11 câu hỏi cần trả lời trước khi mua hàng giúp bạn trở nên giàu có
Dù món hàng đó có giá bao nhiêu, việc tự đặt ra một số câu hỏi và trả lời sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền trong thời gian dài. Đây cũng là cách để bạn đảm bảo rằng mình không mắc phải một sai lầm mua hàng nào khác tương tự như sai lầm từng mắc.
1. Tôi có thể mua được không?
Trước khi tự hỏi mình bất kỳ câu hỏi nào khác khi mua hàng giá trị lớn, bạn cần đảm bảo khả năng chi trả là ưu tiên hàng đầu.
Nếu bạn không đủ khả năng, thì bạn không nên mua nó. Điều này hết sức đơn giản nhưng nhiều người lại vẫn mắc sai lầm. Sự thật là bạn không nên lãng phí thời gian vào một món đồ mà bạn không thể mua được, vướng vào nợ nần chỉ để có được một món hàng giá trị lớn.
2. Tôi phải làm việc bao lâu để có số tiền đó?
Trước khi thực hiện một giao dịch mua giá trị lớn, bạn có thể cần nghĩ xem mình phải làm việc trong bao lâu để có được số tiền đó. Điều này có thể giúp bạn biết được món đồ đó có thực sự đáng mua hay không.
Ví dụ: Nếu bạn muốn mua món hàng trị giá 1 triệu đồng và bạn kiếm được 200 nghìn đồng cho 1 ngày làm việc, điều đó có nghĩa rằng bạn cần làm việc 5 ngày để có thể mua được nó. Bạn thấy món hàng đó có thực sự xứng đáng với 5 ngày làm việc của bạn không?
3. Còn chi phí nào nữa không?
Chỉ vì bạn mua hàng không có nghĩa là bạn đã hoàn tất việc thanh toán. Có nhiều khoản chi mà bạn phải bỏ ra sau đó và nếu không nhìn nhận xa hơn, bạn hoàn toàn có thể quên mất. Bạn có thể trả lời những câu hỏi như: “Tôi cần bao nhiêu để bảo trì căn nhà đó, tổng các khoản chi sau này thế nào”.
Nếu bạn định mang một chú thú cưng về cho gia đình, bạn nên suy nghĩ về tất cả các chi phí trong tương lai cũng như điều kiện chăm sóc thành viên mới đó.
4. Số tiền này có thể chi vào việc gì khác?
Trước khi thực hiện những giao dịch mua giá trị, bạn có thể muốn suy nghĩ về những mặt hàng khác mà mình có thể có được với cùng số tiền đó. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra rằng mình có những mục tiêu khác cần ưu tiên hơn so với món hàng kia.
5. Tôi có sai lầm nào trong quá khứ với một khoản chi lớn không?
Video đang HOT
Hãy tự hỏi bản thân rằng những quyết định tương tự trong quá khứ có khiến bạn hạnh phúc không hay khiến bạn cảm thấy hối tiếc. Việc suy ngẫm về các quyết định trong quá khứ có thể giúp bạn nhận ra liệu quyết định mình đưa ra có đúng đắn hay quá khứ đã từng có sai lầm tương tự như vậy.
6. Có thể đợi 24 giờ không?
Nếu không phải là giao dịch buộc phải ra quyết định ngay, hãy tự đặt ra thời gian chờ là 24 tiếng. Khoảng thời gian này sẽ cho phép bạn suy nghĩ về việc mua hàng đó kỹ càng hơn, không còn bị ảnh hưởng bởi cảm xúc nhất thời.
Bạn sẽ có thể đưa ra quyết định hợp lý hơn nhiều về một giao dịch mua giá trị sau khi suy nghĩ trong ít nhất 24 giờ. Thậm chí, bạn còn có thể nhận ra mình hoàn toàn không cần món đồ đó. Thời gian trì hoãn càng lâu sẽ càng có lợi cho việc mua hàng của bạn. Khi thời gian trôi qua, bạn thậm chí có thể quên luôn cả món đồ đó.
7. Tôi mua món đồ đó ở đâu là tốt nhất?
Bạn đã ngó nghiêng, tìm kiếm ở các cửa hàng khác cũng bán món đồ đó chưa? Nếu câu trả lời là không, bạn nên tìm kiếm nhiều nơi nhất có thể, cả ngoại tuyến và trực tuyến. Các cửa hàng có thể cung cấp sản phẩm với giá khác nhau cũng như chương trình chăm sóc khách hàng, hậu mãi khác nhau. Với một chút thời gian tìm hiểu, bạn sẽ tìm được nơi có thể mua sản phẩm tốt nhất.
