12 loại thực phẩm giúp bạn đốt cháy mỡ nhanh nhất
Đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể của mình nhanh nhanh nhờ các loại thực phẩm này.
Có rất nhiều loại thực phẩm hút mỡ thừa, tuy nhiên có 12 loại thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất. Ngoài những loại mọi người đã biết như: cần tây, bột yến mạch, ngô và còn có măng, cà tím, ớt chuông, tất cả đều rất tốt cho việc giảm cân, ổn định huyết áp, giảm mỡ máu và cholesterol.
Cần tây
Cần tây chủ yếu chứa Cellulose, nước, là loại thực phẩm không nóng, tác dụng rất tốt cho việc điều hòa huyết áp, giảm mỡ máu và nóng trong. Trong cần tây có rất nhiều kali giúp thon gọn vùng bụng, đùi, chân. Cần tây còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác như chất xơ, vitamin B2, các thành phần khác.
Bột yến mạch
Có thể nói bột yến mạch là loại thực phẩm phổ biến cho người ăn kiêng. Bột yến mạch có giá trị dinh dưỡng cao, không nóng, khi kết hợp với sữa hay sữa chua, hạt kê vào buổi sáng sẽ thành đồ ăn giảm cân. Những món này rất dễ làm, hàm lượng calo thấp, là món ăn kiêng được sử dụng nhiều nhất.
Ngô
Ngô cũng là loại thực phẩm nằm trong danh sách này, hỗ trợ rất tốt cho quá trình giảm cân. Nếu như bạn ăn quá nhiều bột yến mạch và cảm thấy chán thì có thể thay đổi khẩu vị sang ăn ngô. Ngô rất tốt cho hệ thống đường tiêu hóa, cải thiện được tình trạng táo bón, có chứa nhiều celloulose kích thích đường tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa cholesterol và quá trình giải độc đường ruột.
Măng
Măng cũng là một thực phẩm hỗ trợ bạn rất tốt trong quá trình giảm cân. Hàm lượng chất béo, đường, chất đa xơ thấp. Các chất cellulose giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động thấp, ngăn ngừa táo bón, rất tốt cho người béo phì.
Cà tím
Bản thân cà tím có rất ít hàm lượng calo, nhưng để ăn ngon hơn thì bạn nên chiên dầu. Chất selen trong cà tím cao hơn những loại thực phẩm khác, nó có tác dụng ngăn chặn quá trình lão hóa da, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống ung thư.
Ngoài ra nếu như bạn muốn sử dụng cà tím ít dầu hơn bằng cách hấp trên chảo 7 phút hoặc cho vào lò vi sóng 4 phút rồi chiên lên như vậy sẽ ít dầu hơn.
Ớt chuông
Nó là một thực phẩm rất tốt cho việc giảm cân của bạn, ngăn ngừa cảm cúm và giàu vitamin C, tăng cường hệ miễn dịch cho con người và phòng một số bệnh khác. Nhất là khi thời tiết thay đổi, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp tương đối cao vì vậy cần phải tăng cường hệ miễn dịch.
Video đang HOT
Đậu phụ
Mặc dù có chứa nhiều protein nhưng đậu phụ vẫn là thực phẩm rất tốt cho việc giảm cân. Đậu phụ đông lạnh cũng là một món được nhiều người ăn kiêng sử dụng. Cứ 100g đậu phụ là có 15,7g protein. Mỗi ngày hai miếng đậu phụ cung cấp đủ lượng canxi cho cơ thể con người, hàm lượng calo tương đối thấp. Ngoài ra, sau khi được để đông lạnh thì đậu phụ còn có một chất axit tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể của bạn.
Củ từ
Củ từ rất tốt cho đường tiêu hóa, hàm lượng calo tương đối thấp, cách dùng tốt nhất chính là nấu chín. Bên trong nó còn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bổ ích như amylase, một chất rất tốt cho dạ dày và đường tiêu hóa. Chế độ ăn không hợp lý dẫn đến tình trạng đau bụng thì bạn có thể sử dụng ngay một ít củ từ để cải thiện tình trạng. Củ từ có chứa tương đối nhiều tinh bột nên khi ăn bạn chế biến theo hai phương pháp là nấu canh và hấp, không nên xào, chiên, rán.
