11 năm thay đổi thế giới của Instagram
Xuất phát từ một ứng dụng chia sẻ hình ảnh đơn giản, Instagram đã thay đổi cuộc sống của chúng ta theo những cách không ngờ.
Gần 10 năm trước, Kylie Jenner đăng bức ảnh Instagram đầu tiên khi 14 tuổi. Dù có cuộc sống hào nhoáng, bức ảnh của cô vẫn giản đơn và dùng hiệu ứng khung viền “chân phương” như bao người khác. Nếu nhìn lại Instagram của mình, bạn cũng sẽ thấy những bức ảnh mờ ảo tương tự như vậy. Đó chính là khởi đầu khiêm tốn của Instagram và mọi người thường đăng ảnh vì sở thích, không nhằm mục đích nào cả, không chỉnh sửa kỹ càng hay kèm theo hashtag quảng cáo.
Những năm tiếp theo, “cuộc chơi” Instagram của người mẫu Jenner biến hóa hơn nhiều, phần nào giúp cô mở được doanh nghiệp tỷ đô và xây dựng đế chế riêng, độc lập với gia đình và trở thành “hot Insta” hàng đầu với 276 triệu người theo dõi.
Một ví dụ đặc biệt, nhưng cho thấy rõ hành trình của Instagram từ ứng dụng giết thời gian đơn giản đến hiện tượng văn hóa.
Những ngày đầu tiên
Ngày 6/10/2010, Instagram ra đời dưới bàn tay của Kevin Systrom và Mike Krieger. Tên của ứng dụng là sự kết hợp giữa “instant photo” (ảnh chụp lấy ngay) và “telegram” (điện tín).
Theo cựu Giám đốc Sản phẩm Instagram Vishal Shah, từ những ngày đầu tiên, Instagram lấy cảm hứng từ cộng đồng, khi họ đến với ứng dụng để kết nối bạn bè, thể hiện bản thân qua các tấm ảnh, tìm hiểu con người và các thú vui mới.
Video đang HOT
Ứng dụng Instagram gốc chỉ cho đăng ảnh vuông và vài bộ lọc. Trước khi Instagram xuất hiện vài tháng, iPhone 4 trình làng, được xem là bước nhảy vọt về nhiếp ảnh di động. Các ứng dụng chia sẻ ảnh sẵn có như Flickr và Imgur đều mất dần sức hút. Chỉ trong 2 tháng, 1 triệu người đăng ký dùng Instagram và trong 1 năm là 10 triệu.
Người dùng cũng không chỉ theo dõi bạn bè mà cả người nổi tiếng, “săm soi” họ sống ở đâu, ăn gì, làm gì vào kỳ nghỉ. Rapper Snoop Dogg là một trong những ngôi sao gia nhập Instagram sớm nhất.
Sự đơn giản là điểm hấp dẫn ở Instagram vì người dùng không phải “lội” qua hằng hà sa số cập nhật như trên Facebook hay phải xem những câu chuyện tiêu cực. Nó giống như lật các trang báo để xem tranh. Nó cũng tập trung vào giới trẻ trên di động theo cách khác với Facebook, Twitter, vốn sinh ra cho máy tính. Instagram được thiết kế lấy smartphone làm trung tâm, mọi thứ đều làm được chỉ bằng thao tác chạm. Không cần tải ảnh từ điện thoại hay máy ảnh lên máy tính. Đến năm 2012, họ đã có 40 triệu người dùng và được Facebook mua lại với giá 1 tỷ USD.
Thế hệ influencer
Sau 11 năm, Instagram không còn là một ứng dụng điện thoại đơn thuần mà đã trở thành một lẽ sống. Máy ảnh điện thoại ngày càng sắc nét, tỉ lệ thuận với niềm tự hào mà mọi người gửi trong bức ảnh. Họ không còn chỉ đăng ảnh cho vui mà còn đầy “toan tính”.
