11 ngành có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở Mỹ
Các lĩnh vực nghiên cứu và nghệ thuật không cung cấp nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường, khiến nhiều sinh viên thất nghiệp.
Không phải ai cũng làm việc đúng ngành đã học sau khi tốt nghiệp. Trang web nghề nghiệp Zippia sử dụng số liệu của Cục Điều tra Dân số Mỹ để ước tính tỷ lệ thất nghiệp cho người từ 22 đến 25 tuổi trong các lĩnh vực.
Business Insider ngày 9/10 đưa ra danh sách ngành có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất:
1. Sáng tác và tu từ (Composition and Rhetoric) -17.54%
2. Khoa học Môi trường – 11.79%
3. Nhân chủng học và Khảo cổ học – 11,76%
Video đang HOT
4. Nghệ thuật Sân khấu và Kịch – 11.42%
5. Phim ảnh, Video và Nghệ thuật Nhiếp ảnh – 11.24%
6. Phương tiện truyền thông đại chúng – 10.92%
7. Mỹ thuật – 10.9%
8. Nghiên cứu Dân tộc và Văn minh khu vực – 10.84%
9. Nghiên cứu liên văn hoá và quốc tế – 9.93%
10. Công nghệ Truyền thông – 9,4%
11. Sinh học – 8.76%
Nhiều sinh viên không làm đúng ngành đã học sau khi ra trường. Ảnh: Getty Images
Theo danh sách này, quá ít cơ hội công việc có sẵn cho những ai muốn trở thành nghệ sĩ, diễn viên, nhiếp ảnh gia và nhà văn. Kết quả, nhiều người dành vài năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học để tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực mơ ước trước khi bước chân sang lĩnh vực khác.
Danh sách ngành có tỷ lệ thất nghiệp cao còn có cả ngành liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) – được đánh giá là rất hứa hẹn trong thời đại công nghệ. Thực tế cho thấy ngay cả khi theo đuổi các lĩnh vực STEM, sinh viên cũng không thể đảm bảo tìm được việc.
Theo VNE
Sau 6 tuần ra Hà Nội để tìm việc, em bỏ tôi để cưới chồng
Đúng 6 tuần khi em ra Hà Nội, tôi nhận được lời mời đám cưới của em. Nghe bạn bè nói nhà anh ta rất giàu, có ô tô, có nhà riêng.
25 tuổi đối với một đứa con trai có lẽ vẫn còn rất non nớt. Có lẽ chính vì vậy mà đến tận khi cô ấy lấy chồng một thời gian rồi tôi vẫn còn suy nghĩ, cay đắng. Tôi học hết cấp 3 thì đi làm, còn em có bằng đại học nhưng ra trường không xin được việc nên cũng chỉ làm bên hỗ trợ như tôi. Em sinh năm 90, hơn tôi 2 tuổi nhưng trông rất trẻ, chỉ như 94, xinh xắn, trắng trẻo, hài hước nên đã giữ chặt chân một kẻ đào hoa như tôi. Tôi yêu em bằng sự chân thành, đã nghĩ về một đám cưới sau 4 năm tìm hiểu.
Rồi em bảo lên Hà Nội tìm việc, tôi không muốn nhưng cũng cho em được tìm kiếm cơ hội của bản thân. Em nhắn tin với tôi ít dần, tôi tự nhủ có lẽ công việc mới bận rộn nên không có thời gian. Sau 2 tuần em bắt đầu nói dối, trước đây em hiền lành bao nhiêu thì giờ đã thay đổi. Sau 4 tuần em bảo sẽ mua xe ga khác tầm 60 triệu, em nhờ tôi giúp một chút. Tôi đưa em một triệu (lương tôi 6 triệu, còn phải phụ mẹ nuôi em ở nhà nên chỉ đưa em được vậy).
Sau nhiều lần tôi gọi mà em không bắt máy, tôi nhận được tin nhắn chia tay, hụt hẫng, níu kéo nhưng vô vọng. Tôi đi ra Hà Nội để được gặp em nói chuyện trực tiếp nhưng chỉ nhận được thái độ dửng dưng, hờ hững. Chưa kịp hết sốc thì sang tuần sau, đúng 6 tuần khi em ra Hà Nội, tôi nhận được lời mời đám cưới của em. Nghe bạn bè nói nhà anh ta rất giàu, có ô tô, có nhà Hà Nội.
Tôi không trách em lấy người khác, chỉ trách 4 năm bên nhau không bằng 6 tuần ngắn ngủi sao em? 4 năm yêu nhau, 3 năm quen biết chơi cùng nhau có thể đổi thay nhanh thế sao? Nhìn em sống hạnh phúc tôi thấy đau xót quá, giá như tôi kiên quyết không cho em lên Hà Nội, hoặc giá như tôi có điều kiện thì có lẽ mọi chuyện đã khác.
Theo Afamily
Học ngành gì để không bị robot thay thế? Trước tốc độ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, học gì để tương lai không bị robot thay thế là băn khoăn của nhiều học sinh trước ngưỡng cửa chọn nghề nghiệp. Các công nghệ mới từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển với tốc độ cực nhanh đã biến những thứ không thể thành có thể như xe hơi...