11 mẹo hữu ích để bảo quản thực phẩm kéo dài được cả vài tháng, toàn việc đơn giản nhưng chúng ta thường làm sai bét bấy lâu nay
Không cần đến máy móc hay thiết bị cầu kỳ đi kèm, bạn vẫn có thể bảo quản được thực phẩm trong thời gian dài với những mẹo đơn giản này.
Nhiều người có thói quen đi siêu thị 1 lần/tuần, mua hết đồ để chế biến, nấu nướng hoặc đơn giản là thích tích trữ thực phẩm để khi cần là có… Việc này giúp tiết kiệm được thời gian nhưng đôi khi cũng có mặt hại vì thực phẩm không dùng đến trong một khoảng thời gian nhất định sẽ bị hư hỏng, giảm chất lượng nếu không được bảo quản đúng cách.
Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn có thể tích trữ thực phẩm trong thời gian lâu hơn, bảo toàn hương vị và chất dinh dưỡng, thậm chí là còn làm chúng ngon hơn nữa!
1. Các loại rau gia vị
Đa phần các loại rau thơm, thảo mộc không giữ được độ tươi, mùi vị cho dù là để trong tủ lạnh đi nữa. Có hai cách cơ bản để khắc phục tình trạng này:
- Một là “cắm” chúng như cắm hoa, giữ nguyên cuống và cắm vào một ly nước, để trong tủ lạnh, với cách này có thể giữ độ tươi và mùi thơm thêm 3-4 ngày.
- Cách thứ hai áp dụng trong trường hợp bạn muốn giữ chúng lâu hơn nữa. Cắt nhỏ rau thơm, xếp vào khay đá, sau đó nóng chảy bơ và rưới vào khuôn và để lại vào ngăn đá. Bơ sẽ giúp rau thơm giữ được độ tươi và mùi, kéo dài cả tháng, khi dùng thì cũng chỉ cần lấy ra từng viên một, rất tiện.
2. Bắp cải
Đa số chúng ta đều bọc bắp cải trong túi ni lông rồi để vào tủ lạnh, cách đó hoàn toàn sai. Cứ để thẳng cả bắp cải trong ngăn tủ lạnh (nếu chúng bẩn, dính bùn đất thì hãy bỏ lớp lá ngoài cùng đi), như vậy bắp cải sẽ giòn và tươi, để được lên tới 2 tuần.
3. Rau diếp và rau chân vịt
Hai loại rau này đều cần rửa sạch trước khi cất trữ. Rửa chúng với nước lạnh sau đó bỏ vào tô thuỷ tinh/ sứ, bên dưới lót một lớp giấy ăn mỏng, đậy kín lại với nắp thuỷ tinh/ nhựa. Như vậy mỗi khi ăn bạn chỉ cần lấy thẳng từ tủ lạnh, chúng sẽ vẫn còn giòn và tươi như mới mua về.
4. Hành tây
Không nên để hành tây trong tủ lạnh vì… cả tủ lạnh sẽ có mùi hành tây, chưa kể độ ẩm cũng làm loại củ này hỏng nhanh hơn. Cứ để hành tây trong các giỏ, hộp đồ (miễn là thoáng khí), chúng sẽ tươi và giữ nước được đến một tháng. Lưu ý, không để hành tây gần khoai tây vì chúng sẽ hỏng nhanh hơn.
Video đang HOT
5. Phô mai
Nếu có phô mai dùng dở, đừng bọc chúng trong túi ni lông, vì sẽ bị hỏng nhanh hơn. Gói miếng phô mai dở bằng giấy sáp không thấm nước, sau đó mới bọc ni lông bên ngoài nếu bạn muốn chắc ăn hơn.
6. Bánh mì
Gần như tất cả chúng ta đều bảo quản những miếng bánh mì sai cách bấy lâu nay. Túi ni lông, hộp nhựa, cái loại bịch, túi nói chung… đều không phải là lựa chọn đúng đắn. Cách tốt nhất là phủ kín bánh mì bằng một chiếc khăn sạch, sau đó để vào hộp bánh hoặc lò vi sóng/ lò nướng. Cách này không chỉ giúp chiếc bánh không bị mốc mà còn tươi, mềm lâu hơn.
7. Cà rốt
Nếu cà rốt bạn mua vẫn còn phần cuống lá ở trên, hãy cắt bỏ chúng trước khi cất trữ, phần cuống sẽ hút hết nước và chất dinh dưỡng trong củ nếu để lâu. Sau đó xếp cà rốt vào khay trong tủ lạnh như bắp cải, không cần bọc túi ni lông, việc này sẽ giúp cà rốt để được lâu hơn gấp 2-3 lần bình thường.
8. Nấm
Nếu mua nấm từ siêu thị và được đựng trong khay hoặc túi nhựa, hãy bỏ nấm ra và sửa sạch, loại bỏ sạch đất bẩn. Sau đó rải đều và phơi khô một lượt. Khi khô, bọc nấm bằng một lớp khăn vải, tiếp đến đựng trong túi giấy. Cất trữ trong tủ lạnh đến khi bạn cần dùng.