Nhờ chức năng hashtag và đánh dấu địa điểm, mọi người dễ dàng khám phá các bức ảnh đồ ăn, địa điểm, hướng đến những người xa lạ trên Internet – những người dường như đang có cuộc sống lý tưởng. Và thế là người có tầm ảnh hưởng (influencer) ra đời.
Trong một cuộc nói chuyện năm 2019, nhà sáng lập Instagram Krieger cho rằng, nền kinh tế mạng xã hội xoay quanh vị thế và tầm ảnh hưởng cộng đồng. Các influencer xây dựng vị thế để kiếm tiền từ điều đó và bạn không thể đổ lỗi cho họ.
Song, thực tế, nền văn hóa influencer nhận chỉ trích từ nhiều đối tượng – những người không xem influencer là một nghề nghiệp hay những người ước gì họ có thể là một influencer. Dù thích hay không, influencer vẫn ở đó, nó không chỉ là một nghề được nhiều người trẻ khao khát, mà còn mang đến thu nhập béo bở.
Theo một khảo sát năm 2019 của nền tảng tiếp thị influencer Klear, những influencer có từ 500 đến 5.000 người theo dõi trung bình kiếm được 41 đến 472 USD mỗi bài viết, trong khi mức bình quân của các influencer nổi bật với 500.000 người theo dõi hoặc hơn là 5.335 USD. Do đó, không ngạc nhiên khi Instagram và ngành công nghiệp du lịch lại “tay trong tay” với nhau. Chẳng hạn, sự yêu thích đối với Santorini, Bali, Positano, Cappadocia tăng vọt trong vài năm gần đây nhờ những bức ảnh “sống ảo” triệu like trên Instagram.
Mặt tối của influencer
Tất nhiên, không có công việc nào hoàn toàn “màu hồng”. Năm 2012 là năm quan trọng với Instagram khi chính thức về chung nhà với Facebook. Đó cũng là năm “nữ hoàng thị phi” Kim Kardashian gia nhập nền tảng và những bức ảnh tự sướng bắt đầu thống trị. Chậm nhưng chắc, nội dung chuyển dần từ các bức ảnh nghệ thuật, phong cảnh mà Systrom và Krieger yêu thích sang hình ảnh mang nặng cảm xúc hơn. Không còn những người trẻ muốn chụp ảnh giống với người mẫu trên các trang bìa tạp chí nữa, mà là những cô gái họ nhìn thấy trên Instagram hàng ngày.
Còn nhớ, Kylie Jenner đã thay đổi tiêu chuẩn sắc đẹp bằng hàng loạt ảnh tự sướng với đôi môi căng mọng, dẫn đến hàng loạt người muốn tái tạo lại vẻ đẹp ấy tại nhà với hashtag #KylieJennerLipChallenge. Cuối cùng, ngôi sao thừa nhận đôi môi là tác phẩm của tiêm filler. Tại Mỹ, số người thực hiện tiểu phẫu để có môi như Jenner tăng hơn 50% từ năm 2010. Tại Anh, số ca tăng hơn 70%.
Dù vậy, cơn sóng cũng dần đảo chiều. Những tài khoản “anti” influencer, tập trung vào đa dạng hóa tiêu chuẩn vẻ đẹp và phá vỡ hình ảnh cuộc sống hoàn hảo đang thu hút sự chú ý, trong khi bản thân Instagram cũng thực hiện một số thay đổi trong những năm qua để khắc phục một số khía cạnh đáng lo ngại của nền tảng.
Chẳng hạn, năm 2019, Instagram thử nghiệm bỏ bộ đếm like trên ảnh như một cách “giải tỏa áp lực” mà nhiều người gặp phải khi chỉ nhận được một số tương tác nhất định trên bài viết. Mia Garlick, Giám đốc Chính sách Facebook Australia và New Zealand cho biết động thái sẽ giúp mọi người bớt tập trung hơn vào nút like và nhấn mạnh vào truyền tải câu chuyện. Công ty cũng giới thiệu vài biện pháp quản trị để chống lại sự lan truyền bình luận tiêu cực trên bài đăng.
