118 tỉ đồng hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
Học sinh – sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ có cơ hội khởi nghiệp, chủ động tìm việc làm, tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa ban hành Quyết định số 929 về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên (HS-SV) khởi nghiệp đến năm 2025″ năm 2019 nhằm tuyên truyền thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh – sinh viên.
Theo đó, HS-SV trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ được trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp, giúp các em tự tin, chủ động, sáng tạo trong việc khởi nghiệp, chủ động tìm việc làm, tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.
Học sinh – sinh viên có nhiều cơ hội khởi nghiệp ngay khi còn đi học
Bộ LĐ-TB-XH đặt mục tiêu, từ nay tới năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai đẩy mạnh hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh – sinh viên, phấn đấu 12 triệu lượt HS-SV các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được nâng cao nhận thức về khởi nghiệp và tự tạo việc làm.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Đề án còn phấn đấu tổ chức chương trình “Ngày hội khởi nghiệp” cho HS-SV tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với tần suất ít nhất 1 năm/lần. Đồng thời, việc tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn giới thiệu ý tưởng, dự án khởi nghiệp của HS-SV kết nối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư cũng được thực hiện ít nhất 1 hoạt động/năm ở từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Để tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB-XH đặt chỉ tiêu, 70% các trường cao đẳng, trung cấp có ít nhất 5 ý tưởng, dự khởi nghiệp của HS-SV được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, quỹ mạo hiểm.
Đồng thời, khoảng 50% các trường cao đẳng, trung cấp giáo dục nghề nghiệp hình thành các trung tâm hỗ trợ HS-SV khởi nghiệp hoặc các câu lạc bộ khởi nghiệp theo lĩnh vực. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường hơn trong việc phối hợp với các doanh nghiệp để hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản để hình thành các trung tâm, câu lạc bộ khởi nghiệp.
Dự kiến, tổng kinh phí dành để thực hiện đề án là hơn 118 tỉ đồng, trong đó nguồn ngân sách nhà nước là hơn 68 tỉ đồng, còn lại là kinh phí xã hội hóa.
Tin-ảnh: G.Nam
Theo nguoilaodong
TS. Nguyễn Tiến Dũng:"Trường học - nền tảng thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho giới trẻ"
Mặc dù rất nhiều quyết định đã được phê duyệt nhằm khuyến khích tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ, nhất là học sinh, sinh viên nhưng kết quả hiện nay chưa thật khả quan.
Theo đánh giá của các chuyên gia, tỷ lệ khởi nghiệp ở sinh viên Việt Nam vẫn còn thấp, chỉ có một số ít bắt đầu bằng việc tự kinh doanh và đạt được thành công nhất định.
TS. Nguyễn Tiến Dũng - Người truyền cảm hứng khởi nghiệp sáng tạo cho các bạn sinh viên
Bày tỏ quan điểm về vấn đề khởi nghiệp của các bạn sinh viên trong trường đại học, TS. Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Khách sạn A25 cho hay: Trường đại học là nền tảng ban đầu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Kinh nghiệm từ các quốc gia khởi nghiệp thành công trên thế giới cho thấy, đối tượng khởi nghiệp phần lớn tập trung vào giới trẻ và khởi nghiệp khi đang là sinh viên có thể không phải là con đường lựa chọn của tất cả. Tuy nhiên, trường đại học lại là nơi tuyệt vời để bắt đầu kinh doanh, khởi nghiệp.
Có thể thấy, tinh thần khởi nghiệp của các bạn học sinh, sinh viên những năm gần đây đang lên cao. Đặc biệt, Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1665/QĐ-TTg ký ngày 30/10/2017 đã khơi dậy tinh thần khởi nghiệp tại các trường đại học. Từ đó đem lại một luồng sinh khí mới, sự hào hứng cho học sinh, sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học, khát khao khởi nghiệp ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường.
Theo TS. Nguyễn Tiến Dũng, nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ tối quan trọng của các Học viện, Nhà trường ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả và thực chất, để có được "tài năng khoa học trẻ" ở Việt Nam thì quả thật không phải dễ dàng.
"Sau gần 10 năm miệt mài gắn bó là sinh viên, học viên, rồi nghiên cứu sinh của Học viện Ngân hàng, tôi vô cùng vinh dự khi được các thầy cô tin tưởng, mời là nhà tài trợ cho quỹ khuyến khích tài năng khoa học trẻ. Đây là dịp để tôi báo đáp công ơn thầy cô, đồng thời thực hiện được nguyện vọng của mình, tiếp sức khích lệ các sinh viên quyết tâm, phấn đấu học tốt, nghiên cứu khoa học tốt, bền chí tu dưỡng đạo đức để trở thành những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam", TS. Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ.
Thế hệ trẻ Việt Nam ngày hôm nay đang bị chi phối nhiều bởi cuộc sống "ảo" khi mà công nghệ thông tin tràn vào sớm. Cùng với đó, vấn đề đạo đức xã hội xuống cấp, dẫn đến tình trạng không quản lý kịp, bạo lực, trộm cắp, lười biếng, vi phạm pháp luật nhiều... Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn bộ phận lớn lớp trẻ có trình độ, năng lực tốt, biết nắm bắt thời cơ và nhanh nhạy trong việc tiếp cận với cái mới. Đó chính là cơ hội tốt để các bạn trẻ, các bạn sinh viên được thể hiện mình bằng năng lực xử lý công việc.
Chia sẻ kinh nghiệm về khởi nghiệp thành công, TS. Nguyễn Tiến Dũng cho rằng: Phải có sự đam mê, thì mới có thể dồn hết tâm sức vào học tập, sáng tạo trong công việc. Môi trường học nghề sẽ mang trang bị cho người lao động những kỹ năng cơ bản, còn môi trường làm việc sẽ là nơi ứng dụng và phát huy những phẩm chất nghề nghiệp. Đi lên từ người thợ, doanh nghiệp khởi nghiệp có nhiều cơ hội thành công, bởi họ đã nắm bắt vững chắc mọi "ngóc, ngách" của nghề, từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu cho khách hàng, mang lợi nhuận về cho doanh nghiệp.
Để chặng đường khởi nghiệp thành công, thu được nhiều thành tựu quan trọng, các bạn sinh viên cần có tính chủ động cao trong lập nghiệp, biến những đam mê, những ý tưởng sáng tạo của mình thành phương án kinh doanh trong thực tế. Theo các chuyên gia, khởi nghiệp cần tinh gọn, tức là không nên đợi đến lúc hoàn hảo sản phẩm mới tung ra thị trường, rất khó thành công. Dám chấp nhận thất bại để làm lại và làm tiếp mới dẫn đến thành công.
HUYỀN THANH
Theo tuoitrethudo
Hun đúc tinh thần khởi nghiệp cho học sinh THPT Việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp là một trong những mục tiêu quan trọng của Đề án 1665. Do đó tinh thần cần được hun đúc ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Ảnh minh họa/internet Theo ông Đỗ Mạnh Hùng - Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục...