11 bệnh nền gây nguy hiểm cho người mắc Covid-19
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo bệnh lý nền là yếu tố ảnh hưởng lớn đến mức độ nghiêm trọng và nguy cơ tử vong ở bệnh nhân Covid-19, đồng thời đưa ra danh sách (được cập nhật liên tục) những bệnh lý dễ khiến tình trạng mắc Covid-19 chuyển biến xấu.
Bệnh nhân Covid-19 tại một bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ – ẢNH: REUTERS
1. Bệnh phổi: Những người mắc bệnh phổi mạn tính, bao gồm hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), xơ phổi được coi là có nguy cơ cao trở nặng nếu mắc Covid-19.
2. Ung thư: Người đang bị ung thư cũng có nguy cơ gặp nhiều nguy hiểm hơn nếu nhiễm SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19. Tuy nhiên, đến nay chưa có thông tin kết luận việc từng mắc bệnh này và đã điều trị thành công có làm bệnh nhân Covid-19 gặp phải nguy cơ tương tự hay không.
3. Bệnh thận: Bị bệnh thận mạn tính ở bất kỳ giai đoạn nào đều làm tăng nguy cơ trở nặng và tử vong khi mắc thêm Covid-19.
Ngoài các bệnh lý nền trên, CDC cũng thống kê 2 thể trạng dễ khiến người nhiễm Covid-19 chuyển biến xấu là phụ nữ đang trong thai kỳ và người có tiền sử hút thuốc lá. Đối với phụ nữ mang thai, ngoài việc sẽ gặp nhiều nguy cơ hơn so với những người bình thường, trong trường hợp xấu, còn có thể dẫn đến sinh non.
Video đang HOT
4. Tiểu đường: Người bị bệnh tiểu đường thể 1, thể 2 hay tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ có nhiều khả năng mắc Covid-19 và gặp phải tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
5. Down: Hội chứng Down đã được CDC bổ sung vào danh sách này trong lần cập nhật mới nhất hồi tháng 12.2020. Đây cũng là bệnh lý nền có khả năng làm tăng nguy cơ chuyển biến xấu cho bệnh nhân nếu nhiễm thêm Covid-19.
6. Bệnh tim mạch: Hệ thống hô hấp và tim mạch vốn liên kết chặt chẽ với nhau. Những bệnh nhân Covid-19 có bất kỳ bệnh nền nào liên quan đến suy tim, tim mạch hoặc mạch máu não (chẳng hạn như huyết áp cao hay đột quỵ) sẽ làm tăng nguy cơ trở nặng khi nhiễm Covid-19.
7. Bệnh hồng cầu hình liềm, thalassemia: Người mắc bệnh rối loạn huyết sắc tố như hồng cầu hình liềm (SCD) và bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh) cũng có nguy cơ trở nặng khi mắc Covid-19.
8. Suy giảm hệ miễn dịch: Chứng suy giảm miễn dịch đặc trưng ở những người trải qua hóa trị, xạ trị ung thư, ghép tạng hay tủy sống, người nhiễm HIV, người sử dụng các loại thuốc làm suy giảm miễn dịch (chẳng hạn corticosteroid) trong thời gian dài… cũng làm tăng mức độ bệnh khi nhiễm SARS-CoV-2.
9. Bệnh gan: Người mắc bệnh gan mạn tính, chẳng hạn như bệnh gan liên quan đến bia, rượu, gan nhiễm mỡ và đặc biệt là xơ gan, có thể làm phức tạp hơn tình trạng bệnh khi nhiễm Covid-19.
10. Rối loạn thần kinh: Các chứng rối loạn thần kinh như bệnh đa xơ cứng, Parkinson hoặc chứng mất trí nhớ thể Lewy (DLB)… có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của Covid-19, bởi chúng dễ làm rối loạn phản xạ nuốt, làm giảm phản xạ ho hoặc gây suy yếu cơ hô hấp.
11. Thừa cân: Người bị thừa cân, béo phì dễ kéo theo nhiều vấn đề rối loạn sức khỏe khác như huyết áp cao, bệnh tim mạch, tiểu đường thể 2, gan nhiễm mỡ, các vấn đề về thận…, từ đó tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng khi nhiễm Covid-19.
