“12 năm phổ thông học theo mẫu, sao đòi người trẻ sáng tạo?”
Đó là câu hỏi của nam sinh Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM đặt ra cho diễn giả tại chương trình Tiếng nói Trẻ -YouthSpeak 2018 vừa diễn ra tại TPHCM.
Chương trình kết nối hơn 400 sinh viên tiêu biểu đến từ nhiều trường ĐH ở TPHCM với các doanh nghiệp, các tổ chức để cùng nhau để cùng nhau trao đổi và tìm ra giải pháp cho các vấn đề xã hội dựa trên 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hiệp quốc.
Về hạn chế lớn nhất của người trẻ ngày nay, ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, Giám đốc trung tâm Khoa học tư duy CTS Bộ Khoa học công nghệ cho rằng, đó là chính là sự sáng tạo. Người trẻ hô hào rất nhiều, nói về đam mê, khát vọng rất lớn, thể hiện rất máu lửa nhưng rất kém sáng tạo.
Sinh viên tham dự Chương trình Tiếng nói Trẻ-YouthSpeak 2018
“Nói ra như một nỗi đau nhưng não chúng ta hoạt động rất kém. Chỉ số sáng tạo của Việt Nam rất thấp và gần như có thể nói nó không đóng góp gì cho ngân sách quốc gia, cho sự phát triển của đất nước”, ông Thái Hòa nói.
Khi nghe ý kiến trên, một nam sinh Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM nêu ra vấn đề, mọi người đang nói về sự sáng tạo, đòi hỏi người trẻ sáng tạo. Nhưng 12 năm học ở phổ thông, học sinh khi học Văn thì làm theo văn mẫu, học Toán thì giải theo những cách đã có sẵn. Làm khác thì bị cho là sai.
Nam sinh đặt câu hỏi: “Chính việc học ở phổ thông đã tạo cho sức ỳ của học sinh rất lớn, vậy làm sao có thể hy vọng, đòi hỏi người trẻ sau này có thể sáng tạo?”.
Video đang HOT
Không thể trả lời câu hỏi của sinh viên đặt ra, ông Thái Hòa nói rằng đây là nghịch lý và cũng là sự bế tắc của giáo dục hiện nay. Chúng ta thiếu môi trường cho sự sáng tạo, không thể trách người trẻ. Nhưng theo ông Hòa, từ thực tế đó, mỗi người phải suy nghĩ và cố gắng khắc phục những điểm yếu. Mỗi sinh viên khi đi học có thể thư viện hóa việc học của mình, xây dựng cách tự học, tự tìm hiểu, mày mò một cách hiệu quả nhất.
Về việc giáo dục áp đặt, không phát huy được năng lực tư duy, sáng tạo của từng học sinh, TS Nguyễn Khánh Trung, Giám đốc Emile Việt Education đã từng đề cập nhiều trong các bài giảng của mình. Ông Trung khẳng định, mỗi trẻ em có khả năng tiềm ẩn rất lớn, theo Unicef, các chỉ số về trẻ em rất phong phú như khả năng tập trung, tự chủ, sáng tạo, đam mê học hỏi, khám phá, sắp xếp thông tin nhận được, ghi nhớ… Não bộ của trẻ có 100 tỷ nơ ron, mỗi nơ ron lại có 20.000 kết nối với các nơ ron khác, và tất cả thực hiện khoảng 2 triệu tỷ kết nối trong các mạng lưới phức tạp khác nhau.
Thế nhưng trẻ Việt còn rất hạn chế về các khả năng sáng tạo, làm chủ, tư duy…, theo ông Trung nguyên nhân hàng đầu là chúng ta có vấn đề trong phương pháp tư duy và thực hành giáo dục trong gia đình lẫn nhà trường. Mà vấn đề rõ nhất là sự áp đặt, người lớn muốn trẻ em suy nghĩ, tư duy, lập luận giống mình, theo cách của mình, em nào nghĩ khác là “cắt”, là “nắn” lại cho “chuẩn”.
Theo TS Nguyễn Khánh Trung, giáo dục của chúng ta có vấn đề khi người lớn “cắt/gọt” con trẻ ý muốn chủ quan của mình
Nhiều bậc cha mẹ hùa nhau đàn áp trẻ nhỏ, bắt chúng đi theo con đường của mình, sống cuộc sống mong ước của mình, phải tuân phục mình, phải “gọi dạ, bảo vâng”. Giáo dục nhà trường vì muốn tạo ra các thế hệ tương lai theo ý mình muốn về tâm hồn, về tư tưởng nên đã áp đặt đồng loạt cùng một chương trình, một nội dung giáo dục, một hình thức đánh giá… trên hàng triệu trẻ em.
Ông Trung nhấn mạnh trẻ là chủ thể sáng tạo – nghĩa là không ai dạy được trẻ, nhất là trẻ nhỏ, mà chính trẻ là chủ nhân của sự sáng tạo, là tác giả của những những gì học được, và có khả năng học hỏi liên tục nhằm tự kiến tạo nên chính mình. Quá trình sáng tạo của trẻ là: quan sát, tự phân tích, tự rút ra kinh nghiệm, và tự kiến tạo nên sự hiểu biết của mình, kiến tạo nên nhân cách của mình.
