12 nguyên nhân trầm cảm ít ai ngờ tới
Bạn cho rằng nguyên nhân trầm cảm là do… thần kinh có vấn đề? Thật ra, bạn có thể mắc chứng trầm cảm vì những lý do đơn giản hơn rất nhiều đấy!
Có rất nhiều yếu tố gây bệnh trầm cảm như chấn thương, đau buồn, stress… Chúng ta thường nghĩ rằng chứng bệnh tâm lý này là do những yếu tố nghiêm trọng gây ra mà không hề biết rằng bản thân mình cũng có thể mắc bệnh vì những nguyên nhân đơn giản.
Trầm cảm theo mùa (Seasonal Affective Disorder – SAD) là hiện tượng phổ biến nhất. Mặc dù bệnh trầm cảm có quanh năm, nhưng bệnh thường nặng thêm vào mùa hè do ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết không thuận lợi như nóng bức, nhiều tia tử ngoại, độ ẩm không khí cao…
Theo Alfred Lewy- Giáo sư Khoa Tâm thần học Trường Đại học Y tế và Khoa học Oregon (Portland), thời tiết ấm áp sẽ làm bệnh trầm cảm tăng cao bởi cơ thể đang trì hoãn quá trình thích ứng với một mùa mới. Nguyên nhân có thể là do sự mất cân bằng giữa các chất hóa học trong não bộ và hormone melatonin.
2. Thói quen hút thuốc lá
Hút thuốc lá từ lâu đã được xác định có liên quan đến bệnh trầm cảm. Người có khuynh hướng dễ bị trầm cảm thường có thói quen hút thuốc lá nhiều hơn người bình thường. Tuy nhiên, lượng nicotine trong khói thuốc có thể ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não, làm tăng lượng dopamine và serotonin giống như cơ chế của các thuốc chống trầm cảm.
Điều này có thể lý giải tại sao thuốc lá lại có bản chất gây nghiện và khi cai thuốc, người bệnh lại có thể bị thay đổi cảm xúc, cũng như lý giải được việc tại sao trầm cảm lại đi kèm với việc cai thuốc lá. Tránh hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc sẽ giúp bạn giữ cân bằng được các chất hóa học có trong não. Tránh hút thuốc và không tiếp xúc khói thuốc có thể giúp cân bằng hóa chất trong não bộ.
Khi tuyến giáp (tuyến có hình con bướm nằm ở trước cổ) không tiết ra đủ hormone tuyến giáp thì dẫn tới suy giáp và một trong những triệu chứng của bệnh là tình trạng trầm cảm. Chức năng chính của hormone tuyến giáp là hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh và điều chỉnh nồng độ serotonin.
Nếu cơ thể bạn xuất hiện một số triệu chứng trầm cảm, đặc biệt là cảm giác sợ lạnh, táo bón, và mệt mỏi thì nên tiến hành kiểm tra hormone tuyến giáp. Bệnh tuyến giáp hoàn toàn có thể chữa trị bằng thuốc.
4. Tình trạng thiếu ngủ
Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu việc thiếu ngủ có thể dẫn đến tình trạng cáu kỉnh, nhưng thiếu ngủ cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm. Một nghiên cứu năm 2007 chỉ ra rằng, khi những người khỏe mạnh bị thiếu ngủ, não của họ sẽ hoạt động nhiều hơn sau khi nhìn thấy những bức ảnh đau buồn so với những người được nghỉ ngơi đầy đủ.
Cơ chế hoạt động của não lúc này cũng tương tự như hoạt động của não ở những người trầm cảm. Nếu bạn không ngủ đủ giấc, não sẽ không có đủ thời gian để thay thế các tế bào não. Do vậy, não sẽ không hoạt động tốt, và đây là một trong số những nguyên nhân chính gây trầm cảm.
5. Sở thích lướt Internet
Video đang HOT
Một số nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, dành quá nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội có thể liên quan với bệnh trầm cảm, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và trẻ nhỏ. Nghiện Internet khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tương tác với mọi người trong thực tế, thiếu tình bạn và dẫn đến tình trạng có cái nhìn sai lệch về cuộc sống. Một số chuyên gia thậm chí còn gọi tên tình trạng này là trầm cảm do Facebook!