9. Thịt sống
Thay vì đông lạnh, bạn vẫn có cách để lưu trữ thịt ở ngăn mát trong vài ngày. Cắt khúc miếng thịt rồi ngâm trong khay/ bát lớn ngập dầu ô liu. Dầu ô liu sẽ giúp thịt giữ được độ tươi ngon, đồng thời còn làm chúng có vị ngon hơn, thậm chí bạn có thể ướp gia vị, rau thơm, thảo mộc nếu muốn. Thịt sẽ được bảo quản tốt trong 3 ngày, tuy nhiên cách làm này không áp dụng với thịt bò và các loại thịt đã xay nhỏ.
10. Chanh
Chanh là loại quả có sức sống mãnh liệt nên bảo quản chúng khá đơn giản, đựng trong túi ni lông, chúng sẽ tươi ngon trong 1 tuần nếu ở nhiệt độ phòng và 1 tháng nếu ở trong tủ lạnh. Nhớ là đừng buộc túi quá chặt, chanh cần lưu thông không khí.
11. Chuối
Giữ chuối tươi ngon lâu chỉ bằng cách bọc phần cuống chuối với màng bọc thực phẩm. Mẹo tuy đơn giản nhưng bạn sẽ bị bất ngờ về hiệu quả đó! Lúc đó chuối sẽ không bị chín nhanh, giữ được vỏ màu vàng (không bị đốm đen) vì quá trình chín đã chậm lại. Nhớ bọc lại cuống mỗi khi bạn bẻ một quả ra nhé!
Mách bạn 14 mẹo bảo quản thực phẩm trong nhà lâu hơn, chỉ vài bước đơn giản nhưng không phải ai cũng biết
14 mẹo đơn giản này sẽ giúp cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn rất nhiều đấy!
Chắc hẳn ai cũng đã từng phải trải qua trường hợp mua rất nhiều thực phẩm để rồi sau một thời gian đành ngậm ngùi bỏ hết vì không thể dùng hết. Vậy thì 14 mẹo vặt tưởng như đơn giản này sẽ giúp bạn bảo quản thực phẩm thật lâu, không phải phiền não vì đã "lỡ" mua quá nhiều đồ nữa.
1. Để các loại rau tươi như bạc hà, ngò và rau thơm trong bình nước như những lọ hoa thì sẽ giữ được độ tươi lâu hơn.
2. Cho rau đã thái nhuyễn vào khay đá cùng với nước ấm rồi để vào ngăn đông lạnh.
3. Không để táo chung với các loại hoa quả khác vì táo có chứa ethylene, sẽ làm chúng chín nhanh hơn.
4. Giúp trái cây tươi lâu hơn bằng cách bỏ chúng vào hộp có lỗ thoáng khí rồi để vào ngăn mát tủ lạnh.
5. Bảo quản các loại hoa quả mọng nước vào tủ lạnh khi chúng vừa chín tới, tránh trường hợp bị khô do để lâu ngày.
6. Đập trứng vào khay đá và bảo quản ở ngăn đông lạnh thì có thể bảo quản được đến tận 1 năm.
7. Để nguyên rễ của hành lá vào trong lọ nước sẽ giữ chúng tươi lâu hơn cả khi ở trong tủ lạnh nhưng nếu để quá lâu thì chúng sẽ mọc dài ra thêm đấy!
8. Cho sữa vào ngăn đông lạnh có thể bảo quản sữa khá lâu nếu bạn sợ sẽ không dùng kịp trước khi hết hạn sử dụng.
9. Đựng những thực phẩm khô như ngũ cốc, yến mạch, gạo trong hộp kín và để ở nơi thoáng mát.
10. Không cho bánh mì vào tủ lạnh vì độ ẩm sẽ càng làm bánh mì bị mốc nhanh hơn.
11. Bảo quản các loại bơ đậu phộng, bơ hạt trong tủ lạnh thay vì để ở ngoài để chúng không bị tách dầu.
12. Thời gian bảo quản các loại hạt trong ngăn mát tủ lạnh là tối đa 6 tháng và 1 năm với ngăn đông lạnh.
13. Mayonnaise, mù tạt, sốt cà chua và cả nước tương nên được để trong tủ lạnh sẽ tốt hơn khi để ở ngoài.
14. Dầu ô liu không nên để ở nơi quá nóng (bên cạnh bếp) và quá lạnh (trong tủ lạnh) thì sẽ giữ nguyên được chất lượng.
Lo tích trữ thực phẩm phòng dịch mà không biết cách bảo quản coi chừng rước bệnh Trong lúc dịch bệnh viêm phổi cấp đang diễn tiến hết sức phức tạp, bên cạnh mối lo lây nhiễm mầm bệnh thì với các bà nội trợ, việc tích trữ, bảo quản thực phẩm cũng vô cùng quan trọng. Trong lúc các cơ quan chức năng đều khuyến cáo người dân hạn chế đến chỗ đông người, các bà nội trợ đã...