1.100 học bổng du học toàn phần đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ khoa học công nghệ
Chương trình do tập đoàn Vingroup thực hiện trong 11 năm, mỗi năm tối đa 100 suất học bổng gồm toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình đào tạo.
Tập đoàn Vingroup vừa công bố triển khai chương trình “Học bổng khoa học công nghệ đào tạo thạc sĩ – tiến sĩ du học tại nước ngoài” cho các tài năng Việt.
Chương trình sẽ thực hiện trong 11 năm (2019 – 2030), với 1.100 học bổng du học tại các quốc gia có nền khoa học công nghệ phát triển hàng đầu thế giới như Mỹ, Nga, Pháp, Australia, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…
Ngành khoa học công nghệ Việt Nam đang khát nhân lực chất lượng cao.
Cụ thể, mỗi năm tập đoàn Vingroup sẽ tài trợ tối đa 100 suất học bổng toàn phần đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ khoa học công nghệ – 100% chi phí phát sinh trong suốt thời gian đào tạo như học phí, sinh hoạt phí, vé máy bay và bảo hiểm… Đặc biệt, học viên cũng nhận được một khoản trợ cấp một lần để hội nhập ban đầu, phát triển chuyên môn trong quá trình học tập và nghiên cứu cũng như tái hòa nhập sau khi tốt nghiệp trở về Việt Nam.
Chương trình đồng thời hỗ trợ xuyên suốt quá trình học tập, thường xuyên cập nhật thông tin, kết nối các cơ hội việc làm, thực tập, hay các dự án nghiên cứu tại Việt Nam. Mục tiêu là 100% học viên sau khi tốt nghiệp về nước có thể nhanh chóng tái hòa nhập, có công việc hấp dẫn và chế độ đãi ngộ thỏa đáng để phát huy tài năng và dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam.
Ứng viên tham gia chương trình là các trí thức trẻ người Việt đang học tập và làm việc trong nước hoặc nước ngoài, có lòng yêu nước, có tài năng, bản lĩnh và khát vọng đóng góp cho sự phát triển khoa học công nghiệp của đất nước. Ứng viên có độ tuổi không quá 30 đối với đào tạo bậc thạc sĩ và không quá 35 đối với bậc tiến sĩ.
Theo ông bà… quy trình tuyển chọn ứng viên là quy trình mở, cạnh tranh, minh bạch và miễn phí. Hội đồng xét tuyển là các giáo sư có chuyên môn sâu trong từng lĩnh vực, bao gồm các thành viên hội đồng cố vấn khoa học của Vingroup. Đơn cử Giáo sư Dương Nguyên Vũ (Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore), Giáo sư Vũ Hà Văn (Đại học Yale, Mỹ), Giáo sư Trần Duy Trác (Đại học John Hopkins, Mỹ), Giáo sư Nguyễn Thục Quyên (Đại học California, Santa Barbara – UCSB, Mỹ), Giáo sư Đỗ Ngọc Minh (Đại học Illinois, Urbarna Champaign – UIUC, Mỹ), Giáo sư Phan Dương Hiệu (Đại học Limoges, Pháp)… và các giáo sư uy tín trong ngoài nước khác.
Ứng viên tham gia chương trình có độ tuổi không quá 30 đối với đào tạo bậc thạc sĩ và không quá 35 đối với bậc tiến sĩ.