Trong một nghiên cứu năm 2010, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 1,2% số người từ 16-51 tuổi sẽ dành quá nhiều thời gian để online, và họ đã xuất hiện trầm cảm ở mức độ vừa và nặng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng, hiện vẫn chưa rõ việc sử dụng nhiều Internet dẫn đến trầm cảm hay người bị trầm cảm thường có xu hướng sử dụng Internet nhiều hơn.
6. Đam mê phim ảnh
Khi một vài thứ quan trọng đối với nhiều người đi đến hồi kết như việc kết thúc một chương trình truyền hình, một bộ phim, hay xây dựng một gia đình mới có thể gây trầm cảm ở một số người.
Vào năm 2009, một số người hâm mộ phim “Avatar” cảm thấy chán nản và thậm chí đã tự tử vì cảm thấy thế giới hư ảo trong phim không có thật. Phản ứng tương tự cũng xảy ra khi phần cuối cùng của bộ phim nổi tiếng Harry Porter đi đến hồi kết.
7. Nơi bạn sinh sống
Sống ở thành phố hay vùng nông thôn tốt hơn đã trở thành đề tài tranh luận của nhiều người. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người sống ở thành thị có nguy cơ rối loạn trí não cao hơn 39% so với những người sống ở vùng nông thôn.
Kết quả nghiên cứu năm 2011 trên tạp chí Nature đã cho thấy vùng não điều chỉnh stress ở những người sống ở thành phố sẽ phải hoạt động nhiều hơn. Và căng thẳng với mức độ cao có thể sẽ dẫn đến các rối loạn về tâm lý. Tỷ lệ bệnh trầm cảm cũng sẽ khác nhau theo từng khu vực.
8. Cơ hội lựa chọn quá nhiều
Trong cuộc sống hàng ngày, con người phải đưa ra quá nhiều sự lựa chọn. Theo lời khuyên của các nhà tâm lý học, mọi người nên chọn những thứ đầu tiên có thể đáp ứng cho nhu cầu sống của mình. Tuy nhiên, với một số người, khi có quá nhiều lựa chọn, họ sẽ muốn tối đa hóa lựa chọn của mình bằng cách xem xét thấu đáo, kỹ lưỡng từng lựa chọn để tìm ra lựa chọn tốt nhất. Và những người thuộc kiểu người này sẽ có nguy cơ bị trầm cảm vì quá cầu toàn.
9. Sự thiếu hụt omega 3
Ăn ít các loại thực phẩm có chứa hàm lượng axit béo omega 3 sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Một nghiên cứu năm 2004 chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa việc ăn ít cá và bệnh trầm cảm ở phụ nữ, song mối liên hệ này không quan sát được ở nam giới. Omega 3 có thể giúp điều chỉnh các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, nhờ đó có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm.
10. Mối quan hệ không tốt
Mặc dù mối quan hệ không tốt với bất cứ ai cũng có thể gây ra trầm cảm, nhưng nghiên cứu vào năm 2007 trên Tạp chí American Journal of Psychiatry đã chỉ ra rằng, bất cứ ai không có mối quan hệ tốt với anh chị em ruột của mình trước độ tuổi 20 thì thời gian sau đó, họ thường có khả năng mắc phải trầm cảm trong cuộc sống hơn những người có quan hệ tốt với anh em ruột của mình.
11. Thuốc tránh thai
Giống như bất kỳ loại thuốc nào, thuốc tránh thai cũng có thể có phản ứng phụ. Các thuốc tránh thai có chứa progesterone tổng hợp sẽ dẫn đến trầm cảm ở một số phụ nữ. Nguyên nhân của hiện tượng này hiện chưa rõ, nhưng nếu phụ nữ có tiền sử bị trầm cảm hoặc dễ bị trầm cảm, thì họ sẽ có nguy cơ xuất hiện các triệu chứng trầm cảm khi đang uống thuốc tránh thai. Một số phụ nữ nhạy cảm thậm chí còn không thể sử dụng thuốc tránh thai.
12. Tác dụng phụ của thuốc
Trầm cảm là một phản ứng phụ của rất nhiều loại thuốc kê đơn. Ví dụ, Accutane và các thuốc khác có chứa isotretinoin được kê để điều trị mụn trứng cá nặng có thể sẽ gây trầm cảm và tự tử với một số người. Trầm cảm cũng là tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị lo âu và mất ngủ, bao gồm Valium và Xanax.
