12% người Australia tin 5G phát tán Covid-19
Theo khảo sát của Essential, trung bình cứ 8 người, có một người tin mạng 5G là “thủ phạm” khiến Covid-19 lây lan khắp thế giới.
Nghiên cứu của hãng Essential Research được thực hiện với hơn 1.000 người tham gia trong độ tuổi 18-34 tại Australia. Ngày 19/5, Bộ trưởng truyền thông Paul Fletcher của Australia khẳng định không có mối liên kết nào giữa 5G và virus, đồng thời việc phát tán những thông tin sai sự thật và vô căn cứ như vậy là hành động vô trách nhiệm.
“Gây ra những thiệt hại cho mạng di động có thể làm gián đoạn kết nối quan trọng, gây nguy hiểm cho cộng đồng, thậm chí tử vong nếu ai đó không thể gọi tới Triple Zero”, Fletcher nói. Triple Zero (000) là số điện thoại khẩn cấp để gọi cảnh sát hoặc cứu thương ở Australia.
Nhiều người “kỳ thị” 5G vì cho rằng công nghệ này gây ra đại dịch. Ảnh: Medium.
Video đang HOT
Từ tháng 4, tin giả 5G là nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan bắt đầu lan truyền ở các nước châu Âu, khiến nhiều trạm phát sóng bị phá hủy trong khi các kỹ sư viễn thông bị lăng mạ, tấn công. Chỉ tính riêng ở Anh, có tới 77 trạm phát sóng bị đốt trong vòng một tháng qua.
Cũng theo Essential, khoảng 13% những người tham gia khảo sát cho rằng nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates phần nào có liên quan tới virus corona và đại dịch là cái cớ để ép mọi người sử dụng vaccine.
40% nói họ tin virus được tạo từ phòng thí nghiệm tại Vũ Hán, nhưng cũng có khoảng 40% khác phản đối suy đoán này. 77% cho rằng đại dịch ở Trung Quốc tồi tệ hơn so với những số liệu mà nước này công bố. Trong khi đó, 20% lại nghĩ chính phủ và báo chí nói quá lên về số ca tử vong để dọa người dân
Australia sử dụng phần mềm phát hiện người nhiễm virus SARS-CoV-2
Australia sẽ đưa vào sử dụng một phần mềm điện thoại di động mới có khả năng cảnh báo nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Bằng cách sử dụng Bluetooth không dây để theo dõi sự di chuyển giữa những người dùng điện thoại và báo hiệu cho cộng đồng khi có người mắc COVID-19 tiếp xúc gần.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Canberra, Australia ngày 20/3/2020.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, ngày 14/4, Chính phủ Australia kêu gọi người dân tích cực tham gia tải và sử dụng ứng dụng nói trên, với hy vọng đây sẽ là một trong những biện pháp tích cực và nhanh chóng để có thể dập tắt sớm nhất sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 trên phạm vi quốc gia.
Ứng dụng được thiết lập tương tự chương trình TraceTogether tại Singapore đã được chính phủ nước này đưa vào sử dụng từ ngày 20/3 và ghi nhận những hiệu quả tích cực trong việc kiềm chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Ứng dụng sẽ trao đổi tín hiệu Bluetooth không dây của người dùng với các điện thoại khác ở phạm vi gần sử dụng cùng ứng dụng, ghi lại dữ liệu lịch trình của điện thoại và gửi thông tin này đến các cơ quan y tế. Những người đồng ý sử dụng ứng dụng và nhiễm virus có thể thông báo với cơ quan y tế và cho phép cơ quan này truy cập dữ liệu của họ trên phần mềm để trực tiếp báo hiệu tới bất kỳ ai khác đã tiếp xúc gần trong vòng 24 giờ trước.
Thông báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết nước này sẽ triển khai ứng dụng công nghệ mới nói trên trong vòng vài tuần tới. Người dân được quyền lựa chọn và không bắt buộc phải sử dụng. Tuy nhiên, ông Morrison hy vọng mọi người sẽ hưởng ứng vì để ứng dụng đạt hiệu quả cần ít nhất 40% dân cư trong cộng đồng cùng sử dụng, giúp nâng cao khả năng nhận diện người nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách chính xác nhất, trước khi lây nhiễm cho người khác.
Mặc dù vậy, việc có nên sử dụng ứng dụng này hay không vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi tại Australia. Giảng viên cao cấp về truyền thông tại Đại học Swinburne, Tiến sĩ Belinda Barnet bày tỏ lo ngại về vấn đề quyền riêng tư, theo đó lịch sử dữ liệu người dùng có thể bị sử dụng vào các mục đích khác ngoài cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Trong phiên điều trần trước Quốc hội Australia ngày 14/4, Giám đốc Cơ quan Y tế Australia Brendan Murphy cho rằng cần phải làm rõ hơn và thuyết phục cộng đồng chấp nhận ứng dụng này, đồng thời khẳng định đây sẽ là một biện pháp hữu hiệu trong cuộc chiến chống COVID-192. Hiện Bộ trưởng Tư pháp Australia Christian Porter đã bắt đầu thảo luận với Ủy viên Quyền riêng tư của Quốc hội về những lo ngại liên quan tới ứng dụng.
Theo thông báo từ Chính phủ Singapore, phần mềm công nghệ TraceTogether không thu thập dữ liệu GPS hoặc địa điểm của người dùng. Chương trình này chỉ truy cập và lưu trữ số điện thoại di động của người dùng và một số nhận dạng "ẩn danh ngẫu nhiên" các số điện thoại của những người tiếp xúc gần trong một khoảng thời gian nhất định. Toàn bộ thông tin được lưu trữ trên một máy chủ an toàn và không được công khai. Người sử dụng ứng dụng sẽ không thấy được dữ liệu điện thoại của những người tiếp xúc gần, nhưng thông tin về các tiếp xúc gần trong một khoảng thời gian của họ có thể được nhà chức trách khôi phục nếu người dùng nhiễm virus và đồng ý cho truy cập nguồn dữ liệu đã được lưu trữ.
Diệu Linh
Covid-19 đe dọa smartphone 'bom tấn' Cứ tới mùa thu, Mazen Kourouche lại xếp hàng ở Apple Store ở Australia để mua iPhone mới, nhưng năm nay có thể anh phải ở nhà. "Kể từ iPhone 7, tôi vẫn đều đặn xếp hàng mua các thiết bị mới của Apple vì một số lý do. Thứ nhất, đó là sự cường điệu liên quan đến chúng, hai là vì...