12 thói quen hại dạ dày khủng khiếp, ai cũng mắc phải ít nhất 1 lỗi
Dạ dày là cơ quan quan trọng nhất của hệ tiêu hóa. Mỗi ngày, dạ dày phải thực hiện nhiều chức năng cùng lúc nên nó rất dễ gặp tổn thương.
Dưới đây là một số thói quen vô tình gây hại cho cơ quan này mà đa số chúng ta không hề hay biết.
1. Ăn quá nhiều
Ăn quá no cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Vì vậy, chỉ nên ăn đủ, ăn đúng bữa, không ăn đỡ cho bữa khác.
Làm thế nào để biết dạ dày đã “đủ sức chứa”?
Khi cảm giác bụng không đầy hơi, không có gánh nặng, hết cảm giác thèm ăn.
Ảnh minh họa
Chế độ ăn nhiều muối sẽ phá hủy niêm mạc dạ dày, trường hợp nặng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Vì vậy, ăn ít muối không chỉ có tác dụng ngăn ngừa bệnh cao huyết áp mà còn tốt cho dạ dày.
Bạn ăn bao nhiêu muối trong một ngày?
Tốt nhất chỉ nên dùng khoảng 6 gam muối trong 1 ngày.
Ngoài ra, khi mua thực phẩm đóng gói, bạn phải xem hàm lượng natri trong bảng dinh dưỡng, hàm lượng natri nhân với 2,5 là hàm lượng muối.
3. Ăn nhiều thực phẩm ngâm chua, hun khói và chiên
Chất nitrit có trong thực phẩm muối chua như dưa muối, dưa cải và cá muối có thể chuyển hóa thành nitrosamine trong cơ thể, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ung thư dạ dày, vì vậy hãy ăn càng ít càng tốt.
Thực phẩm hun khói dễ bị ô nhiễm bởi các chất độc hại như hydrocacbon thơm đa vòng và formaldehyde; Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm hun khói sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, vì vậy hãy ăn ít các món ăn như cá hun khói, xúc xích hun khói, giăm bông, thịt xông khói và gà hun khói.
Quá trình chiên sẽ không chỉ sản sinh ra các chất gây ung thư khác nhau mà thực phẩm chiên rán cũng không dễ tiêu hóa, sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, vì vậy hãy ăn càng ít càng tốt.
4. Ăn ít trái cây tươi và rau quả
Video đang HOT
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn nhiều trái cây có thể làm giảm nguy cơ ung thư đường tiêu hóa, trong khi tăng các loại rau họ cải (bắp cải, cải thảo, súp lơ, bông cải xanh, cải xoăn, v.v.) có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.Vì vậy, bạn nên bổ sung rau trong mỗi bữa ăn, tốt nhất nên ăn 150-250 gam mỗi bữa. Nếu có trái cây thì nên ăn 200-350 gam mỗi ngày.
5.Ăn nhiều đồ ngọt
Đồ ngọt cũng có thể liên quan đến chứng rối loạn tiêu hóa chức năng. Để ăn ít đồ ngọt thực ra rất đơn giản, bạn hãy giảm tần suất mua chúng, mỗi khi mua, hãy mua gói nhỏ nhất và chia sẻ cho bạn bè xung quanh.
6. Bỏ bữa sáng
Bỏ bữa sáng có thể dẫn đến đến chứng rối loạn tiêu hóa chức năng, ngoài ra bỏ bữa sáng còn dễ làm mất năng lượng trong công việc, bạn sẽ bị đói và ăn nhiều hơn vào buổi trưa, điều này có thể khiến bạn tăng cân.
Làm thế nào để có một bữa sáng ngon?
Một bữa sáng tiêu chuẩn thường bao gồm thực phẩm chủ yếu, rau và lòng trắng trứng. Thực phẩm chủ yếu tiện lợi nhất là bánh mì hoặc bột yến mạch nguyên chất. Trứng và rau có thể luộc để tiết kiệm thời gian và giữ nguyên chất độ dinh dưỡng.
Tuy nhiên, nếu bạn thực sự không có cảm giác thèm ăn, hãy mang theo một ít bánh mì, trái cây, các loại hạt, sữa và trứng tiện lợi để ăn vào buổi sáng.
7. Ăn uống không sạch sẽ
Thực phẩm bị hư hỏng dễ sinh ra nitrit và amin bậc hai, là tiền chất để tổng hợp nitrosamine gây ung thư, vì vậy thực phẩm phải được bảo quản và ăn khi còn tươi.
