có sinh viên từ khắp thế giới, quan trọng hơn là có quan hệ hợp tác với các trường đại học và các doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Bảy là, lãnh đạo có tính chất dân chủ, thể hiện:
Cạnh tranh công khai đối với giảng viên và sinh viên; sẵn sàng việc hợp tác với các thành phần, các tổ chức bên ngoài.
Tám là, có nhiều sinh viên tài năng
Ảnh hưởng thúc đẩy, kích thích học tập có được do sự hiện diện của hàng ngàn sinh viên tài năng trong trường. Đầu tư cho sinh viên chính là đầu tư cho nhà trường, và hơn nữa, đầu tư cho tương lai.
Mặc dù thành tích nghiên cứu là yếu tố đã in sâu vào nhận thức của mọi người về khái niệm đại học đẳng cấp quốc tế, sự thành công của sinh viên mà nhà trường đã đào tạo vẫn là tiêu chuẩn phải có.
Đẳng cấp quốc tế cũng có nghĩa là có những chương trình đào tạo phong phú có thể giúp đào tạo sinh viên với một nhãn quan rộng hết mức có thể.
Chín là, trình độ sử dụng công nghệ thông tin, tính hiệu quả của quản lý, thư viện thể hiện ở sự tận dụng công nghệ thông tin;
Mười là, chất lượng của giảng dạy. Uy tín của một trường đại học cũng được quyết định bởi chất lượng của sinh viên và những đóng góp của họ cho xã hội. Đẳng cấp quốc tế là giảng dạy một cách đúng đắn, nâng cao kỹ năng của sinh viên, tạo ra tiến bộ trong việc học tập.
Chất lượng của chương trình, hiệu quả của giảng dạy, và chất lượng của nghiên cứu đều có tầm quan trọng như nhau.
Mười một là gắn kết với nhu cầu của cộng đồng/xã hội
Các trường phải có quan hệ với thành phần kinh tế tư nhân và gắn với việc xây dựng chiến lược nhà nước.
Dù cho có một nhận thức chung trong xã hội rằng những nghiên cứu của trường đại học đem lại giá trị xã hội trực tiếp, người ta vẫn nhận ra những lợi ích mà việc nghiên cứu mang lại khi trường đại học đáp ứng những nhu cầu cụ thể khác của nền kinh tế trong qui mô trung hạn.
Mười hai là, hợp tác trong và ngoài trường
Có những nỗ lực hợp tác trong nghiên cứu giữa các khoa trong trường cũng như giữa trường này và trường khác.
Những phân tích của Đại học Columbia cho thấy đặc điểm tiêu biểu để nhận dạng một đại học đẳng cấp quốc tế là các công bố khoa học quốc tế, số lượng trích dẫn, cũng như sự cống hiến của nhà trường cho cộng đồng, xã hội. Những tiêu điểm khác gồm có tự do học thuật; trang thiết bị; ngân sách; sự đa dạng của đội ngũ giảng viên, sinh viên, của các lĩnh vực nghiên cứu; sự quốc tế hóa đội ngũ giảng viên, sinh viên, và quốc tế hóa chương trình giảng dạy; tính cạnh tranh về giảng viên và sinh viên cũng như việc lựa chọn được những sinh viên tài năng nhất, …
Như vậy, để trở thành đẳng cấp quốc tế thì một trường đại học nhất thiết phải đầu tư mạnh cho nghiên cứu; thực hiện chức năng là một tổ chức giáo dục toàn cầu; hoạt động hiệu quả so với đòi hỏi của địa phương, lẫn quốc gia, và toàn cầu.
Quốc tế hóa ngày nay đã trở thành quan trọng trong chiến lược của các đại học để giải quyết tốt các vấn đề như hiệu quả, cạnh tranh thu hút nguồn lực, hình ảnh, bằng cấp và chất lượng. Chất lượng và sự phát triển bền vững của giáo dục đại học là mục tiêu lớn của giáo dục Thế kỷ XXI. Vì thế, tất cả các trường đại học hoạt động nghiêm túc, muốn trở thành đại học đúng nghĩa và có cách nhìn dài hạn đều có tham vọng trở thành “đẳng cấp quốc tế” .
11 đại học hàng đầu nước Mỹ lấy điểm ACT thế nào?
Cả 11 trường đều có điểm ACT trung bình từ 33 trở lên, trong đó 75% thí sinh nộp hồ sơ đạt 35-36 điểm, tức gần tuyệt đối.
Mỗi khi ứng tuyển vào các đại học Mỹ, thí sinh sẽ đặt câu hỏi: "Thế nào là điểm ACT tốt?". Tuy nhiên, các chuyên gia tuyển sinh cho rằng, thay vì đặt câu hỏi đó, bạn nên tìm câu trả lời cho câu hỏi: "Điểm ACT tốt để vào trường nào?".
Covid-19 đã khiến các đại học Mỹ quyết định SAT, ACT không còn là yếu tố bắt buộc với ứng viên. Tuy nhiên, nếu sở hữu điểm ACT cao, bạn sẽ có lợi thế lớn. Điểm tối đa của ACT là 36. Theo dữ liệu của tổ chức ACT, điểm trung bình của thí sinh nộp hồ sơ vào các đại học Mỹ là 20,6, giảm nhẹ so với mức 20,7 của năm 2019.
Đại học Princeton, Mỹ, nơi yêu cầu điểm ACT trung bình 34. Ảnh: Shutterstock
Dưới đây là điểm ACT cần để trúng tuyển vào 11 đại học hàng đầu nước Mỹ vào mùa thu 2019:
Để hiểu giá trị các số trong bảng, bạn cần biết khái niệm "thứ hạng phần trăm". Thứ hạng phần trăm không phải là tỷ lệ câu trả lời đúng mà được đánh giá dựa trên điểm tổng của thí sinh, có khả năng so sánh kết quả bài thi của bạn với các thí sinh khác nộp cùng đợt. Nghĩa là nếu điểm ACT của thí sinh ở mức 75%, điều này không có nghĩa em đó trả lời đúng 75% câu hỏi, mà là em đạt điểm cao hơn 75% thí sinh cùng kỳ thi đó.
Cả 11 trường tốt nhất nước Mỹ đều yêu cầu mức điểm ACT ở thứ hạng 75% là 35-36, tức gần tuyệt đối, điểm trung bình không trường nào dưới 33. Năm 2019, điểm ACT trung bình của 340 đại học quốc gia Mỹ là 25,5.
Các chuyên gia tuyển sinh cho rằng, thí sinh chỉ nên nộp hồ sơ nếu điểm ACT của mình nằm ở thứ hạng phần trăm 50 trở lên.
7 ngành học đắt đỏ tại Mỹ Tại nhiều trường đại học ở Mỹ, một số ngành học có mức học phí đắt đỏ. Ước tính, sinh viên phải chi ít nhất 200.000 USD để hoàn thành chương trình học. 1. Lịch sử và Luật (Sarah Lawrence College): Thành lập năm 1926 tại Bronxville, New York (Mỹ), Sarah Lawrence College ban đầu là trường dành cho nữ sinh, sau đó...