12 bức ảnh chứng minh sự diệu kỳ của thiên nhiên
Tạo hóa luôn làm chúng ta kinh ngạc nhờ đa dạng sinh học ở mọi môi trường sống. Những hình ảnh thiên nhiên từ góc nhìn hoàn toàn khác sau đây chắc chắn sẽ khiến không ít người bất ngờ.
1. Aye-aye là loài linh trưởng sống về đêm lớn nhất thế giới có nguồn gốc từ Madagascar.
Ảnh: BrightSide
2. Okapi (hươu đùi vằn) trông như động vật lai ngựa, hươu cao cổ và ngựa vằn.
Ảnh: BrightSide
3. Sage-grouse (tên một loài chim trĩ) trưởng thành có cổ lông trắng mịn và 2 túi màu vàng trên ngực được bơm phồng lên trong mùa sinh sản.
Ảnh: BrightSide
4. Tôm bọ ngựa ăn động vật thân mềm, dễ dàng phá vỡ vỏ con mồi bằng chân trước.
Ảnh: BrightSide
Video đang HOT
5. Rùa mai mềm đầu hẹp (thuộc loài Chitra) hoàn toàn sống dưới nước và đến bãi biển chỉ để đẻ trứng.
Ảnh: BrightSide
6. Loài ếch thủy tinh đặc biệt nhờ cơ thể trong suốt. Loài này có thể được tìm thấy trên khắp Nam Mỹ.
Ảnh: BrightSide
7. Đà điểu đầu mèo sống trong các khu rừng nhiệt đới của New Guinea và đông bắc Australia.
Ảnh: BrightSide
8. Những con kiến gấu trúc phần lớn phát triển ở Nam Mỹ.
Ảnh: BrightSide
9. Linh dương Saiga là một trong những động vật có vú cổ xưa nhất. Chúng được biết đến với vẻ ngoài cực kỳ khác thường với chiếc mũi quá khổ, cấu trúc bên trong hoạt động như một bộ lọc.
Ảnh: BrightSide
10. Loài nhím tai dài sinh sống ở các sa mạc của Mông Cổ và Trung Quốc.
Ảnh: BrightSide
11. Chim sẻ kori là loài chim có thể bay lớn nhất ở châu Phi.
Ảnh: BrightSide
12. Những con khỉ mũi vòi chỉ có thể được tìm thấy ở Borneo.
Ảnh: BrightSide
Theo viettimes.vn/BrightSide
Kính viễn vọng "lớn nhất vũ trụ" của Nga có thể tìm kiếm người ngoài hành tinh?
RIA Novosti đưa tin, đài quan sát không gian vũ trụ Spektr-M của Nga, ngoài nhiệm vụ nghiên cứu vũ trụ trong phạm vi sóng milimet, còn có thể tìm kiếm các cấu trúc khổng lồ của các nền văn minh ngoài trái đất.
Vật thể bay không xác định (UFO). (Ảnh minh họa).
Điều này được ông Alexander Panov, người đứng đầu trung tâm văn hóa và khoa học "SETI" thuộc Hội đồng Thiên văn học của Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết.
Được biết, dự án "SETI" (Search for Extraterrestrial Intelligence - tìm kiếm trí thông minh ngoài trái đất) là tên gọi chung cho các dự án do các nhà khoa học từ các quốc gia khác nhau thực hiện nhằm tìm kiếm cuộc sống có trí tuệ ngoài trái đất.
"Các cấu trúc như vậy sẽ tỏa sáng mạnh mẽ trong phạm vi hồng ngoại nếu nhiệt độ bên trong được duy trì cho hoạt động sống của các sinh vật. Một phần của chương trình khoa học của kính viễn vọng Spectrum-M được tạo ra ở Nga (dự án Millimetron) nhằm thực hiện nhiệm vụ như vậy", ông Panov nói.
Lần đầu tiên ý tưởng được đưa ra về khả năng có các công trình kiến trúc thiên văn được xây dựng bởi các nền văn minh ngoài trái đất, được thực hiện từ nửa thế kỷ trước bởi nhà vật lý - lý thuyết người Mỹ Freeman Dyson. Ông Dyson đưa ra đề xuất rằng, để nhận được tất cả năng lượng từ ánh sáng của các nền văn minh, có thể đặt ánh sáng đó vào trong một quả cầu. Ý tưởng này được đặt tên là Dyson Sphere - Quả cầu Dyson.
Một bộ phận của kính viễn vọng trong dự án Millimetron. (Ảnh tư liệu).
Ông Panov cho biết thêm, một "ứng cử viên" nổi tiếng khác với các cấu trúc thiên văn tương tự như vậy là ngôi sao Tabby trong chòm sao Cygnus (chòm sao Thiên Nga), các nhà khoa học ghi lại được những giai đoạn sáng chói khác thường của sao này. Tuy nhiên, nhà khoa học thừa nhận không có bằng chứng nào cho thấy ngôi sao bị mờ đi do các vật thể nhân tạo.
Đài quan sát không gian vũ trụ Spektr-M với kính viễn vọng không gian 10 mét được thiết kế để nghiên cứu các vật thể khác nhau của vũ trụ. Nhờ đó, các nhà khoa học hy vọng sẽ có được dữ liệu về cấu trúc toàn cầu của vũ trụ, cấu tạo và sự tiến hóa của các thiên hà, hạt nhân của chúng; các chòm sao và hệ hành tinh, bụi vũ trụ, cũng như các hợp chất hữu cơ trong không gian các vật thể có trường hấp dẫn và điện từ siêu mạnh.
Trước đó, tháng 1/2019, có thông tin Nga đang thiết kế đưa kính viễn vọng lớn nhất lên vũ trụ. Kính viễn vọng này, dự kiến sẽ hoàn thành vào giữa năm 2020, có thể cung cấp những bức ảnh chi tiết nhất về vũ trụ.
Dự án Millimetron (Spektr-M) được kỳ vọng sẽ có khả năng lớn hơn đáng kể so với kính viễn vọng RadioAstron - được phóng lên vũ trụ vào năm 2011 với sự hợp tác giữa Nga và các cơ quan thám hiểm không gian nước ngoài.
RadioAstron, còn được gọi là Spektr-R, là một trong những kính viễn vọng lớn nhất từng được đưa vào vũ trụ. Cùng với các cơ sở mặt đất trải rộng trên toàn cầu, nó có độ phân giải góc cao nhất, và có thể tạo ra những hình ảnh chi tiết nhất về vũ trụ.
Thanh Bình (lược dịch)
Theo infonet.vietnamnet.vn
Sốc với thứ duy nhất "sống sót" trong thành phố bị núi lửa chôn vùi 2.000 năm Bên dưới thành phố Pompeii điêu tàn là một "thế giới ngầm" đáng kinh ngạc - hệ thống thoát nước quy mô, vẫn "chạy tốt" sau 2.300 năm được xây dựng. Theo ông Massimo Osanna, Giám đốc khu vực bảo tồn Pompeii, các nhà khoa học dự định sẽ dọn dẹp và sử dụng đường cống này để thoát nước mưa cho thành...