12 quảng cáo là ‘đứa con’ của ’sáng tạo’ và ‘điên rồ’ nâng marketing lên tầm cao mới
Các công ty luôn không ngừng tìm kiếm những cách độc đáo để gây ấn tượng với khách hàng. Bởi vậy, các quảng cáo lớn, những tấm bảng tương tác và nhiều ý tưởng vừa sáng tạo vừa điên rồ xuất hiện mọi nơi.
Quảng cáo kính cường lực thách bạn phá được lớp màn hình chống đạn chứa đầy tiền bên trong của họ. Không một ai thành công
Một chiếc Bugatti làm bằng một triệu miếng lego. Bạn thậm chí có thể ngồi bên trong
Toa tàu kiểu Người Nhện
Hãng sữa của Nga mời bạn tham quan trang trại qua mạng: https://mu-u.ru/
Tấm băng được tạo ra để kỷ niệm phát sóng phim truyền hình mới
Trạm xe buýt có mùi thức ăn và quảng cáo cuốn sách dạy nấu ăn
Hành khách bị trễ chuyến bay sẽ được tặng KitKat ở Sao Paulo
Quảng cáo thông minh của công ty xây dựng garage: “Đây là nơi tất cả những thương hiệu nổi tiếng ra đời. Đó là minh chứng bạn cần một ngôi nhà có garage… Nếu bạn chưa có, tôi sẽ xây cho bạn! Gọi ngay cho tôi”
Audi lắp đặt logo băng khổng lồ và ra chương trình khuyến mãi cho đến khi tấm băng tan
Sự khác biệt rõ rệt về độ phân giải của màn hình
Video đang HOT
Tấm poster tương tác yêu cầu mọi người xếp thành chữ cái bằng cơ thể
Tấm biển 3D của Coca-Cola nằm trong Kỷ lục Guinness
Trạm cứu hộ mời bạn chơi với các chú chó thực tế ảo
Theo Báo Mới
14 sản phẩm thất bại ê chề nhất trong lịch sử Google
Thành công lớn của Google không đồng nghĩa với việc hành trình chinh phục người dùng của họ hoàn toàn bằng phẳng.
Không có bất kì một công ty nào trên thế giới có một danh mục sản phẩm hoàn hảo và đặc biệt với những công ty thích những ý tưởng mới như Google thì sự thất bại dường như là... hiển nhiên. Dưới đây là 14 thất bại lớn nhất trong lịch sử Google.
14. Google Offers
Vòng đời: 2011 - 2014
Google Offers ra mắt trong thời kì hoàng kim của các dịch vụ như Groupon hay Living Social và khi xu hướng cung cấp mã giảm giá hay coupon giảm nhiệt thì Google Offers cũng không còn giữ được chỗ đứng của mình.
13. Google Web Accelerator
Vòng đời: 2005 - 2008
Google Web Accelerator ra đời với mục tiêu giúp người dùng tăng tốc độ duyệt web bằng cách giảm thời gian tải trang. Sản phẩm này dù vậy dính quá nhiều lỗi, bao gồm cả vêic không chạy được video trên YouTube. Nó bị Google khai tử năm 2008.
12. Google Video
Vòng đời: 2005 - 2009
Khi YouTube bắt đầu thu hút được sự chú ý vào năm 2005, Google quyết định ra mắt dịch vụ video của riêng mình - Google Video. Một năm sau đó, Google Video thể hiện sự "bất lực"của mình trong việc cạnh tranh và Google thực hiện mua lại YouTube với giá 1,65 tỷ USD. Tính đến tháng 5 năm 2018, YouTube có 1,8 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.
11. Jaiku
Vòng đời: 2007 - 2012
Jaiku là một dịch vụ blog được phát triển ở Phần Lan mà Google mua lại năm 2007 để cạnh tranh với Twitter. Đến năm 2009, Google công bố sẽ cung cấp mã nguồn Jaiku dưới dạng mở và sẽ không còn duy trì phát triển dịch vụ này nữa. Do thiếu người dùng, cuối cùng thì Jaiku đóng cửa vào năm 2012.
10. Google Health
Vòng đời: 2008 - 2012
Google Health cho phép người dùng cho phép người dùng nhập vào các thông tin sức khỏe của mình với mục tiêu trở thành một nơi lưu trữ dữ liệu sức khỏe tổng hợp để cung cấp nhanh cho các đơn vị cung cấp dịch vụ thăm khám, sức khỏe. Các quan ngại về bảo mật và sự cạnh tranh lớn trong lĩnh vực này là một vài lý do khiến Google không còn hứng thú duy trì Google Health.
9. Google Answers
Vòng đời: 2002 - 2006
Google Answers cho phép người dùng gửi lên các câu hỏi và đưa ra số tiền cụ thể họ sẵn sàng trả để nhận được câu trả lời. Người dùng theo đó có thể phải bỏ ra từ 2 USD đến 200 USD cho mỗi câu trả lời mình nhận được - và Google giữ lại một phần trong số này. Không thu hút được số lượng người dùng đủ lớn, Google Answers đóng cửa năm 2006.
