12 lợi ích tuyệt vời của quả bí ngòi mà ít người biết
Quả bí ngòi (còn gọi là bí Nhật) có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe mà bạn không thể không quan tâm.
Quả bí ngòi (bí Nhật) có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mà ít người biết – Ảnh minh họa: Shutterstock
Sau đây là 12 tác dụng đáng kể nhất của loại quả này, theo Bold Sky.
1. Thúc đẩy tiêu hóa lành mạnh
Quả bí ngòi có giá trị dược liệu cao. Nó rất giàu chất xơ giúp giảm bớt các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, táo bón và khí dạ dày. Nó cũng giúp duy trì sức khỏe đường ruột tốt.
2. Giảm mức glucose
Một lượng chất xơ không hòa tan trong quả bí ngòi rất hiệu quả trong việc ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh tiểu đường loại 2. Ăn một lượng đáng kể loại quả này giúp giảm nguy cơ bị hội chứng chuyển hóa đồng thời cải thiện sự dung nạp glucose, do đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường, theo Bold Sky.
3. Góp phần tăng cường sức khỏe tim
Quả bí ngòi có lượng calorie thấp và nhiều folate, kali và magiê – tất cả đều quan trọng với sức khỏe tim. Chất xơ trong quả bí ngòi cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim, chẳng hạn như đột quỵ.
4. Hỗ trợ các vấn đề về thị lực
Lượng vitamin C và beta-carotene dồi dào trong quả bí ngòi giúp duy trì sức khỏe mắt, hỗ trợ thị lực và các vấn đề liên quan. Ngoài ra, các chất chống ô xy hóa như lutein và zeaxanthin trong quả bí ngòi giúp giảm các vấn đề về thị lực liên quan đến tuổi tác, theo Bold Sky.
5. Giúp kiểm soát cân nặng
Quả bí ngòi chứa ít tinh bột và carbohydrate nhưng lại có hàm lượng chất xơ và nước cao. Điều này làm cho quả bí ngòi trở thành một loại thực phẩm ít chất béo cực kỳ hữu ích cho việc kiểm soát cân nặng trong thời gian ngắn.
Video đang HOT
6. Có thể có tác dụng chống ung thư
Lượng beta-carotene và vitamin C cao trong quả bí ngòi giúp giảm tác hại do stress ô xy hóa gây ra trong cơ thể, qua đó giảm nguy cơ bị các loại ung thư chẳng hạn như ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, theo Bold Sky.
7. Cân bằng mức hoóc môn tuyến giáp
Sự hiện diện của polyphenol và vitamin C trong vỏ quả bí ngòi có hiệu quả trong việc điều chỉnh mức hoóc môn của tuyến giáp và tuyến thượng thận. Ngoài ra, chất mangan trong loại quả này thúc đẩy hoạt động đúng đắn của các tuyến này.
8. Củng cố xương và răng
Lutein và zeaxanthin là hai loại carotenoid có trong quả bí ngòi giúp củng cố xương và răng, đồng thời ngăn ngừa các bệnh liên quan đến chúng. Quả bí ngòi cũng rất giàu vitamin K, magiê và folate vốn góp phần vào việc phát triển xương.
9. Làm chậm lão hóa
Các chất chống ô xy hóa có đặc tính chống lão hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ da khỏi stress ô xy hóa và trì hoãn quá trình lão hóa sớm. Quả bí ngòi chứa nhiều chất chống ô xy hóa như beta-carotene giúp củng cố màng tế bào và chống lại mọi tổn thương cho da do tia tử ngoại gây ra.
10. Giảm mức cholesterol
Quả bí ngòi giàu chất xơ và ít calorie. Chất xơ cao trong loại quả này làm giảm sự tích tụ cholesterol xấu (LDL) trong động mạch và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim mạch vành và đột quỵ.
11. Giảm huyết áp
Natri và kali là hai chất điện giải quan trọng trong cơ thể và nên theo tỷ lệ 2: 1. Khi mọi người ăn quá nhiều đồ ăn vặt, nồng độ natri sẽ tăng cao dẫn đến tăng huyết áp. Vì quả bí ngòi rất giàu kali, nó giúp cân bằng tác động tiêu cực của natri và hạ huyết áp.
12. Thúc đẩy tăng trưởng tóc
Vitamin B2, kẽm và vitamin C trong quả bí ngòi giúp thúc đẩy tăng trưởng tóc và làm cho tóc chắc khỏe hơn. Những hợp chất quan trọng này cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề như tóc khô, tóc chẻ ngọn và gàu, theo Bold Sky.