Gần 20 chuyên ngành then chốt được quy hoạch ưu tiên đào tạo bao gồm: trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, học máy, điện toán đám mây, an toàn thông tin mạng, mật mã, điều khiển học, tự động hóa, năng lượng tái tạo, thiết kế sản phẩm, robotics, kỹ thuật cơ điện tử, sinh học phân tử, di truyền học…
Chương trình cũng xác định danh mục các cơ sở gửi học viên sang đào tạo là 50 trường đại học hàng đầu thế giới trong từng lĩnh vực. Tiêu biểu như Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) – Mỹ; Đại học Cornell (Mỹ); Đại học Pennsylvania (Mỹ); Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) – Singapore; Đại học Quốc gia Australia (ANU); Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST); Viện Công nghệ Technion (Israel); Đại học Tổng hợp Tokyo (Nhật Bản); Đại học Tổng hợp Lomonosov (CHLB Nga); Đại học Limoges (Pháp)…
Danh mục các cơ sở gửi học viên sang đào tạo là 50 trường đại học hàng đầu thế giới trong từng lĩnh vực.
Giáo sư Rohit Verma, Hiệu trưởng phụ trách Đối ngoại, Trường Kinh doanh Cornell SC Johnson – Đại học Cornell (Mỹ), Thành viên hội đồng điều hành dự án Đại học VinUni khẳng định, Đại học Cornell ấn tượng về định hướng phát triển khoa học công nghệ của tập đoàn Vingroup bằng việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.
Video đang HOT
“Theo kinh nghiệm của chúng tôi, việc chọn đúng trò, đúng thầy rất quan trọng trong việc đào tạo nhân tài. Với bề dày lịch sử và mạng lưới sâu rộng của một Đại học Ivy League, Cornell sẵn sàng hỗ trợ trong việc kết nối tài năng Việt Nam với các giáo sư danh tiếng và các đại học uy tín nhất”, Giáo sư Rohit Verma nói.
Chương trình chú trọng đảm bảo cơ hội việc làm, tạo cơ chế đãi ngộ xứng đáng để các nhân tài có môi trường phát huy tối ưu tài năng.
Bà Lê Mai Lan, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Giám đốc Điều hành dự án Đại học VinUni cho biết: “Các ngành học được lựa chọn để cấp học bổng đều thuộc những lĩnh vực trọng điểm có khả năng tạo đột phá cho sự phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam cũng như tập đoàn Vingroup. Đây cũng là những lĩnh vực mà Việt Nam đang thiếu nhân lực chất lượng cao”.
Cũng theo bà Mai Lan, chương trình chú trọng đảm bảo cơ hội việc làm, tạo cơ chế đãi ngộ xứng đáng để các nhân tài có môi trường phát huy tối ưu tài năng.
Thế Đan
Theo VNE
Chàng trai "tuổi Hợi" nhận học bổng toàn phần bậc Thạc sĩ của Chính phủ Nhật
Tài năng, sở hữu hàng loạt những thành tích và tràn đầy khát vọng vì giáo dục cộng đồng, chàng trai "tuổi Hợi" (sinh năm 1995) Bùi Cảnh Thái - chàng trai Việt giành học bổng toàn phần Thạc sĩ Chính phủ Nhật được nhiều bạn trẻ trong cộng đồng du học sinh Việt tại Nhật yêu mến ngưỡng mộ.
Hồ sơ cá nhân ấn tượng
Bùi Cảnh Thái hiện đang học Thạc sĩ tại trường Đại học Nagoya - là một trong số những trường giành được nhiều giải thưởng Nobel nhất của Nhật Bản với 4 giải và được đánh giá là trường đại học chất lượng thứ 79 trên thế giới, thứ 7 ở châu Á (theo Times Higher Education 2018). 9X Việt đã được nhận học bổng toàn phần MEXT của Chính phủ Nhật trong hai năm học thạc sĩ (2017 - 2019).
Bùi Cảnh Thái tốt nghiệp tại ĐH Kyushu năm 2017.
Không chỉ từng là Bí thư Đoàn trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam nhiệm kì 2011 - 2012, đạt danh hiệu học sinh, sinh viên xuất sắc được khen thưởng hàng năm, Thái còn là một người truyền cảm hứng cực tốt dẫu tuổi đời còn rất trẻ.