Hoa cúc giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, nóng trong và mát gan, sáng mắt, hạn chế được việc hấp thụ chất béo. Nó làm giảm căng thẳng, thư giãn đầu óc, mát gan. Những người bị mụn trứng cá, táo bón, thể chất suy nhược nên dùng hoa cúc để cải thiện.
Táo gai
Loại táo này rất tốt cho quá trình giảm cân, có hai cách sử dụng: sấy khô pha trà uống, hoặc ăn trực tiếp. Có rất nhiều phụ nữ thích ăn táo gai thay thế cho những loại thực phẩm khác khi ăn kiêng. Các vitamin trong táo gai có tác dụng làm trắng da rất tốt.
Giá đỗ
Thực phẩm này có hàm lượng calo thấp, giúp ngăn cản quá trình tích tụ mỡ dưới da, giảm thiểu sự tích tụ cholesterol và chất béo trong thành mạch máu và ngăn ngừa bệnh tim mạch rất tốt. Sử dụng giá đỗ thường xuyên giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Những người hay sử dụng thuốc lá, rượu bia, ăn giá đõ có thể làm sạch dạ dày, trắng răng và bớt nóng trong.
Táo
Táo là một trong những loại thực phẩm đốt cháy mỡ thừa tốt nhất. Các loại axit trong táo chống lão hóa và làm trắng da rất hiệu quả. Ngoài tác dụng giảm cân, táo còn là loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp.
Linh Giang
- Nguồn: Ixiumei
Theo emdep
Những loại rau 'rẻ như bèo' ở Việt Nam chống ung thư cực tốt
Ít ai ngờ rằng những loại rau rẻ tiền, gần như có quanh năm sau đây lại là 'thần dược' chống ung thư cực kỳ tốt.
Cà tím
Cà tím có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều solanine có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của khối u. Đặc biệt đối với khối u ở hệ tiêu hóa, nó có thể gây ức chế sự tăng trưởng của khối u và ngăn ngừa ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, chất solanine này có một tác dụng phụ và khi sử dụng quá nhiều, quá liều lượng cho phép nó sẽ gây ra ngộ độc, do đó không thể ăn nhiều hơn 200gr/ngày.
Bông cải xanh
Tác dụng của bông cải xanh là rất nhiều, trong loại rau này có chứa chất glucosinolate, giúp chống lại ung thư rất hiệu quả. Nếu ăn bông cải xanh trong một thời gian dài, nó có thể làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh như ung thư vú , ung thư trực tràng và ung thư dạ dày. Ngoài việc chống ung thư, bông cải xanh còn chứa một lượng lớn axit ascorbic, có thể tăng cường khả năng giải độc của gan, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
Cần tây
Ảnh minh hoạ: Internet
Cần tây được sử dụng như một loại rau rau vị yêu thích của nhiều người. Khi ăn nhiều cần tây, nó có thể gây ức chế ung thư do vi khuẩn trong ruột tạo ra. Cần tây giúp cải thiện nhu động ruột, giảm sự tiếp xúc giữa các chất gây ung thư với niêm mạc đại tràng, ngăn ngừa ung thư ruột kết.
Bắp cải
Ảnh minh hoạ: Internet
Loại rau trông bình thường này nhưng lại là 1 trong 10 loại rau chống ung thư hàng đầu. Nếu ăn nhiều có thể giảm ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Chúng có rất nhiều lợi ích và đặc biệt là giá thành rẻ, hầu như ai cũng có khả năng mua được.
Ngoài các loại rau kể trên, theo các chuyên gia y tế, các loại rau gia vị như hành, tỏi, lá nguyệt quế, ngò rí,... trở thành một phần quen thuộc trong bữa ăn của chúng ta. Tuy nhiên, bữa ăn của trẻ lại thiếu đi những mùi vị này, chỉ đơn thuần có thịt, cá, rau củ khi bắt đầu ăn dặm. Vì vậy, khi trẻ lớn, không ít bé tìm cách gạt bỏ rau gia vị ra khỏi món ăn của mình.