Thuốc điều trị tăng huyết áp (Lopressor), thuốc hạ cholesterol (Lipitor) và thuốc điều trị mãn kinh (Premarin) cũng có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm. Bạn nên đọc kỹ nhãn thuốc và phản ứng phụ của thuốc khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới, và nên nhớ luôn hỏi ý kiến bác sĩ về các nguy cơ của những thuốc này.
Dưới áp lực của công việc và cuộc sống, tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm ngày càng cao bất kể lứa tuổi cũng như giới tính. Trầm cảm không phân biệt bất kì ai, vì vậy, việc nhận biết các nguyên nhân gây bệnh trầm cảm là cần thiết để bạn có thể phòng tránh cho bản thân và mọi người xung quanh.
Loại rau ngừa 9 bệnh ung thư, nhưng 3 kiểu người ăn nó có thể khiến sức khỏe lâm nguy
Luôn nằm trong danh sách những loại thực phẩm ngăn ngừa ung thư nhưng không phải ai cũng đến biết tác dụng của bông cải xanh và không phải ai cũng có thể ăn loại rau này.
Bông cải xanh có thể ngừa 9 bệnh ung thư
Loại rau xanh tươi này là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng. Nó được cho là có lợi cho tiêu hóa, hệ thống tim mạch và hệ thống miễn dịch, có đặc tính chống viêm và thậm chí ngăn ngừa ung thư. Thêm vào đó, bông cải xanh có hàm lượng natri và calo thấp, khoảng 31 calo mỗi khẩu phần. Nó cũng là một loại rau không có chất béo.
Bông cải xanh có một nguồn dinh dưỡng ấn tượng. Chuyên gia dinh dưỡng Victoria Jarzabkowski của Viện Thể dục Texas tại Đại học Texas ở Austin (Mỹ), cho biết nó giàu chất xơ, rất giàu vitamin C và kali, B6 và vitamin A. Nó còn là một loại rau không có tinh bột, có một lượng protein tốt.
Bông cải xanh có thể ngừa tới 9 bệnh ung thư. (Ảnh minh họa)
Bông cải xanh cũng chứa nhiều chất phytochemical và chất chống oxy hóa. Chất phytochemical trong bông cải xanh rất tốt cho hệ thống miễn dịch. Chúng bao gồm glucobrassicin; carotenoid, chẳng hạn như zeaxanthin và beta-carotene; và kaempferol - một flavonoid.
Còn về chất chống oxy hóa, chuyên gia Jarzabkowski nói với Live Science : "Chất chống oxy hóa có thể giúp tìm và trung hòa các gốc tự do gây tổn thương tế bào. Các gốc tự do là những phân tử không ổn định được tạo ra trong quá trình trao đổi chất. Theo Viện Ung thư Quốc gia, thiệt hại mà chúng gây ra có thể dẫn đến ung thư."
Vì bông cải xanh có chứa những chất này nên nó có khả năng ngăn ngừa ung thư.Ttheo đánh giá của hàng trăm nghiên cứu lâm sàng được thực hiện cho Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ và các nghiên cứu khác, bông cải xanh và những loại rau cùng họ với nó khả năng bảo vệ tốt nhất chống lại ung thư tuyến tiền liệt, phổi, ruột kết, vú, bàng quang, gan, miệng, thực quản và dạ dày.
Bông cải xanh cũng là một nguồn cung cấp lutein, một hợp chất chống oxy hóa và sulforaphane, một chất chống oxy hóa rất mạnh. Bông cải xanh cũng chứa các chất dinh dưỡng bổ sung, bao gồm một số magiê, phốt pho, một ít kẽm và sắt.
Những ai không nên ăn bông cải xanh
Mặc dù bông cải xanh có khả năng ngăn ngừa tới 9 bệnh ung thư và an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên vẫn có một số người nên tránh loại rau này.
Người mắc bệnh tuyến giáp
Nếu bạn bị suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém), bạn có thể được yêu cầu tránh các loại rau họ cải - chẳng hạn như cải xoăn, súp lơ, bông cải xanh, bắp cải và cải Brussels.