8. Uống rượu và hút thuốc
Thuốc lá và rượu bia có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Ngoài dạ dày, 2 thứ này có hại cho rất nhiều cơ quan và bộ phận khác cho cơ thể.Nếu phải uống rượu, tốt nhất bạn nên uống rượu có nồng độ cồn thấp như bia, không uống lúc đói và không uống quá nhiều.
9. Stress, căng thẳng, lo âu
Căng thẳng, stress, áp lực, lo âu sẽ khiến cho tình trạng bệnh của bạn trở nên tồi tệ hơn. Bởi nó làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và làm gia tăng các axit dạ dày gây ra các tình trạng như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản… Vì thế, bạn hãy tránh xa những stress, căng thẳng, lo âu để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn.
10. Vận động mạnh, nằm sau khi ăn
Sau khi ăn, dạ dày sẽ thực hiện nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Để cho hoạt động này diễn ra hiệu quả, bạn cần nghỉ ngơi thư giãn và tránh các vận động mạnh. Bên cạnh đó, cũng không nên nằm ngay sau khi ăn vì nó sẽ khiến cho quá trình làm rỗng dạ dày diễn ra chậm lại. Thay vào đó, các động tác vận động nhẹ nhàng như đi bộ sẽ là lựa chọn thích hợp để giúp quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh chóng và hiệu quả hơn.
11. Sử dụng các loại thuốc giảm đau
Những loại thuốc giảm đau dùng để điều trị một số bệnh lý có thể gây những tác dụng phụ, làm ảnh hưởng đến dạ dày do những hoạt chất có trong thuốc kìm hãm sự sản sinh ra niêm mạc bảo vệ dạ dày dẫn đến hình thành các vết loét dạ dày. Do vậy, trong quá trình điều trị đau dạ dày, bạn nên tránh sử dụng các thuốc giảm đau.
12. Ăn không đúng bữa gây bệnh đau dạ dày
Đây không chỉ là thói quen xấu gây nên bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày mà nó còn là nguyên nhân khiến cơ thể bạn không hấp thu tối đa các dưỡng chất có trong thức ăn, nhịp sinh học cơ thể rối loạn dần dần gây nên các biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe.
Loại hạt có tác dụng "lão hóa ngược" ngừa ung thư mà người Nhật rất thích, ở Việt Nam vô cùng nhiều
Loại hạt này phụ nữ Nhật vô cùng yêu mến. Chúng thường được sử dụng cho các phần rau trộn, đồ ăn nhẹ hay là rắc vào cơm, dùng cho các món sushi...
Loại hạt đó chính là mè đen.
Ở Ấn Độ, chúng còn được gọi là kala Til. Mè đenlà một trong những loại gia vị lâu đời nhất của nhân loại. Tuy có bề ngoài nhỏ bé, nhưng hạt mè đen lại vô cùng "quyền lực", được sử dụng cho nhiều lợi ích tăng cường sức khỏe và chống lão hóa.
Mè đen là loại hạt mà phụ nữ Nhật vô cùng yêu mến. Chúng thường được sử dụng cho các phần rau trộn, đồ ăn nhẹ hay là rắc vào cơm, dùng cho các món sushi...
Hạt mè đen cũng được sử dụng phổ biến trong các món ăn của Hàn Quốc để ướp thịt và rau.
Hạt mè đen và dầu của nó được sử dụng rộng rãi trên khắp Ấn Độ. Hạt thường được trộn với đường thốt nốt ấm, hoặc đường để làm thành những món ăn nhẹ.
Theo chuyên gia dinh dưỡng người Ấn Độ, Tiến sĩ Rupali Dutta (Đại học Công nghệ Michigan): " Hạt mè đen là một nguồn năng lượng tốt do hàm lượng chất béo cao. Chúng chứa chất béo lành mạnh như axit béo không bão hòa đa và Omega-6. Chúng cũng chứa chất xơ, sắt, canxi, magiê và phốt pho".
Trong Đông y, hạt mè đen có tên thuốc là hắc chi ma, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, bền gân cốt, sáng mắt, thêm thông minh, dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt... Ngoài ra, hạt mè và dầu hạt mè được dùng để chữa táo bón, tăng cường dinh dưỡng.