Theo nhóm nghiên cứu của TS Opara, ĐH Kingston, Anh, thành phần polyphenols tự nhiên từ những loại rau này có tác dụng như chất bảo vệ để ngăn ngừa một số bệnh ung thư hiện nay. TS Opara nhấn mạnh, sự kết hợp đa dạng các loại rau gia vị trong thói quen ăn uống có thể mang hiệu quả ngăn ngừa tốt nhất.
Tuy nhiên, đối với trẻ em, việc ăn rau gia vị kèm trong bữa ăn không hề dễ dàng và cha mẹ nên tập cho các bé quen dần với việc ăn rau gia vị.
Ảnh minh hoạ: Internet
Độ tuổi có thể giới thiệu rau gia vị
- Trẻ từ 8 tháng tuổi có thể giới thiệu một loại rau gia vị.
- 2-6 tuổi, trẻ nên được làm quen ít nhất 2 loại rau gia vị kết hợp
- Trước 8-10 tuổi, trẻ cần làm quen với 5 loại rau gia vị. Một số gợi ý như tỏi, hành tím, hành lá, lá nguyệt quế, gừng, xả, lá chanh, lá tía tô, rau dấp cá, thì là,...
Lượng dùng cho mỗi lần là dưới 2,5 g hoặc 2-3 lá cho khẩu phần ăn 150-200 g.
Cách kết hợp các loại rau gia vị với thực phẩm:
Thì là: Bạn có thể giới thiệu cho bé từ 8 tháng tuổi với lượng 2 lá nhỏ. Loại rau này kết hợp tốt với thịt, cá, giúp làm giảm cảm giác buồn nôn khi ăn, tăng mùi vị.
Tỏi: Sau 1 tuổi, bạn có thể thêm tỏi vào món ăn của bé. Khi sử dụng, ta chỉ nên cho 1-2 tép nhỏ. Đập dập tỏi là phương pháp được khuyên để giải phóng những hợp chất tốt chứa lưu huỳnh. Trẻ dưới 2 tuổi không nhất thiết phải ăn được, chỉ cần quen với vị và mùi.
Hành tím: Trẻ sau 8 tháng tuổi có thể sử dụng 1/2-1 củ hành vừa. Khi chế biến, bạn cắt nhuyễn đều tay, ướp hành cùng cá hoặc thịt gà, thịt lợn, trứng.
Ảnh minh hoạ: Internet
Gừng: Bạn có thể giới thiệu cho bé từ 1,5 tuổi. Khi nấu, bạn chỉ nên cho một lát gừng mỏng, cắt sợi hoặc bằm nhuyễn. Gừng hỗ trợ tốt các vấn đề tiêu hóa và trị ho khi kết hợp với một muỗng mật ong tự nhiên. Tuy nhiên, cha mẹ tránh kết hợp gừng trong bữa ăn tối sau 18h.
Với trẻ 1.5-3 tuổi, gừng có thể dùng để ướp hoặc chế biến. Sau 3 tuổi, trẻ có thể quen và uống được nước gừng khi thả chúng vào nước ấm.
Hành lá: Bạn có thể giới thiệu cho con sau 8 tháng tuổi, mỗi lần dùng 1-2 cọng hành. Hành lá giải phóng nhanh hợp chất tự nhiên quercetin khi ở nhiệt độ vừa chín. Hợp chất này có lợi ích trong ngăn ngừa đau khớp và tim mạch. Do đó, việc thêm hành lá vào lúc vừa chín sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Ngò rí: Trẻ sau 9 tháng tuổi phù hợp để giới thiệu loại thực phẩm này. Mỗi lần sử dụng, cha mẹ có thể cho 1-2 cọng ngò. Ngò rí chứa hợp chất tự nhiên làm dịu các cơn khó chịu trong tiêu hóa.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
9 "siêu thực phẩm" đối phó với chứng đầy bụng, khó tiêu dịp Tết Đầy bụng, khó tiêu là triệu chứng nhiều người thường gặp phải trong dịp Tết Đây là bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa nên vấn đề ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến triệu chứng này... Hãy cùng tham khảo các loại thực phẩm có tác dụng "thần kỳ" trong việc hỗ trợ, đẩy lùi chứng đầy bụng khó tiêu. Khoai...