8. Tôi có thể mượn món đồ đó từ người khác không?
Nếu món đồ đó không phải là thứ bạn cần, sử dụng thường xuyên, hãy nghĩ đến việc mượn nó từ ai đó hay thuê thay vì mua. Điều này có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền, tránh chi tiền ra mua rồi nhanh chóng cất vào kho.
9. Tôi sẽ đặt món hàng này ở đâu?
Hãy tự hỏi mình câu hỏi này về gần như mọi mặt hàng mà bạn nghĩ đến việc mua. Khi bạn sống trong một không gian nhỏ, đa phần mọi thứ đều nên được lên kế hoạch trước xem bố trí ở đâu. Ngay cả khi nơi ở khá rộng rãi, bạn cũng cần xác định đâu là nơi mình sẽ đặt món hàng định mua đó. Nếu câu trả lời của bạn là chưa biết đặt món đồ đó ở đâu, rất có khả năng là bạn không cần nó.
10. Có chính sách hoàn trả chứ?
Khi thực hiện một giao dịch mua giá trị, chính sách hoàn trả càng đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó, khi bạn không chắc chắn 100% về một món hàng, sẽ tốt hơn khi bạn có lựa chọn về chính sách hoàn trả. Hãy xem xét kỹ chính sách hoàn trả của nhà cung cấp, trong đó thời gian đổi trả hàng là bao nhiêu ngày, bạn sẽ nhận lại tiền mặt hay qua thẻ…
11. Tôi có thực sự cần món hàng đó?
Cuối cùng, câu bạn nên tự hỏi mình là liệu bạn có thực sự cần món hàng đó hay không. Nghe có vẻ dễ dàng và dĩ nhiên nhưng nhiều người thậm chí không nghĩ đến việc hỏi câu hỏi này. Thực tế, đây là một trong những câu hỏi quan trọng nhất bạn cần đặt ra khi mua hàng giá trị.
Hãy thực sự nghĩ kỹ và trả lời câu hỏi đơn giản này. Tất nhiên, bạn nghĩ rằng mình cần món đồ đó nhưng nghĩ kỹ hơn xem, đó là nhu cầu cần thiết của bạn hay chỉ là một thứ bạn muốn sở hữu? Đáp ứng điều mình muốn không phải điều gì sai, quan trọng phải phù hợp với ngân sách thực tế cũng như tình hình chi tiêu của bạn. Nếu bạn đang sống lay lắt chờ lương, có một khoản nợ lớn với lãi suất cao hoặc bất cứ vấn đề gì khác, hãy bỏ qua bất cứ mong muốn về chi tiêu lớn nào và bám sát vào những gì bạn thực sự cần.
Thực hiện thành công thử thách bỏ mua sắm online trong 2 tháng, tôi rút ra 4 bài học đắt giá về cách tiêu tiền
Sau thử thách không mua sắm online trong 2 tháng tôi nhận ra bài học lớn nhất trong chi tiêu, sự điều độ mới là quan trọng nhất.
Để nói chính xác thì tôi có niềm yêu thích với việc mua sắm trực tuyến. Những chiếc váy độc đáo, dép da, ví và sách ảnh hay tạp chí luôn là những mặt hàng đặt online yêu thích của tôi.
Tôi không chi tiêu vượt quá khả năng của mình, nhưng tôi chắc chắn rằng mình tiêu nhiều hơn mức cần thiết. Chồng tôi và tôi đã mua một vài món hàng có giá trị lớn trong mùa hè này, bao gồm bồn rửa nhà bếp và một chuyến đi sắp tới đến Tây Bắc Thái Bình Dương.
Khi xem xét tình hình tài chính của mình, tôi nhận ra việc mua sắm trực tuyến hơi quá mức. Tôi chắc chắn có thể cắt giảm để ưu tiên những chi phí khác.
Tôi quyết định thực hiện 1 thử thách cho bản thân là: Không mua sắm trực tuyến trong vòng 2 tháng. Và sau thử thách này tôi đã nhận ra những điều quan trọng trong thói quen mua sắm của mình để cải thiện.
1. Tôi không cần nhiều quần áo (hoặc giày dép) khi làm việc tại nhà
Tôi làm việc tại nhà với tư cách là một nhà văn tự do. Điều này có nghĩa là tôi dành ít nhất 30 đến 40 giờ mỗi tuần để ngồi tại bàn làm việc của mình để đánh máy.
Một khi tôi ngừng mua sắm trực tuyến, tôi nhận ra rằng quá nhiều tiền của tôi đã đổ vào quần áo và giày dép. Tất nhiên, tôi ra khỏi nhà vào ban ngày để đi siêu thị hoặc vào cuối tuần, nhưng tôi đã mua nhiều quần áo hơn mức độ cần thậm chí không có thời gian để mặc. Đặc biệt là những món đồ đẹp sẽ không thích hợp cho một chuyến đi mua sắm ở cửa hàng tạp hóa.
