12 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp nhận giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần I
Ngày 2/12, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần thứ I năm 2022 cho 12 nhà giáo, cán bộ quản lý tiêu biểu trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Các nhà giáo tiêu biểu vinh dự nhận giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần thứ I năm 2022.
Phát biểu tại lễ trao giải thưởng, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, giáo dục nghề nghiệp có vai trò quan trọng phát triển kinh tế đất nước, là nơi cung ứng nhân lực qua đào tạo cho thị trường lao động.
Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
“Góp phần cho sự thành công, phát triển của giáo dục nghề nghiệp thành phố hôm nay và trong tương lai, là kết quả của nhiều yếu tố. Trong đó, phải kể đến sự đóng góp không ngừng nghỉ của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp”, ông Dương Anh Đức nhấn mạnh.
Video đang HOT
Các nhà giáo tiêu biểu nhận giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần thứ I năm 2022 chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu.
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị, lãnh đạo các cơ quan chủ quản, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần quan tâm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp.
Đồng thời, hằng năm có kế hoạch rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nhà giáo trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Tăng cường thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội cho người học về vai trò, vị trí của học nghề. Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp.
Theo thống kê, giáo dục nghề nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh có 371 cơ sở, đào tạo hằng năm cung ứng cho thị trường lao động hơn 125.000 người. Tỷ lệ người học có việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 80% (trình độ cao đẳng đạt tỷ lệ 88,6%, trình độ trung cấp đạt tỷ lệ 82,56%). Chất lượng đào tạo các ngành nghề đáp ứng nhu cầu của người học và nhà tuyển dụng, góp phần giải quyết việc làm cho thị trường lao động của Thành phố và cả nước.
Giải thưởng được xét tặng 2 năm một lần, được trao tặng cho tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tựu nổi bật trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, góp phần thúc đẩy Thành phố Hồ Chí Minh phát triển và hội nhập.
400 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhận Bằng khen của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo
Chiều 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức gặp mặt và tặng Bằng khen cho 400 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu trên cả nước nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã tặng Bằng khen cho 400 nhà giáo và cán bộ quản lý tiêu biểu, xuất sắc.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn ghi nhận sự đóng góp, biểu dương, tôn vinh các nhà giáo tiêu biểu đại diện cho các nhà giáo ở các cấp học, bậc học; các nhà giáo đại diện các vùng, miền trong toàn quốc.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, trong 3 năm qua, đại dịch Covid-19 đã tác động đến mọi mặt của đời sống, lĩnh vực giáo dục và đào tạo chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Với tinh thần ngừng tới lớp-không ngừng học tập, toàn ngành giáo dục đã chủ động chuyển trạng thái sang dạy và học ứng phó với dịch bệnh, ra sức cố gắng để hạn chế những tác động tiêu cực của dịch bệnh tới giáo dục, kiên trì theo đuổi mục tiêu chất lượng.
Trong giai đoạn khó khăn vừa qua, đội ngũ các thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên toàn ngành đã nỗ lực không mệt mỏi để thay đổi và thích ứng. Sự hy sinh, tận tâm, trách nhiệm của các thầy, các cô đã góp phần hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành. Qua đó, củng cố thêm sức mạnh, niềm tin để toàn ngành tiếp tục nỗ lực, vượt khó trên cả chặng đường dài đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nước nhà.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi lễ.
Nhắn nhủ đến các nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, không ai có thể thay thế người thầy trong việc chăm lo, nuôi dưỡng ước mơ và hình thành các giá trị cơ bản cho thế hệ tương lai. Chúng ta không hướng người học chỉ tập trung vào kiến thức mà đồng thời phải dạy cho học trò có trái tim rung động trước cuộc đời, có trách nhiệm với bản thân và xã hội. Chúng ta phải cho mọi người thấy rằng, đồng hành với tiến trình phát triển là hạnh phúc của tất cả chúng ta. Nhưng hành trình này là núi cao, vực sâu, đầy gian nan, vất vả, không có con đường nhung lụa, dễ dàng phía trước của chúng ta. Giáo dục là tạo động lực, là định hướng cách tư duy và hướng hành động. Giáo dục tạo ra sự thay đổi, sự tiến bộ, chinh phục cái mới. Chúng ta cần phải là người dẫn đường, đây là trọng trách lớn, là sứ mệnh của nhà giáo chúng ta.
Thay mặt các giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, thầy giáo Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông chuyên Hoàng Văn Thụ, tỉnh Hòa Bình cho rằng, để sự nghiệp đổi mới giáo dục hoàn thành các mục tiêu đề ra, cần sự chung tay của các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Thầy giáo Nguyễn Mạnh Hùng cũng mong muốn các phụ huynh sẽ không còn tư tưởng "trăm sự nhờ thầy" để bỏ qua vai trò của gia đình trong việc hình thành phẩm chất, năng lực cho con. Sự hình thành phẩm chất và năng lực của một học sinh chính là kết quả nỗ lực của giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội.
Đối với các chính sách cho nhà giáo, thầy giáo Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn Nhà nước sẽ có những chính sách thiết thực hơn để nâng cao đời sống giáo viên, mức lương thấp không đủ trang trải cuộc sống chính là lý do khiến nhiều giáo viên phải bỏ nghề, rẽ ngang sang hướng khác, không đi hết được con đường đã chọn. Thực tế, nhiều giáo viên còn ở lại với nghề cũng đang phải làm thêm rất nhiều nghề khác để bảo đảm cuộc sống.
Quang cảnh buổi lễ.
Bên cạnh đó, các cấp quản lý cần tiếp tục có những giải pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để đáp ứng được với yêu cầu của chương trình mới. Các chương trình bồi dưỡng cần hiệu quả, thiết thực, giải quyết kịp thời những khó khăn mà giáo viên dạy chương trình giáo dục phổ thông mới đang gặp phải. Đồng thời, trong công tác quản lý không nên có sự gò ép mà nên tạo hành lang cho các nhà giáo có thể thỏa sức sáng tạo. Nâng cao nhận thức, chất lượng giáo viên là điều cần thiết để hoàn thành được các mục tiêu đổi mới đã đề ra.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã tặng Bằng khen cho 400 nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đã có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp Để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, việc đầu tiên cần làm là chuẩn hóa chất lượng của giảng viên, nhà giáo trong các cơ sở đào tạo. Đây được xem là trọng tâm trong công tác đổi mới phát triển nghề nghiệp trong bối cảnh mới. Đội ngũ nhà giáo đóng vai trò then chốt Theo số liệu từ Tổng...