Người lớn thay vì tìm cách dạy đủ thứ cho trẻ thì cần tạo ra một không gian, hoàn cảnh phù hợp để giúp trẻ thực hiện những sáng tạo, tự học hỏi khám phá một cách tốt nhất.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Tuyển sinh các chương trình đặc biệt thế nào?
Mùa tuyển sinh 2018, nhiều thí sinh quan tâm đến chương trình tiên tiến của các trường đại học lớn. Chương trình này đặc biệt ra sao?
TS Nguyễn Lưu Thùy Ngân (bìa trái) tư vấn cho thí sinh trong buổi tư vấn trực tuyến tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ sáng 21-4 - Ảnh: TRẦN HUỲNH
* Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM có tuyển sinh đào tạo chương trình tiên tiến. Chương trình này khác gì so với chương trình đại trà? Học chương trình này cấp bằng có khác gì không? (Nguyễn Thị Hạnh)
- ThS Phùng Quán, trưởng phòng thông tin - truyền thông Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM): Chương trình đào tạo tiên tiến ngành công nghệ thông tin của trường là một trong mười chương trình đầu tiên được Bộ GD-ĐT phê duyệt và giao nhiệm vụ triển khai đào tạo theo đề án "Đào tạo theo chương trình tiên tiến tại một số trường ĐH của Việt Nam".
Chương trình này học hoàn toàn bằng tiếng Anh và cấp bằng khác với chương trình chính quy đại trà. Chương trình có đối tác liên kết là ĐH Portland State, Hoa Kỳ và sinh viên có thể chuyển tiếp sang Hoa Kỳ học sau 2 năm.
* Chương trình tiên tiến tại Trường ĐH Công nghệ thông tin có gì khác với chương trình chất lượng cao và những ngành nào ở trường đào tạo theo chương trình tiên tiến? Điều kiện để vào chương trình tiên tiến? (Hoàng Thái An)
- TS Nguyễn Lưu Thùy Ngân - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM): Chương trình tiên tiến và chương trình chất lượng cao có những khác biệt cơ bản sau: chương trình tiên tiến sinh viên học hoàn toàn bằng tiếng Anh, yêu cầu tiếng Anh khi tốt nghiệp cao hơn; chương trình chất lượng cao: cơ bản học bằng tiếng Việt và có 5-6 môn học được giảng dạy bằng tiếng Anh.
Điều kiện để đăng ký xét tuyển vào chương trình tiên tiến: có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL ITP 400 trở lên (hoặc các chứng chỉ tương đương khác). Trường hợp sinh viên chưa có chứng chỉ tiếng Anh sẽ phải trải qua kỳ kiểm tra tiếng Anh đầu vào.
Sinh viên chưa đạt chuẩn tiếng Anh đầu vào sẽ được nhà trường tổ chức đào tạo bổ túc tiếng Anh để theo kịp chương trình. Học sinh các trường THPT quốc tế, học sinh thuộc diện tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển cũng có thể đăng ký vào chương trình tiên tiến.
* Năm nay, Khoa y (ĐH Quốc gia TP.HCM) tuyển ngành y chất lượng cao. Vậy ngành y chất lượng cao này khác thế nào so với ngành y trường đang đào tạo? (Đoàn Hùng Dũng)
- ThS Nguyễn Tuấn Kiệt, phó trưởng phòng đào tạo - công tác sinh viên Khoa y (ĐH Quốc gia TP.HCM): Từ năm 2018, Khoa y đào tạo ngành y khoa hoàn toàn theo hình thức chất lượng cao. Chương trình y khoa chất lượng cao sẽ triển khai khoảng 40% khối lượng giảng dạy bằng tiếng Anh đối với một số môn học, môđun thuộc khối đại cương, y cơ sở và thực tập lâm sàng tại bệnh viện.
Ngoài các môn học, môđun được giảng dạy 100% bằng tiếng Anh, các môđun khác có yêu cầu sinh viên làm bài tập thảo luận PBL (Problem-Based Learning) bằng tiếng Anh. Yêu cầu này được áp dụng xuyên suốt chương trình học.
Đối tượng tuyển sinh ngoài thí sinh tốt nghiệp THPT, Khoa y còn xét tuyển đối tượng thí sinh đã tốt nghiệp ĐH từ các trường ĐH thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM với chuyên ngành gần với nhóm ngành khoa học sức khỏe gồm: công nghệ sinh học, sinh học, hóa sinh, kỹ thuật y sinh.
Theo tuoitre.vn
Nhà tuyển dụng ngành Luật than: "Mỏi mắt" không tìm được nhân sự Hỏi đến kiến thức thì biết sẽ "thua" vì các bạn nói không nhớ rõ lắm, đành hỏi thêm về việc tham gia các hoạt động ngoại khóa hay cách nhìn nhận vấn đề xã hội... Chỉ mong mỏi người trẻ có tinh thần, mong muốn làm nghề luật sư mà có khi cả tuần không nhận được bộ hồ sơ nào cả....