Hồi cấp ba, chàng trai 9X dù bận rộn với công việc học hành ở lớp chuyên Tin nhưng cậu vẫn lãnh đạo, dẫn dắt tổ chức vô số hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và ngoài xã hội.
Lên Đại học, Thái tập trung dành thời gian cho học tập, nghiên cứu chuyên nghiệp, giao lưu trao đổi văn hóa quốc tế và phát triển dự án của bản thân.
Trong bốn năm đại học, Cảnh Thái cũng được nhận khá nhiều các học bổng khác nhau như MEXT (2013), học bổng trường Đại học Kyushu (2013 - 2017), học bổng từ quỹ trao đổi quốc tế của tỉnh Fukuoka (2015 - 2017) và JASSO (2017).
Cảnh Thái đại diện du học sinh chia sẻ cảm nghĩ trong lễ tốt nghiệp Đại học.
Đặc biệt, nam sinh 24 tuổi này đã công bố đề tài khoa học quốc tế khi mới là sinh viên năm thứ tư. Đây cũng chính là kỉ niệm đáng nhớ nhất cho tới hiện tại của Thái trong quãng thời gian du học.
"Đây là một việc khá là hiếm đối với học sinh ở bậc học đại học, nhất là ở châu Á. Nhiều nơi nghiên cứu sinh tiến sĩ còn không cần công bố để được tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, đề tài cũng sẽ không trở thành hiện thực nếu như em không được động viên bởi một người thầy người Hàn Quốc sang công tác ngắn hạn tại trường mình vào đúng thời điểm em nghiên cứu đề tài.
Mối quan hệ này sau đó còn được mở rộng đến cả nhiều nhà nghiên cứu khác trên thế giới, đưa em vào một mạng lưới nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp và thay đổi em rất nhiều", Thái cho biết.
Giáo dục thay đổi con người
Trước đây, ở lựa chọn đầu tiên, Mỹ mới là điểm đến du học mà Thái dự định. Việc Cảnh Thái đến với Nhật Bản lại từ chính ấn tượng thời thơ bé. Từ nhỏ, chàng trai này đã yêu mến "đất nước mặt trời mọc" qua truyện tranh, phim ảnh.
Cựu Bí thư Đoàn trường Ams chia sẻ: "Việc đi du học Nhật như thể là đến xứ sở diệu kỳ trong mơ vậy. Sau nhiều năm tại Nhật, em trở nên bản lĩnh, tự chủ hơn rất nhiều.
Giáo dục Nhật Bản cho em sự tự tin làm điều mình muốn với tâm huyết, bất kể yếu tố bên ngoài có thế nào. Em trân trọng cái đẹp, sự giúp đỡ của người khác hơn, điều này khiến em rất hạnh phúc".
Thái (bên trái) trong trang phục kimono truyền thống của Nhật Bản.
Do Thái độc lập tài chính từ năm 18 tuổi nên nó có ý nghĩa và tác động rất lớn đến cách em ứng xử và nhìn nhận thế giới xung quanh. Điều đó cũng giúp em ham học hỏi và đưa ra quyết định học ngành mới ở bậc Thạc sĩ mà không chần chừ.
Chuyên ngành Đại học của em thiên về khoa học môi trường và nông nghiệp. Vào cuối năm ba đại học, Thái bắt đầu nghiên cứu đề sâu liên quan đến kinh tế nông nghiệp và em nhận được sự khích lệ từ các giáo viên trong trường. Lúc ấy, em được mời tham gia những lớp học cho nghiên cứu sinh tiến sĩ để làm khóa luận của mình.
Thời điểm đó cũng là bước ngoặt để Thái suy nghĩ nghiêm túc về các ý tưởng kinh tế nói chung chứ không đơn thuần chỉ là kinh tế nông nghiệp.
Cảnh Thái (ngồi thứ hai từ trái sang) chụp cùng đội ngũ giáo viên và sinh viên khoa nông nghiệp (ĐH Kyushu).
