11 lý do bạn nên ngưng lạm dụng chiếc smartphone của mình
Sự ra đời của smartphone đã thay đổi gần như toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Chúng mang lại những tiện ích trong cả công việc, giải trí và cuộc sống thường ngày nhưng đây cũng là một con dao hai lưỡi, những tác động tiêu cực mà smartphone mang lại không phải là nhỏ.
Các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu tác hại của việc dành quá nhiều thời gian để nhìn vào điện thoại, việc này thực sự gây ra nhiều tác động xấu đến đời sống thể chất, xã hội và trí tuệ của chúng ta.
Bài viết này sẽ đưa ra 11 lí do tại sao bạn không nên sử dụng điện thoại quá nhiều. Cùng xem những tác động tiêu cực của việc lạm dụng smartphone do PCMag chia sẻ có đủ sức thuyết phục bạn không nhé.
1. Nó sẽ làm hỏng đôi mắt của bạn
Mắt người là một cơ quan khá nhạy cảm và dễ bị tác động. Thật vậy, thói quen sử dụng điện thoại liên tục đang khiến đôi mắt của chúng ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các bệnh lí về mắt xuất hiện ngày càng nhiều.
Các chuyên gia cho rằng việc sử dụng màn hình trong thời gian dài có thể gây tác động nghiêm trọng cho sức khỏe của mắt. Những thí nghiệm cho thấy rằng việc tiếp xúc lâu dài với ánh sáng HEV (loại phát ra từ màn hình LCD) sẽ làm hỏng mô võng mạc, đặt màn hình càng gần thì bức xạ đó càng dễ bị hấp thụ.
2. Làm mọi người xung quanh có cái nhìn tiêu cực về bạn
Một nghiên cứu của Đại học Essex năm 2012 cho thấy việc lúc nào cũng cầm trên tay chiếc smartphone sẽ khiến mọi người có ấn tượng tiêu cực về chúng ta.
Trong thử nghiệm, họ đã ghép đôi các đối tác để họ đàm thoại và thảo luận về các sự kiện gần đây trong 10 phút. Một nửa trong số các cặp có điện thoại di động nhưng không được sử dụng và một nửa không có điện thoại. Tuy không sử dụng nhưng những người có điện thoại vẫn bị có cái nhìn tiêu cực hơn.
3. Smartphone chứa vi khuẩn gây bệnh
Một điều chắc chắn là hầu như bất kỳ đối tượng nào chúng ta tiếp xúc trong ngày đều có vi khuẩn, smartphone không phải trường hợp ngoại lệ, thậm chí đây còn là vật dụng làm cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể thông qua tai và miệng.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Y học Nhiệt đới & Vệ sinh Luân Đôn đã xác định rằng cứ 6 điện thoại di động ở Anh thì có một chiếc bị dính phân, và 16% trong số đó mang vi khuẩn E. Coli.
Việc rửa tay thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu vấn đề này, nhưng điện thoại vẫn là một tác nhân gây bệnh đến cho người dùng, vì vậy cần có cách sử dụng hợp lí để tránh hậu quả đáng tiếc.
4. Hội chứng đau cổ – Text neck
Hiện tượng “text neck”, triệu chứng đau cổ do người sử dụng liên tục cúi đầu nhìn xuống màn hình điện thoại đã xuất hiện trong những năm gần đây.
Đầu của con người có khối lượng khá nặng, cổ và cột sống của chúng ta được thiết kế để giữ nó ở một góc cố định. Khi chúng ta nghiêng đầu xuống để nhìn vào điện thoại của mình sẽ làm tăng áp lực lên cột sống cổ, từ đó làm đau lưng và đau cột sống cổ.
5. Gây nguy hiểm cho việc lái xe
Video đang HOT
Nhắn tin hay gọi điện khi đang lái xe là một nguyên nhân lớn dẫn đến tai nạn giao thông trong những năm qua. Theo thống ke, có tới 213.000 vụ tai nạn giao thông trong năm 2011 liên quan đến việc sử dụng điện thoại di động.
