12 bí quyết để có phổi khỏe mạnh
Phổi là bộ phận đóng vai trò quan trọng để bảo đảm sức khỏe cho cơ thể. Các chuyên gia về phổi đã liệt kê một số điều nên và không nên làm để phổi luôn hoạt động tốt.
Những động tác yoga đơn giản cùng với sự tập trung hơi thở có thể giúp cải thiện chức năng phổi – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Kiểm soát bệnh mãn tính
Nhiễm trùng phổi thường phát triển như biến chứng từ các bệnh mãn tính khác. Những người bị suy tim sung huyết có chất lỏng tích tụ trong phổi làm tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi do vi khuẩn. Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát tốt cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của phổi. Kiểm soát các bệnh mãn tính sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.
Không hút thuốc lá
Lời khuyên không hút thuốc để bảo vệ phổi đã trở nên quá quen thuộc. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư và nhiễm trùng phổi. Hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá làm quá tải hệ thống tự thanh lọc của phổi. Acrolein, một thành phần phổ biến trong thuốc lá điện tử, cũng gây ra những tổn thương không thể hồi phục.
Tránh các tình huống gây lây nhiễm
Viêm phổi thường phát triển như một biến chứng của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là cúm. Che miệng khi ho và hắt hơi là điều nên làm để ngăn chặn sự lây lan của vi rút cúm và cả các bệnh hô hấp nghiêm trọng hơn. Những biện pháp khác cũng giúp giảm thiểu hiệu quả sự lây lan như rửa tay thường xuyên, ở nhà nếu bị bệnh hoặc tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm trùng đường hô hấp.
Tiêm vắc xin
Video đang HOT
Tiêm phòng có thể ngăn ngừa bệnh cúm và các bệnh về phổi khác do vi khuẩn. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC (Mỹ) kêu gọi tất cả người trưởng thành nên tiêm chủng ngừa cúm hằng năm. CDC khuyến nghị hai loại vắc xin bảo vệ cơ thể chống lại một số vi khuẩn gây viêm phổi là Pneumovax (người từ 65 tuổi trở lên) và Prevnar 13 (người từ 19 – 64 tuổi).
Ăn trái cây và rau củ
Chế độ ăn nhiều trái cây và rau củ giúp tim và hệ đường ruột khỏe mạnh, ngoài ra cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh phổi mãn tính. Trong một nghiên cứu tại Thụy Điển với đối tượng là những người đã và đang hút thuốc, kết quả cho thấy những người ăn nhiều trái cây và rau quả có nguy cơ mắc COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) thấp hơn những người còn lại.
Tăng cường vận động
Hầu hết người trưởng thành nên tập luyện thể thao 150 phút mỗi tuần. Khi tập thể dục, phổi cũng hoạt động theo để cung cấp ô xy cho cơ thể và loại bỏ CO2. Tập thể dục thường xuyên làm cho quá trình trao đổi khí hiệu quả hơn, giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh về phổi.
Một số nghiên cứu cho thấy những động tác yoga đơn giản cùng với sự tập trung hơi thở có thể làm tăng chức năng phổi. Một nghiên cứu năm 2017 đã chọn ngẫu nhiên 43 bệnh nhân mắc COPD từ trung bình đến nặng để thử nghiệm hai biện pháp can thiệp. Một nhóm đã tham gia 12 tuần tập yoga, trong khi nhóm khác chỉ được tư vấn về COPD. Khi các nhà nghiên cứu so sánh hiệu suất của hai nhóm trong bài kiểm tra đi bộ 6 phút, nhóm tập yoga cho thấy sự cải thiện đáng kể về khả năng chịu đựng khi tập thể dục.
Thực hiện các bài tập thở sâu có thể cải thiện hiệu suất của phổi và giúp những người mắc bệnh hô hấp học cách thở tốt hơn. Phương pháp thở bằng môi là khi hít vào bằng mũi và thở ra từ từ qua môi như khi thổi tắt một ngọn nến. Với phương pháp thở bằng bụng, hãy để cơ thể nằm xuống, hít vào bằng mũi sau đó siết chặt cơ bụng và thở ra qua khi môi đang mím lại.
Tránh khói độc và chất ô nhiễm
Các chất ô nhiễm trong không khí ảnh hưởng đến cơ thể theo những cách khác nhau, nhưng chúng hầu như luôn có hại cho phổi. Các hạt bụi mịn nhỏ có thể bị kẹt trong hệ hô hấp và gây ra phản ứng viêm, trong khi nếu hít phải độc tố thì phổi có thể bị phá hủy mô. Một số nguồn khói độc và chất ô nhiễm nên tránh hoặc cẩn thận khi tiếp xúc là sơn, thuốc trừ sâu, khí gas, thuốc tẩy.
Bổ sung gia vị vào chế độ ăn
Một số nghiên cứu cho thấy chất curcumin, sắc tố màu vàng có trong tumeric và capsaicin tồn tại trong ớt, có thể ức chế sự phát triển của khối u ung thư phổi. Trong các nghiên cứu khác, chất curcumin đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm có thể có lợi cho những người mắc bệnh hen suyễn.