Thập kỷ tiếp theo của Instagram sẽ ra sao? Chắc chắn, Instagram chưa thể biến mất. Vào tháng 5/2019, công ty vượt mốc 1 tỷ người dùng hàng tháng, con số vẫn tiếp tục tăng, mang đến và cũng tước đi cơ hội của nhiều người. Đã có những nền tảng “chiếm sóng” trong khoảng thời gian này, như TikTok, song Instagram luôn tìm ra cách để quay lại.
Chẳng hạn, Snapchat ra đời năm 2011 là “con cưng” của giới công nghệ nhờ bộ lọc thú vị và tính năng nhắn tin tự hủy. Đến năm 2016, Instagram bắt chước và ra mắt tính năng Stories tương tự, trong khi Snapchat dần thụt lùi. IGTV được giới thiệu vào năm 2018 để cạnh tranh với YouTube, còn Reels có mặt vào năm 2020 để chống lại TikTok. Không rõ nó có đủ để kéo Gen-Z đến với Instagram hay không, nhưng hiện tại, lượng người dùng trung thành của nền tảng vẫn đông đảo.
Theo ông Shah, trong hơn 10 năm, Instagram phát triển cùng với phân khúc người dùng quan trọng – các tác giả nội dung trẻ tuổi. Dường như Instagram đang muốn trở thành điểm dừng chân cung cấp mọi thứ mà người trẻ mong muốn, thúc đẩy chuyển động văn hóa tiếp theo, dù vẫn chưa hoàn thiện.
Instagram sắp ra mắt tính năng reply Story "đỉnh chóp", thế này thì không cần tán crush cũng tự đổ
Instagram đang cập nhật thêm nhiều tính năng thú vị cho Story.
Instagram là một trong những mạng xã hội có lượng người dùng khổng lồ bởi những tính năng thú vị cùng bộ lọc màu, filter... đẹp mắt. Đặc biệt là tính năng đăng story trong vòng 24h "gây nghiện" đối với nhiều người dùng.
Theo thông tin từ các leaker, Instagram sắp tới sẽ ra mắt thêm tính năng reply Story bằng voice. Alessandro Paluzzi đã chia sẻ một ảnh chụp màn hình từ Story trên Instagram, cho thấy tính năng này sẽ nằm ở góc cuối tay phải, ngay phần reply bằng tin nhắn.
Từ hình ảnh rò rỉ có thể thấy, Instagram sẽ thêm biểu tượng micrô vào thanh văn bản để trả lời câu chuyện, bên cạnh tùy chọn GIF hiện có. Tuy nhiên các chi tiết khác, chẳng hạn như các tùy chọn thời lượng cho các ghi chú bằng giọng nói vẫn chưa rõ ràng.
Với tính năng mới này, người dùng Instagram sẽ tha hồ reply "story crush" bằng giọng nói ngọt ngào, một bài hát hay một lời rủ đi ăn... chắc chắn sẽ đổ nhanh lắm đây.
"Instagram đang nghiên cứu khả năng trả lời Story bằng tin nhắn thoại"
Cách đây không lâu, MXH này cũng vừa ra mắt thêm tính năng like Stories mà không còn dẫn luồng tới nhắn tin riêng nữa.
Nga sắp tung ra mạng xã hội thay thế Instagram Nga đã chặn ứng dụng Instagram tại quốc gia này, đồng thời lên kế hoạch tung ứng dụng thay thế cho thị trường trong nước. Theo Reuters, ứng dụng mới có tên Rossgram sẽ ra mắt vào ngày 28.3. Thông tin từ website cho biết nền tảng này có thêm các chức năng bổ sung như huy động vốn từ cộng đồng và...