Một nghiên cứu từ Viện Giao thông Công nghệ Virginia cho thấy những người vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại có khả năng gặp tai nạn gấp đôi.
6. Ngay cả sử dụng điện thoại khi đi bộ cũng nguy hiểm
Sử dụng điện thoại có thể khiến bạn mất tập trung trên đường phố. Theo báo cáo từ Hiệp hội An toàn Đường cao tốc Hoa Kỳ, sự gia tăng số vụ tử vong của người đi bộ trong năm ngoái một phần là do sự mất tập trung gây ra bởi điện thoại thông minh.
Ở các nước trên thế giới, các nhà chức trách đã đưa ra hướng giải quyết vấn đề này, có thể kể đến như Trung Quốc, Úc và Hà Lan.
7. Đau tay do nhắn tin – Text claw
Vào năm 2013, thuật ngữ “Text claw” đã được đưa ra để mô tả tình trạng chuột rút và đau nhức do sử dụng điện thoại di động quá nhiều. Việc dùng tay để giữ và bấm điện thoại có thể dẫn đến các vấn đề về viêm khớp và gân.
Ngón tay cái là vùng dễ bị tổn thương nhất khi thường được sử dụng để gõ văn bản trên smartphone. Phạm vi chuyển động của ngón tay cái khá thấp, vì vậy nguy cơ tổn thương là khá cao. Một giải pháp cho việc này là sử dụng bút stylus khi gõ, tuy nhiên giải pháp này còn nhiều hạn chế.
8. Ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ
Việc sử dụng smartphone trước khi ngủ đã trở thành thói quen với hầu hết người dùng. Một số nghiên cứu đã tiết lộ rằng việc đặt màn hình LCD gần với khuôn mặt bạn có thể làm đảo lộn chu kỳ giấc ngủ tự nhiên. Ánh sáng xanh mà chúng phát ra gây ức chế sản xuất melatonin, hormone gây ngủ.
Mắt chúng ta đã quen với việc hấp thụ ánh sáng xanh từ mặt trời vào ban ngày, vì vậy khi chúng ta nhận được nó vào ban đêm, nó sẽ phá vỡ nhịp sinh học gây nên tình trạng mất ngủ. Chính vì thế, các nhà sản xuất hệ điều hành điện thoại di động đã thêm chế độ ban đêm cho các phiên bản phần mềm của họ.
iOS của Apple có Night Shift, cho phép bạn làm mờ lượng ánh sáng xanh trong những khoảng thời gian nhất định trong ngày, Android có chế độ ban đêm cho điện thoại chạy Nougat trở lên và Amazon có Blue Shadow cho máy tính bảng Fire.
9. Nó làm bạn thêm căng thẳng
Một nghiên cứu tại Đại học Gothenburg ở Thụy Điển đã đo lường tác động của việc sử dụng điện thoại di động đối với những người ở độ tuổi 20 trong suốt một năm. Kết quả cho thấy việc sử dụng điện thoại di động nhiều liên quan trực tiếp đến bệnh trầm cảm ở cả nam và nữ.
Ngoài ra, một nghiên cứu từ Trung tâm y tế Rabin ở Tel Aviv cho biết mức độ căng thẳng oxy hóa tăng đáng kể trong nước bọt của người dùng điện thoại di động, dẫn đến việc giải phóng các gốc tự do có thể gây ung thư và các bệnh khác.
10. Khiến bạn bị ảo giác
Ngay cả khi không nhìn vào điện thoại, nó vẫn có thể làm bạn rối trí. Một giáo sư tại Đại học Indiana đã thực hiện một nghiên cứu về “hội chứng rung túi ảo”. 89% sinh viên cảm thấy rằng điện thoại di động của họ đang rung ngay cả khi không có.
Thực tế là bộ não của chúng ta đang được điều chỉnh để liên tục để sẵn sàng nhận các kích thích này. Việc này có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng.