Phụ nữ tiêu thụ hạt mè đen đều đặn, cơ thể đạt được lợi ích gì?
1. Làn da sẽ đẹp hơn
Người Trung Quốc tin rằng các chất dinh dưỡng trong hạt mè đen có thể giúp trì hoãn hoặc "đảo ngược lão hóa". Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Harvard vào năm 2010, hạt mè đen rất giàu vitamin B và sắt. Nó có thể đẩy lùi lão hóa do thiếu vitamin B, bao gồm tóc bạc sớm, giảm thính lực và mất trí nhớ.
Ngòa ra, nếu chăm chỉ ăn mè đen, phụ nữ có thể tự điều tiết khả năng sinh lý, kích thích hệ thống bài tiết tiêu hóa, tuần hoàn... để tăng lượng hồng cầu, giúp da dẻ hồng hào, tóc đen mượt và kéo dài tuổi thọ.
2. Giảm nguy cơ ung thư
Theo Tiến sĩ Ronald DePhino (Trung tâm Ung thư MD Anderson, Houston): Chất sesamin có trong hạt mè có tác dụng bảo vệ gan chống lại những tổn thương do các gốc tự do trong cơ thể gây ra.
Ngoài ra, hạt mè còn rất giàu chất xơ, lignans (chất tăng cường tế bào) và phytosterol (chất phytochemical), có thể bảo vệ bạn chống lại sự phát triển của ung thư ruột kết.
3. Chữa táo bón và khó tiêu
Tiến sĩ Amol Ghosh từ Bệnh viện NRS ở Kolkata, Ấn Độ cho biết: "Hạt mè đen có thể giúp chữa táo bón do hàm lượng chất xơ cao và hàm lượng axit béo không no. Dầu có trong hạt có thể bôi trơn ruột của bạn, trong khi chất xơ trong hạt giúp việc đại tiện trơn tru hơn. Những hạt này cũng giúp loại bỏ giun trong đường ruột của bạn và cải thiện quá trình tiêu hóa".
Vị chuyên gia khuyên để nhận được nhiều lợi ích chữa táo bón, bạn có thể nghiền hạt hoặc ngâm hạt mè qua đêm, sử dụng vào sáng hôm sau.
4. Ổn định huyết áp
Hạt mè đen rất giàu magiê giúp ngăn ngừa khả năng tăng huyết áp. Chất béo không bão hòa đa và hợp chất sesamin có trong dầu mè được biết là có tác dụng giữ mức huyết áp trong tầm kiểm soát.
5. Để xương khỏe mạnh hơn
Theo Tiến sĩ Gargi Sharma (Chuyên gia dinh dưỡng tại Phòng khám Aayna ở Delhi, Ấn Độ) cho hay: " Loãng xương là tình trạng xương mỏng manh và dễ bị gãy hơn. Khối lượng xương có xu hướng giảm sau tuổi 35 và tình trạng mất xương xảy ra nhanh hơn ở phụ nữ sau khi mãn kinh. Trong các loại thực phẩm tốt cho xương, mè đen là một lựa chọn tốt vì chúng rất giàu canxi và kẽm giúp xương chắc khỏe hơn".
Lưu ý khi sử dụng hạt mè đen
Theo Tiến sĩ Anju Sood, một chuyên gia dinh dưỡng ở Bangalore, Ấn Độ: "Bạn có thể rắc những hạt giàu chất dinh dưỡng này lên ngũ cốc, cơm hoặc món salad của mình. Bạn cũng có thể trộn chúng với sữa chua hoặc sinh tố để tạo ra hương vị hấp dẫn.
Ngoài ra, nếu bạn ngâm hạt mè đen qua đêm, nó sẽ hỗ trợ sự hấp thụ canxi và khoáng chất từ hạt, cũng như làm giảm tác dụng của axit oxalic có trong chúng có thể ngăn cản sự hấp thụ chất dinh dưỡng. Những người yếu dạ dày hoặc có tiền sử sỏi thận, không nên dùng quá nhiều".
Bỏ bữa sáng, hãy thử 3 loại thực phẩm này để đánh bay cơn mệt mỏi Một số thực phẩm lành mạnh mà những người thường bỏ bữa sáng có thể sử dụng. Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì nó cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết để có một sức khỏe tốt. Ăn sáng vừa giúp cải thiện năng lượng trong suốt cả ngày vừa làm tăng khả năng tập...