12 lợi ích tuyệt vời của nước ép dưa leo
Bên cạnh việc là một thức uống giải khát, nước ép dưa leo cũng là một loại thuốc bổ tuyệt vời: Ngăn ngừa bệnh tim, đẩy lùi chứng tăng huyết áp và nuôi dưỡng sức khỏe tim mạch mà không cần dùng thuốc.
ShutterStock
Sau đây là 12 lý do tại sao bạn nên uống nước ép dưa leo, theo Your News.
Ngăn ngừa ung thư
Nước ép dưa leo rất giàu chất chống ô xy hóa như vitamin A và C, lariciresinol, pinoresinol và secoisolariciresinol, giúp ngăn ngừa và chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư.
Ngoài ra, dưa leo có chứa các hợp chất cucurbitacin và lignans, có vai trò ngăn chặn ung thư. Các flavonoid fisetin trong dưa leo có thể giúp làm chậm sự tiến triển của ung thư tuyến tiền liệt, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Ung thư.
Cải thiện lượng đường trong máu
Vitamin K trong dưa leo giúp cải thiện lượng đường trong máu, làm tăng độ nhạy insulin, theo các nghiên cứu của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ.
Ngoài ra, hàm lượng kali cao trong dưa leo cũng có thể ngăn ngừa bệnh tiểu. Nồng độ kali thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Điều chỉnh huyết áp
Nước ép dưa leo rất giàu kali, giúp mở rộng các mạch máu, làm giảm căng thẳng trong các mạch máu và điều chỉnh huyết áp. Hơn nữa, nước ép dưa lcác chất lỏng trong cơ thể, theo Your News.
Làm giảm cholesterol
Uống nước ép dưa leo có thể có lợi cho những người bị cholesterol cao. Nước ép này có chứa sterol thực vật có thể làm giảm mức cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt, giúp giảm nguy cơ đau tim.
Chống viêm
Các chất dinh dưỡng trong dưa leo có đặc tính chống viêm, có thể làm giảm các tình trạng viêm khớp như bệnh gút và đau khớp, theo Your News.
Hỗ trợ sức khỏe của mắt
Uống nước ép dưa leo rất tốt cho mắt vì hàm lượng vitamin A và các hợp chất lutein và zeaxanthin cao, hỗ trợ sức khỏe của mắt.
Video đang HOT
Hỗ trợ sức khỏe xương
Nước ép dưa leo chứa hàm lượng cao canxi và kali, là những khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của xương. Những khoáng chất này cải thiện cấu trúc xương và chuyển hóa xương, cũng như thúc đẩy sản xuất các enzyme tạo xương.
Duy trì các chức năng sinh hóa
Magiê có trong dưa leo cần cho chức năng cơ và thần kinh bình thường, nhịp tim bình thường, xương chắc khỏe và khả năng miễn dịch tốt. Nó cũng đóng vai trò trong chuyển hóa năng lượng và tổng hợp protein.
Ngoài ra, nước ép dưa leo còn có đồng, có thể tăng cường chức năng sinh hóa. Đồng cũng giúp sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh và các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, cũng như tăng cường các mô liên kết và hệ thống miễn dịch, theo Your News.
Giúp cơ thể giữ nước
Nước ép dưa leo giúp cơ thể giữ nước vì hàm lượng nước cao. Uống nước ép dưa leo cũng giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể.
Làm đẹp da
Ngoài việc loại bỏ độc tố trong cơ thể, nước ép dưa leo giúp cải thiện sức khỏecủa da vì chứa nhiều vitamin C. Vitamin C cần cho quá trình tổng hợp collagen, tăng độ đàn hồi của da và làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn. Vitamin A cũng hỗ trợ sức khỏe làn da.
Giảm cân
Uống nước ép dưa leo có thể giúp giảm cân. Ngoài việc ít calo và không có chất béo bão hòa, nước ép dưa leo có chứa chất xơ giúp tạo cảm giác no, cải thiện nhu động ruột và tăng cường trao đổi chất, theo Your News.
Thúc đẩy tăng trưởng tóc
Nếu bạn muốn tóc khỏe, hãy uống nước ép dưa leo. Dưa leo chứa lượng lớn silicon và lưu huỳnh giúp ngăn rụng tóc và giữ cho tóc khỏe mạnh.
Cách làm nước ép dưa leo
Rửa dưa leo, giữ nguyên vỏ, cắt thành miếng và cho vào máy xay thực phẩm. Thêm một ít nước và xay nhuyễn. Đổ nhuyễn qua máy lọc vào ly, sau đó thêm mật ong và muối cho vừa uống, theo Your News.
Theo thanhnien
Chàng trai trẻ hôn mê, lượng đường trong máu vượt gấp 16 lần bình thường vì "cuồng" trà sữa
Tiểu Mao không thể ngờ loại đồ uống ngọt lịm này lại khiến lượng đường trong máu anh vượt gấp 16 lần bình thường và phải vào viện cấp cứu.