11. Smartphone ảnh hưởng đến não bộ của bạn
Một nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia đã kết nối 47 người với máy quét PET và quan sát hoạt động của não khi giữ chiếc smartphone gần đầu họ. Các nhà khoa học thấy rằng não bộ của họ căng thẳng hơn khoảng 7% nhưng vẫn chưa biết nguyên nhân cũng như ảnh hưởng lâu dài của việc này.
—
Bạn thường dùng điện thoại (smartphone) bao nhiêu lâu mỗi ngày? Bạn thấy các điểm thống kê và chia sẻ bên trên có đúng? Hãy cùng bình luận!
Biên tập bởi Tech Funny
Vẫn còn nhiều hiệu trưởng nói không với hoa hồng
Hiệu trưởng chê hoa hồng hoặc nhận mà xung vào công quỹ cũng không phải ít chỉ là đôi khi chúng ta chưa may mắn được gặp mà thôi.
LTS: Sau bài viết "Hiệu trưởng muốn 'không ăn hoa hồng' cũng chẳng dễ" của tác giả Sơn Quang Huyền, thẳng thắn cho rằng vẫn còn nhiều hiệu trưởng nói không với hoa hồng, cô giáo Đỗ Quyên đã có bài viết chia sẻ.
Tôn trọng những ý kiến đánh giá đa chiều của tác giả, Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết này.
Đọc bài viết "Hiệu trưởng muốn 'không ăn hoa hồng' cũng chẳng dễ" của tác giả Sơn Quang Huyền đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam với lời khẳng định chắc chắn:
"Hiệu trưởng nào có thể hạ % hoa hồng xuống không? Xin thưa là không. Nếu làm vậy chẳng khác gì con quạ giữa bầy cò trắng, thằng ngay giữa đám gù", tự nhiên tôi thấy buồn cho tác giả (cũng là một đồng nghiệp của chúng tôi).
Buồn vì chắc chắn thầy không may mắn được gặp những hiệu trưởng luôn nói không với hoa hồng nên mới có cái nhìn tiêu cực như thế.
Vẫn còn nhiều hiệu trưởng nói không với hoa hồng (Ảnh minh họa: vov.vn).
Hiệu trưởng không ăn hoa hồng! Chắc không có nhiều nhưng tuyệt đối vẫn không ít. Những vị lãnh đạo này xứng đáng được biểu dương lắm chứ.
Thế nhưng nói về gương người tốt việc tốt, tôi lại không dám nêu rõ họ tên, nơi công tác của họ. Bởi, đơn giản những hiệu trưởng ấy cho rằng "đây là những chuyện nhỏ chẳng đáng gì để nói".
Người khác lại yêu cầu thẳng thừng "mình muốn sống bình yên vì mình không muốn ai biết những việc làm này".
Tôn trọng lời gan ruột của các chị, tôi không nêu đích danh nhân vật. Nhưng cũng xin khẳng định những nhân vật trong bài của tôi, hoàn toàn là có thật.
Luôn công khai hoa hồng trước hội đồng
Chẳng nói thì ai cũng biết, bây giờ mua sắm bất cứ thứ gì cũng được trả tiền chiết khấu hay còn gọi là hoa hồng.
Bởi thế, giáo viên chẳng khó khăn gì để nhận ra hiệu trưởng của mình có ăn hoa hồng hay không?
Người không nhận hoa hồng là người ít bày vẽ chuyện sửa chữa, mua sắm khi chưa thật sự cần. Là người sẽ công khai các khoản hoa hồng trước tập thể.
Ví như lần ấy, trường tôi gọi xe hút hầm cầu. Gần hai chục năm mới phải gọi hút một lần. Thế mà họ vẫn trích lại hoa hồng như một quy định bất thành văn.
Hiệu trưởng đã công bố giữa hội đồng nhà trường khoản hoa hồng họ trích lại và mang số tiền ấy bỏ vào quỹ phúc lợi nhà trường.
Lần khác, nhà trường thu bảo hiểm vượt chỉ tiêu, ngoài % bảo hiểm trích lại công khai cho toàn trường, kế toán và hiệu trưởng còn được phía bảo hiểm bồi dưỡng riêng một khoản.