Theo Thanh niên
Loại trái cây, rau củ nên ăn cả vỏ
Ổi, táo, dưa chuột, kiwi... có phần vỏ chứa nhiều dinh dưỡng không nên bỏ.
Vỏ ổi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe - Ảnh: Internet
Táo
Vỏ táo có hàm lượng chất xơ cao (chiếm nửa hàm lượng chất xơ của cả quả), giàu vitamin C, A và kali. Vỏ táo cũng chứa lượng vitamin K nhiều gấp 4 lần những phần khác. Nếu gọt bỏ vỏ, bạn mất đi 1/3 dinh dưỡng.
Vitamin K phổ biến trong thịt và rau xanh, giúp cơ thể hình thành cục máu đông khi bị trầy xước, kích hoạt các protein, phát triển tế bào và duy trì xương chắc khỏe.
Chống oxy hóa quercetin cũng được tìm thấy trong vỏ táo. Chất này giúp cơ thể ngăn ngừa các vấn đề về hô hấp, bảo vệ phổi khỏi các chất kích thích. Quercetin cũng được cho là chống lại tổn thương mô não và bảo vệ trí nhớ.
Cà tím và bí ngòi
Giữ vỏ cà tím và bí ngòi nếu bạn muốn có thêm chất xơ, flavonoid và magiê, theo Cecere. Một lý do khác hàm lượng nước trong chúng. Cà tím có nồng độ nước là 95% và cà tím là 92% nước. Da của các loại rau này là nơi chứa hầu hết các chất dinh dưỡng.
Cà chua
Vỏ cà chua có nồng độ flavonoid naringenin cao, có thể làm giảm viêm và bảo vệ cơ thể chống lại một số bệnh. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy nấu cà chua nguyên vỏ làm tăng hàm lượng của một số chất dinh dưỡng có sẵn trong cà chua.
Nho và cherry
Trên thực tế, việc gọt vỏ những loại trái cây này rất khó khăn. Vỏ của các loại quả mọng, nho và cherry cung cấp lượng chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng khá lớn. Vỏ nho đặc biệt có lợi vì phần này của nho có lượng chất chống oxy hóa cao nhất trong toàn bộ trái cây.
Ổi
Theo Đông y, quả ổi có tác dụng giảm cân, giảm cholesterol, điều trị tiêu chảy và kiết lỵ, hỗ trợ tiêu hóa... Cả vỏ ổi, lá ổi cũng được các nghiên cứu chứng minh là chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là làn da. Vỏ ổi có chất chống oxy hóa, chất kháng khuẩn, chống viêm và tannin.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn ổi cả vỏ để hấp thụ tối đa dinh dưỡng.
Dưa chuột
Vỏ dưa chuột màu xanh đậm, giàu chất chống oxy hóa, chất xơ không hòa tan, kali, vitamin K, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và kích thích vai trò của bạch cầu. Ăn vỏ dưa chuột có thể giải nhiệt, giải độc cho cơ thể.
Khoai tây
Vỏ khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt, canxi, kali, magiê, vitamin B6 và vitamin C. Trong 100 g khoai tây, lượng canxi ở vỏ nhiều gấp 7 lần phần củ và lượng sắt gấp 17 lần. Vỏ khoai tây chứa lượng beta-carotene đáng kể, là chất chuyển hóa thành vitamin A trong quá trình tiêu hóa.
Vitamin A rất cần thiết cho sức khỏe tế bào và hệ miễn dịch, duy trì chức năng các bộ phận cơ thể.
Kiwi
Hầu hết mọi người bỏ vỏ quả kiwi, chỉ ăn phần ruột. Ít ai biết rằng vỏ kiwi cũng có thể ăn được và chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C hơn phần ruột bên trong. Nghiên cứu cho thấy ăn vỏ kiwi bạn sẽ tăng gấp 3 lần lượng chất xơ so với nếu bỏ chúng đi.
Thu Thủy (t/h)
Theo Một thế giới
Ai không được ăn mứt Tết? Mứt là các thực phẩm dinh dưỡng vì có chứa nhiều thành phần tốt cho cơ thể như đường bột, protein, axit hữu cơ, vitamin và khoáng chất, nhiều chất chống lão hóa tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa. Mứt là món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết. Trước đây chỉ có chừng chục loại nhưng ngày nay mứt tết...