Các ưu tiên mua sắm của tôi bắt đầu thay đổi. Thay vì tiêu tiền cho quần áo và giày dép mới, tôi tập trung vào việc chi tiêu cho những khoản đáng giá như du lịch, dụng cụ nấu ăn.
2. Vượt qua rào cản ban đầu là phần khó khăn nhất
Tôi nghĩ rằng mình chỉ có thể cầm cự không mua sắm trực tuyến trong vòng 4 tuần. Nhưng khi thử thách bắt đầu, tôi nhận ra mình cảm thấy tốt và đã nâng nó lên thành hai tháng.
Tuần đầu tiên là khó nhất. Tôi thấy mình bị cám dỗ bởi email, quảng cáo trên facebook và ảnh chụp các sản phẩm mới từ một số cửa hàng yêu thích trên Instagram. Nhưng mỗi khi tôi nhìn thấy thứ mình muốn, tôi lại tự nhủ: Đây có phải là thứ thực sự cần trong cuộc sống của mình không?
Và, không nghi ngờ gì nữa, câu trả lời luôn là không. Khi tôi thấy số dư thẻ tín dụng của mình vẫn còn nguyên vẹn thì tôi biết mình đã đúng.
3. Tôi đã lãng phí thời gian quý giá của cuộc đời mình mà lẽ ra để làm việc hiệu quả hơn
Tôi làm việc tại nhà và chồng tôi làm công việc nội trú nhiều giờ ở bên ngoài. Điều này có nghĩa là tôi có nhiều thời gian rảnh rỗi để lướt internet, đặc biệt là vào ban đêm. Trong thời gian thực hiện thử thách cấm mua sắm, tôi nhận ra rằng bất cứ khi nào thấy chương trình Netflix gián đoạn, tôi sẽ mở Google Chrome và ghé thăm các cửa hàng yêu thích của mình.
Thông thường, suy nghĩ của tôi là liệu có thứ gì mới mà tôi thích hay không. Chỉ cần nhìn qua một số cửa hàng chắc chắn sẽ dẫn đến việc mua hàng không cần thiết.
Khi tôi bỏ thói quen ghé thăm các cửa hàng yêu thích của mình bất cứ lúc nào cảm thấy buồn chán, tôi thấy mình đã có một khoảng thời gian rảnh kha khá. Không cần dành 30 phút hoặc một giờ mỗi đêm để xem những gì được rao bán trực tuyến, tôi có thể tập trung vào các hoạt động hiệu quả khác mà không tốn một xu nào.
Bây giờ, thay vì mua sắm trực tuyến theo phản xạ khi cảm thấy buồn chán, tôi tập trung năng lượng của mình vào các hoạt động khác như đọc sách, viết nhật ký, nấu ăn hoặc bắt tay vào công việc.
4. Bài học sau thử thách: Sự "điều độ" trong chi tiêu là quan trọng nhất
Vào cuối thử thách, tôi cảm thấy tự hào về bản thân nhưng cũng sẵn sàng để kết thúc điều này. Chắc chắn, tôi hoàn toàn có thể không mua sắm trực tuyến nhưng vẫn có những thứ tôi cần sau hai tháng. Chẳng hạn như sữa rửa mặt từ cửa hàng chăm sóc da và một đôi giày cao gót đen để dự đám cưới của bạn sắp tới.
Thử thách này đã giúp tôi đánh giá lại việc tiêu tiền của mình. Tôi vẫn mua sắm trực tuyến nhưng tôi chỉ thực hiện một vài lần mỗi tháng. Tôi cảm thấy tốt hơn khi biết rằng mình đang tiết kiệm tiền, chi tiêu phù hợp, không lấp đầy nhà với những món đồ không cần thiết. Tôi không hướng tới mục tiêu trở thành một người tối giản, nhưng tôi đã tìm thấy một sự cân bằng hoàn toàn phù hợp trong chi tiêu.
10 thói quen tiêu tiền là "sát thủ" khiến ví của bạn trống rỗng, số 5 có người còn tình nguyện "u mê" Sự thật là có nhiều thói quen chi tiêu đang âm thầm bào mòn ví tiền của bạn nhưng nhiều người lại không ý thức được. Có một thực tế là nhiều người khá hài lòng về mức lương, trong tháng dường như cũng chẳng có khoản chi nào lớn, song cuối tháng ví tiền của họ vẫn rỗng tuếch. Họ luôn phải...