Chàng trai 29 tuổi này tên là Tiểu Mao (tên nhân vật đã được thay đổi), người Trung Quốc. Cũng như bao bạn trẻ khác, Tiểu Mao rất thích uống trà sữa trân châu, thậm chí anh chàng có thể uống liền vài cốc trong một ngày cũng được. Nhưng Tiểu Mao không thể ngờ chính sở thích tai hại này lại có thể khiến anh phải nhập viện cấp cứu.
Uống quá nhiều trà sữa khiến chàng trai phải nhập viện cấp cứu (Ảnh minh họa)
Một ngày, Tiểu Mao bất ngờ hôn mê bất tỉnh tại phòng trọ, rất may là người bạn cùng phòng phát hiện ra liền gọi cấp cứu và đưa anh chàng tới khoa nội tiết và chuyển hóa của Bệnh viện Hữu nghị Trung Quốc - Nhật bản để cấp cứu. Sau khi nhập viện, ai cũng sốc khi bác sĩ Yang Wenying, trưởng khoa nội tiết và chuyển hóa thông báo rằng lượng đường trong máu của Tiểu Mao đã tăng vọt lên 88,37mmol/L, gấp 16 lần so với người bình thường. (Đường huyết lúc đói của một người bình thường
Khi Tiểu Mao tỉnh lại, chàng trai thú nhận 2 tuần trước khi phát bệnh mình thường cảm thấy khắp cơ thể mệt mỏi, khô miệng và sụt cân. Tuy nhiên, anh ta chỉ nghĩ rằng mình bị thiếu nước vào mùa hè nên việc cảm thấy khát là bình thường. Cũng vì thế Tiểu Mao quyết định uống trà sữa nhiều hơn để dịu cơn khát của mình.
Theo bác sĩ Yang Wenying, Tiểu Mao đã mắc bệnh tiểu đường vì vậy cần phải điều trị lâu dài, duy trì lối sống lành mạnh... nếu không thì ngay cả việc dùng loại thuốc tốt nhất để điều trị thì cũng không thể nào kiểm soát được lượng đường trong máu.
Bác sĩ Yang Wenying, trưởng khoa nội tiết và chuyển hóa, Bệnh viện Hữu nghị Trung Quốc - Nhật bản. (Ảnh: Sohu)
Những yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết
- Chế độ ăn: Người bệnh tiểu đường cần phải tuân thủ chế độ ăn cân bằng và phù hợp. Tránh dùng những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao hoặc ăn kiêng khem không đủ dinh dưỡng.
- Căng thẳng tâm lý.
- Uống thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc điều trị đái tháo đường hoặc các loại thuốc khác nhau cso thể có hiệu ứng khác nhau đối với đường huyết của bạn.
- Tập thể dục với cường độ nhẹ hay nặng sẽ làm giảm hoặc tăng đường huyết.
Đường huyết trong "vùng nguy hiểm" có thể khiến bệnh nhân đối mặt với hậu quả gì?
Đường huyết được xem là bất thường khi :
- Lúc đói đường huyết
- Sau ăn 2 giờ đường huyết> 200mg/dL (11,1mmol/L)
Hậu quả:
- Đường huyết hạ thấp hơn 60mg/dL dễ dẫn đến hôn mê thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.
- Đường huyết tăng cao trên 180mg/dL gây ra các biến chứng ở mắt, thận, thần kinh, mạch máu, tim, não...
- Đường huyết quá cao gây ra các biến chứng cấp như hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu...
- Đường huyết lúc quá cao, lúc quá thấp cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng, làm giảm chất lượng cuộc sống..
Làm cách nào để tránh vùng đường huyết nguy hiểm?
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), mức đường huyết sau đây là an toàn đối với đa số người bệnh đái tháo đường:
- Đường huyết lúc đói: 90-130mg/dL (5,0mmol/L - 7,2mmol/L).
- Đường huyết sau ăn 1-2 giờ: Dưới 180mg/dL (10mmol/L)/
- Đường huyết trước khi ngủ: 110mg/dL - 150mg/dL (6,0mmol/L-8,3mmol/L).
Nếu được bác sĩ chẩn đoán mắc đái tháo đường (tiểu đường), bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tự theo dõi đường huyết và biết mức đường huyết cần đạt (vùng đường huyết an toàn).
- Biết cách xử lý khi đường huyết dao động nhiều, quá cao hay quá thấp.
- Tuân thủ chế độ ăn cân bằng, hợp lý, đủ dinh dưỡng.
Bệnh nhân tiểu đường nên có chế độ ăn uống hợp lý.
- Chăm chỉ tập thể dục hàng ngày nhưng nên chọn hoạt động an toàn và hiệu quả như đi bộ 30 phút/ngày.
- Dùng thuốc điều trị đái tháo đường đúng cách, theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Ngưng hút thuốc lá.
(Nguồn: Sohu)
Theo Helino
Ăn lạc thường xuyên tốt hơn uống nghìn viên thuốc bổ Thường xuyên ăn củ lạc sẽ giúp bạn chống được nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, ung thư. Đồng thời sở hữu sức khỏe tốt mà không phải cần bổ sung thuốc bổ. Ảnh minh họa: Internet Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng trong củ lạc có chứa chất "Resveratrol", loại chất này...