Những loại rau này rất độc đáo về mặt hóa học theo nhiều cách, bao gồm hàm lượng cao các hợp chất chứa lưu huỳnh được gọi là glucosinolate - thứ mang lại mùi đặc biệt cho chúng.
Nhưng glucosinolate và các hóa chất khác trong những loại rau này được coi là goitrogens, có nghĩa là chúng có thể cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp - chủ yếu là do làm rối loạn việc sử dụng iốt của tuyến giáp. Tuyến giáp của bạn sử dụng i-ốt để sản xuất bình thường hormone tuyến giáp và nếu nó không thể tiếp cận i-ốt đúng cách hoặc nếu cơ thể không có đủ i-ốt, mức độ hormone tuyến giáp của bạn sẽ giảm xuống.
Tiến sĩ Luis O. Rustveld - chuyên gia dinh dưỡng và trợ lý giáo sư tại Đại học Y Baylor ở Houston (Mỹ) cho biết: "Chúng không nhất thiết có hại nếu bạn có tuyến giáp hoạt động bình thường. Nhưng nếu bạn bị suy giáp, bạn có thể cân nhắc việc hạn chế ăn các loại rau họ cải.
Bạn cũng nên đảm bảo nấu các loại rau họ cải nếu bị suy giáp. Nấu các loại rau họ cải làm giảm đặc tính gây goitrogenic của chúng. Nó làm giảm tác động của goitrogens trên tuyến giáp, vì vậy chúng không gây ra bất kỳ vấn đề gì với số lượng bình thường."
Người đang bị đầy hơi, đầy bụng
Nói chung, bông cải xanh là an toàn để ăn và bất kỳ tác dụng phụ nào cũng không nghiêm trọng. Tác dụng phụ thường gặp nhất của bông cải xanh là đầy hơi hoặc kích ứng ruột, gây ra bởi lượng chất xơ cao trong bông cải xanh. Chuyên gia Jarzabkowski nói: "Tất cả các loại rau họ cải đều có thể khiến bạn bị đầy hơi. Nhưng lợi ích về sức khỏe của chúng nhiều hơn sự khó chịu."
Người đang dùng thuốc làm loãng máu
Theo Trung tâm Y tế Wexner của Đại học Bang Ohio, những người dùng thuốc làm loãng máu nên xem lượng bông cải xanh của họ, vì hàm lượng vitamin K trong rau có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Do đó, những người đang dùng thuốc làm loãng máu nên ăn với lượng hạn chế.
Ăn bông cải xanh sống, hấp hay luộc, cách nào bổ dưỡng hơn?
Bông cải xanh luộc dễ làm mất chất hơn so với hấp hay xào nhanh.
Cách bạn chế biến bông cải xanh có thể ảnh hưởng đến lượng chất dinh dưỡng bạn nhận được. Những người ăn bông cải xanh vì lợi ích chống ung thư của nó không nên nấu loại rau này quá lâu.
Một nghiên cứu năm 2007 của Đại học Warwick đã phát hiện ra rằng việc luộc bông cải xanh có thể làm giảm tác dụng của các enzyme chống ung thư tốt của thực phẩm. Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc luộc, hấp, nấu bằng lò vi sóng và chế biến món xào đối với bông cải xanh tươi, cải Brussels, súp lơ trắng và bắp cải xanh.
Đun sôi dẫn đến thất thoát lớn nhất các chất dinh dưỡng chống ung thư. Hấp trong tối đa 20 phút, cho vào lò vi sóng trong tối đa ba phút và xào trong tối đa năm phút không làm mất đi đáng kể các chất ngăn ngừa ung thư. Bông cải xanh sống giữ được tất cả các chất dinh dưỡng, nhưng nó cũng có nhiều khả năng gây kích ứng ruột và gây đầy hơi.
8 "thủ phạm" liên quan loãng xương Loãng xương là một bệnh về xương khiến xương trở nên dễ gãy hơn. Trong nhiều nguyên nhân có những nguyên nhân có thể phòng ngừa được. Nguyên nhân phổ biến của loãng xương là kết quả của sự mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và quá trình tiêu xương. Sau đây là một số yếu tố nguy cơ và nguyên...