Ngoài học tập, nghiên cứu, chàng trai 9X không ngừng "tìm đường" và đóng góp sức lực để thế hệ trẻ Việt "vươn xa hơn, bay cao hơn" với những dự án vì cộng đồng của mình. Cảnh Thái thích những hoạt động liên quan đến giáo dục con người; tư vấn, đào tạo kỹ năng cho học sinh THPT hoặc kết nối mọi người với nhau.
Dự án "Bão" mà Thái tham gia năm 2013 chính là tiền đề cho em triển khai những dự án cá nhân của mình sau này. "Bão" là một hội trại hướng nghiệp cho các em học sinh THCS và THPT, giới thiệu tới các em về các ngành nghề trong tương lai một cách hấp dẫn, dễ hiểu.
Cảnh Thái (áo đen) trong một hoạt động giao lưu văn hóa với học sinh cấp 3 tại Nhật.
Năm 2014 và 2017, Cảnh Thái tổ chức một nhóm viết sách cẩm nang về kỹ năng tổ chức sự kiện cho các bạn học sinh THPT. Các cuốn sách được trên 7000 lượt tải, thậm chí còn nhận được lời khen và ủng hộ của giáo viên ở các tỉnh miền Tây.
Chưa dừng lại ở đó, năm 2018, sinh viên ưu tú 9X mở một lớp kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm cho gần 30 em học sinh cấp 3, sử dụng những tài liệu do chính Thái chọn lọc từ những nguồn có uy tín và chất lượng hàng đầu trên thế giới như Harvard Business Review, MIT Open Courseware, London School of Economics, TED. Chương trình dạy học sử dụng format ở các trường đại học, lớp học quốc tế nhằm mang đến cho các em học sinh cái nhìn bao quát về môi trường học tập khi du học nước ngoài.
Tết nghĩa là hi vọng
Nhắc về Tết nguyên đán của Việt Nam thì đến nay, Cảnh Thái đã "lỡ" bốn cái Tết. Dịp Tết cổ truyền rơi vào tuần thi cuối kỳ hoặc đầu kỳ nghỉ ở Nhật nên Thái thường bận ôn thi và đi thi.
Cảnh Thái cho biết, người Nhật đón Tết Dương lịch thay Âm lịch. Cộng đồng du học sinh Việt Nam hay tụ tập nhau lại cùng xem Táo quân và làm một số món ăn truyền thống. Xa nhà vào thời khắc lẽ ra là các gia đình sum vầy khiến nhiều du học sinh chỉ cần nghe thấy quảng cáo tiếng Việt cũng chực trào nước mắt.
Hội du học sinh Việt Nam tại Nhật liên hoan.
Nhìn lại một năm đã qua, Cảnh Thái nhận rõ sự trưởng thành và có được những chiêm nghiệm cho bản thân. Dự định trong năm nay của chàng trai tài năng này là tiếp tục hi vọng vào những điều tốt đẹp sắp tới.
"Đối với em, Tết có ý nghĩa là để tri ân quá khứ, tự hào ở hiện tại và tin tưởng vào tương lai. Điều quan trọng nhất với em hiện nay là hoàn thành luận án xuất sắc, chuẩn bị tốt việc học tiến sĩ và thực hiện được nhiều dự án giáo dục cho cộng đồng", Cảnh Thái chia sẻ.
Hồng Vân
Ảnh: NVCC
Theo Dân trí
Hành trang du học châu Âu: Quan trọng hơn cả vẫn là ngôn ngữ và tâm lý Trong "Ngày hội Giáo dục châu Âu" diễn ra tại Hà Nội mới đây, sinh viên Việt Nam đã có cơ hội tìm hiểu hệ thống giáo dục xuất sắc của châu Âu, văn hóa và truyền thống của châu lục này qua chia sẻ về kinh nghiệm thực tế từ các cựu sinh viên xuất sắc. Theo thống kê của Cục Đào...