Trong cuộc họp hội đồng, hiệu trưởng của chúng tôi cũng đã công khai số tiền thưởng ấy và đề nghị bỏ vào quỹ khuyến học tặng bảo hiểm cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Hiệu sách nơi nhà trường thường xuyên mua văn phòng phẩm. Cuối năm, họ có nhã ý gửi tiền bồi dưỡng cho hiệu trưởng. Nhưng chính hiệu trưởng đã đề nghị đổi sang vở để tặng cho học sinh nghèo của trường.
Hay việc mua quà bánh Trung thu cho học sinh, hiệu trưởng không tự mình "giành" lấy công việc này như một số vị hiệu trưởng khác.
Chị phân công vài thầy cô đi mua. Số tiền hoa hồng được trích lại cũng bỏ vào quỹ chung của nhà trường.
Gần đây, tôi chuyển về một ngôi trường gần nhà. Hiệu trưởng lần này là một phụ nữ đơn thân đang nuôi con nhỏ.
Có thể nói, gia cảnh chị khá khó khăn. Chị không sống trong căn nhà đẹp, không đi xe sang như nhiều vị hiệu trưởng khác.
Chúng tôi đều hiểu rằng, nếu chỉ bằng đồng lương thì lương hiệu trưởng cũng chưa đủ nuôi bản thân mình và một đứa con vào đại học.
Hiệu trưởng mà nhà lầu xe hơi, chắc chắn phải có một khoản thu nhập khủng ngoài lương.
Nhưng, nhìn chiếc xe máy cũ mèm của hiệu trưởng hàng ngày tới trường cũng đủ biết cuộc sống gia đình chị cũng chẳng hề dư giả.
Với cương vị là lãnh đạo nhà trường, chị luôn minh bạch trong các khoản thu chi. Đặc biệt, chị cũng luôn công khai khoản hoa hồng trước hội đồng.
Còn nhớ, khi nhà trường đăng kí hồ bơi cho học sinh hay mướn xe đưa đón các em đi học bơi. Theo quy định, những dịch vụ này đều trích 10% bỏ phong bì cho hiệu trưởng.
Thế nhưng, chị đọc công khai và dùng số tiền đó bồi dưỡng lại cho những giáo viên đã dùng thời gian nghỉ của mình đi hỗ trợ cho học sinh luyện tập.
Một người bạn của tôi (là doanh nghiệp luôn cung cấp bữa ăn cho học sinh bán trú) tại Thành phố Hồ Chí Minh đã làm chúng tôi khâm phục vì kiểu "chê tiền" của một hiệu trưởng.
Bạn kể rằng, trong khi nhiều hiệu trưởng đòi trích phần trăm bữa ăn bán trú lên đến 17% (giá ổn định là 15%) thì có một hiệu trưởng nhất định không nhận hoa hồng. Chị chỉ ra điều kiện "học sinh phải được ăn đủ và chất lượng".
Hiệu trưởng chê hoa hồng hoặc nhận mà xung vào công quỹ cũng không phải ít chỉ là đôi khi chúng ta chưa may mắn được gặp mà thôi. Cũng không vì thế mà ta khẳng định hay quy chụp một cách thiếu căn cứ.
Chúng ta hãy cứ tin rằng xung quanh ta vẫn còn rất nhiều những vị hiệu trưởng đáng kính như vậy.
Theo giaoduc.net.vn
5 thói quen xấu không chỉ khiến phụ nữ mất duyên mà còn ảnh hưởng đến vận khí, may mắn hay tài lộc cũng cứ thế mà bay đi Theo quan niệm của người xưa, khi một người sở hữu những thói quen xấu, dù là rất nhỏ nhặt thôi, cũng sẽ làm cho người khác có cái nhìn tiêu cực về họ, thậm chí gây ảnh hưởng to lớn đến vận khí của người đó. Nếu đang mắc phải những điều sau đây, bạn hãy nhanh chóng từ bỏ nhé! Vận...