8. Google X
Vòng đời: 16 tháng 3 năm 2005
Là một giao diện thay thế cho Google Search, Google X cho phép người dùng tìm kiếm dựa trên các danh mục như Groups, Local hay Images. Dịch vụ này chỉ được đưa lên công khai trong đúng một ngày và đến nay tên gọi Google X được sử dụng cho bộ phận nghiên cứu của Google.
7. Google Buzz
Vòng đời: 2010 - 2011
Google Buzz là một sự giao thoa giữa mạng xã hội và dịch vụ nhắn tin nhanh khi cho phéo người dùng chia sẻ đường dẫn, hình ảnh, video, trạng thái... Những "cuộc hội thoại" diễn ra và được sắp xếp bên trong Gmail. Google về sau biến Buzz thành một tính năng mặc định cho người dùng Gmail và nhận được sự phản đối lớn từ phía người dùng. Thậm chí, hãng này còn phải đối mặt với vụ kiện liên quan đến quan ngại về bảo mật, Buzz đóng cửa 18 tháng sau ngày ra mắt.
6. Google Lively
Vòng đời: Tháng 7 năm 2008 - Tháng 12 năm 2018
Ra mắt vào tháng 7 năm 2008 và đóng cửa vào tháng 12 cùng năm, Google Lively là một thế giới ảo chạy trên môi trường web. Thời điểm đó, The New York Times bình luận dịch vụ này như thể là một cách "như kiểu hoạt hình để trò chuyện trong các chat room." Google chia sẻ họ nhận được khá nhiều tán dương cho sản phẩm Google Lively nhưng vẫn quyết định đóng cửa nó chỉ sau bốn tháng rưỡi để "tập trung nguồn lực và tập trung thêm vào các sản phảm lõi như tìm kiếm, quảng cáo và ứng dụng."
5. Knol
Vòng đời: 2008 - 2012
Knol là cách đáp trả của Google với Wikipedia. Knol theo đó là một thuật ngữ được Google tạo ra với ý nghĩa là "đơn vị tri thức". Với mục tiêu trở thành nơi người dùng chia sẻ các bài viết về nhiều lĩnh vực, Knol rất tiếc lại không có số lượng người dùng đủ lớn và đóng cửa năm 2012.
4. Dodgeball
Vòng đời: 2005 - 2009
Được Google thâu tóm vào năm 2005, Dodgeball là dịch vụ cho phép người dùng check-in các địa điểm bằng tin nhắn văn bản. Hai người đồng sáng lập của Dodgeball là Alex Rainert và Dennis Crowley rời Google tháng 4 năm 2007 liên quan đến những bất đồng với công ty này bởi Google "không dành nhiều sự chú ý cho Dodgeball như những gì nó xứng đáng." Crowley sau đó sáng lập Foursquare năm 2009 - cùng năm Dodgeball đóng cửa.
3. Google Glass
Vòng đời: 2012 - chưa rõ
Kính thông minh Google Glass được Google phát triển với ứng dụng đầy tham vọng là đưa các thông tin số vào thế giới thực của con người.
Với giá thành cao (1.500 USD/ chiếc), phần mêm chưa hoàn thiện và ngoại hình khá kì quặc, Google dừng bán kính Google Glass thế hệ đầu vào năm 2015.
2. Nexus Q
Vòng đời: Chưa được tung ra thị trường đại trà
Nexus Q là một sản phẩm hỗ trợ streaming video cho phép người dùng chơi các nội dung từ YouTube hay Google Music trên TV. Được công bố tại sự kiện Google I/O vào năm 2012 với giá bán 299 USD, Nexus Q không được đón nhận nồng nhiệt bởi mức giá cao trong khi đó tính năng lại hạn chế.
1. Google Wave
Vòng đời: 2009 - 2012
Được tạo ra bởi những người đã phát triển Google Maps, Goolgle Wave có một mục tiêu tham vọng là tái định hình email với nhiều tính năng cho phép làm việc nhóm trên các tài liệu. Thế nhưng, người dùng nhanh chóng cảm thấy Wave quá khó sử dụng và Google dừng phát triển thêm ứng dụng này vào năm 2010. Đến năm 2012, Wave chính thức đóng cửa.
Theo Báo Mới
YouTube sẽ đặt 2 quảng cáo liên tiếp ở đầu video, tránh làm phiền khi đang xem phim, nghe nhạc Với hình thức quảng cáo mới, bạn sẽ chẳng còn phải khó chịu với những đoạn quảng cáo chèn vô tội vạ vào những lúc hay nhất khi xem phim, nghe nhạc trên YouTube. Bạn có bao giờ cảm thấy khó chịu với những quảng cáo ngắt giữa video không? YouTube hiểu điều này và muốn bạn có một trải nghiệm tốt nhất...