Giữ mọi thứ sạch sẽ
Bụi bẩn, lông thú cưng và nấm mốc có thể gây ra dị ứng và hen suyễn hoặc làm nặng thêm các triệu chứng hô hấp. Một số biện pháp nên được áp dụng để giảm tiếp xúc với chất gây kích ứng là giặt đồ dùng phòng ngủ trong nước nóng mỗi tuần một lần hoặc giữ vật nuôi tránh xa các đồ vật mà con người thường tiếp xúc. Vệ sinh màn, thảm, quạt thường xuyên cũng là việc nên làm.
Ăn các loại hạt
Ăn một số ít các loại hạt và đậu mỗi ngày như đậu phộng, có thể giảm một nửa nguy cơ tử vong do bệnh hô hấp, kết quả từ nghiên cứu phân tích năm 2016.
Các loại hạt rất giàu vitamin E, giúp làm giảm quá trình ô xy hóa tế bào và viêm trong cơ thể. Tuy vậy, những người bị dị ứng đậu phộng và hạt nên lựa chọn thực phẩm chống viêm khác, chẳng hạn như dầu ô liu và các loại cá béo.
Vitamin D có thể giảm tỷ lệ tử vong do Covid-19
Một nghiên cứu mới đã tìm thấy mối liên quan giữa mức độ vitamin D trung bình thấp với số ca mắc Covid-19 và tỷ lệ tử vong cao ở 20 quốc gia châu Âu.
Con người nhận vitamin D từ ánh nắng mặt trời, thực phẩm (như cá béo, gan bò, phô mai và lòng đỏ trứng) và các chất bổ sung.
Nghiên cứu do Tiến sĩ Lee Smith, Đại học Anglia Ruskin (ARU) và ông Petre Cristian Ilie, trưởng khoa tiết niệu của Bệnh viện Queen Elizabeth, Anh thực hiện, được công bố trên tạp chí Aging Clinical and Experimental Research.
Các nghiên cứu quan sát trước đây đã báo cáo mối liên quan giữa mức độ vitamin D thấp và dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Vitamin D điều chỉnh phản ứng của các tế bào bạch cầu, ngăn chặn chúng giải phóng quá nhiều cytokine gây viêm. Mà Covid-19 được biết là gây ra sự dư thừa của các cytokine gây viêm.
Italy và Tây Ban Nha đều có tỷ lệ tử vong cao do Covid-19, và nghiên cứu mới cho thấy cả hai nước đều có mức vitamin D trung bình thấp hơn so với hầu hết các nước Bắc Âu. Điều này một phần là do người dân ở Nam Âu, đặc biệt là người già, tránh ánh nắng mặt trời mạnh, trong khi sắc tố da cũng làm giảm tổng hợp vitamin D tự nhiên.
Hàm lượng vitamin D trung bình cao nhất được tìm thấy ở Bắc Âu, do tiêu thụ dầu gan cá và bổ sung vitamin D, và có thể tránh ánh nắng mặt trời ít hơn. Các quốc gia ở bán đảo Scandinavi gồm Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển là một trong những quốc gia có số ca mắc Covid-19 và tỷ lệ tử vong thấp nhất ở châu Âu.
Tiến sĩ Lee Smith, Đại học Anglia Ruskin, cho biết: "Chúng tôi đã tìm thấy mối quan hệ rõ ràng giữa mức vitamin D trung bình và số trường hợp Covid-19, và đặc biệt là tỷ lệ tử vong Covid-19, trên số dân của 20 quốc gia châu Âu".
Vitamin D đã được chứng minh là giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, và người lớn tuổi, nhóm thiếu vitamin D nhất, cũng là những người bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi Covid-19.
Nhưng ông Petre Cristian Ilie, trưởng khoa tiết niệu của Bệnh viện Nữ hoàng Elizabeth thận trọng cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi có những hạn chế, nhất là vì số ca bệnh ở mỗi quốc gia bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện xét nghiệm ở quốc gia đó, cũng như các biện pháp ngăn chặn dịch khác nhau ở mỗi quốc gia.
Cuối cùng, điều quan trọng, không nhất thiết đây là mối quan hệ nhân quả, tức là mối liên hệ giữa nồng độ vitamin D và tỷ lệ tử vong do Covid-19 chưa chắc cho thấy việc thiếu loại chất này có thể khiến người bệnh dễ chết hơn.
Cách sơ cứu khẩn cấp cho người bệnh hen suyễn an toàn tại nhà Các cách sơ cứu khẩn cấp cho người bệnh hen suyễn dưới đây sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân và người mắc bệnh kịp thời, tránh những trường hợp xấu không mong muốn. Các cơn hen phế quản thường xảy ra từ từ, tuy nhiên trong một số trường hợp cơn hen xảy ra đột ngột, dữ dội khiến người...