Một cách rất dễ để kiểm tra xem phổi của bạn có khỏe không, nên thực hiện mỗi tháng!
Các bệnh phổi vốn không coi lứa tuổi nào là ngoại lệ. Thực tế, phổi là một cơ quan rất dễ tổn thương, đặc biệt là trong tình trạng môi trường bị ô nhiễm và khí hậu bị biến đổi.
Để mỗi chúng ta có thể tự kiểm tra sức khỏe cơ bản của phổi mình ngay tại nhà, một bác sĩ đã chia sẻ cách rất đơn giản và nhanh chóng.
Để kiểm tra phổi toàn diện thì ai cũng cần có sự hỗ trợ của bác sĩ và một số thiết bị y tế nhất định. Tuy nhiên, Tiến sĩ, bác sĩ Michael Roizen đã chia sẻ một bài "kiểm tra sức khỏe phổi" rất đơn giản. Ông Roizen là một bác sĩ nội khoa ở Mỹ, cũng là tác giả và đồng tác giả của 5 cuốn sách bán chạy nhất theo danh sách của Thời báo New York . Ông nói: "Bài kiểm tra này rất dễ, bạn có thể thực hiện chỉ trong một phút và có kết quả ngay lập tức".
Bác sĩ Michael Roizen. Ảnh: Detroit Public Television.
Bài kiểm tra là thế này: Hãy chạy nhanh lên 2 đợt cầu thang (mỗi đợt trung bình khoảng 12 - 13 bậc). Lưu ý rằng mỗi đợt cầu thang có thể là từ mặt sàn lên tới chiếu nghỉ, chứ không hẳn là từ tầng dưới lên tầng trên. Hoặc hãy đi bộ khoảng 400 - 550 mét. Nếu bạn có thể làm một trong hai việc đó mà không phải dừng lại giữa chừng để nghỉ thì có thể phổi bạn vẫn đang tốt.
Theo bác sĩ Roizen thì đây thực ra là bài kiểm tra để xem một bệnh nhân có phù hợp để được phẫu thuật không. Những người có thể vượt qua bài kiểm tra này thì nguy cơ họ gặp các vấn đề khi phẫu thuật sẽ thấp hơn. Bởi nó cho thấy khả năng cung cấp oxy và loại bỏ carbonic của phổi vẫn tốt.
Bạn có vượt qua được bài kiểm tra sức khỏe của phổi? Ảnh: Freepik.
Đây là bài kiểm tra có cách chấm điểm rất đơn giản: Hoặc là qua, hoặc là trượt. Nếu bạn chạy nhanh lên hai đợt cầu thang mà không thấy khó thở hoặc phải thở phì phì tức là bạn qua. Nhưng nếu bạn phải dừng lại giữa chừng hoặc bị hụt hơi, khó thở nghiêm trọng (các cơ quan trong cơ thể bị thiếu oxy), thì đó là dấu hiệu phổi của bạn có thể đang không khỏe mạnh lắm. Thậm chí, đó có thể là vấn đề của tim.
Bác sĩ Roizen khuyên bạn làm bài kiểm tra này mỗi tháng, coi như là kiểm tra định kỳ về chức năng phổi.
Nếu bạn bị "trượt" trong bài kiểm tra này thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có chế độ tập luyện thích hợp nhé. Ảnh: filadendron/ Getty Images.
* Lưu ý: Đây là bài kiểm tra đơn giản và cơ bản tại nhà. Nó không nên thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và lời khuyên của các bác sĩ dựa trên tình trạng sức khỏe riêng của bạn.
Bệnh phổi - "sát thủ" bất chấp lứa tuổi bệnh nhân: Bạn cần biết những gì và làm sao để giảm nguy cơ? Một nghệ sĩ trẻ tài năng vừa qua đời vì bệnh phổi. Điều này có thể khiến một số người ngạc nhiên, bởi đa số chúng ta nghĩ rằng các bệnh về phổi là bệnh của người lớn tuổi, hoặc người hút thuốc, hoặc người có thể trạng yếu đuối. Nhưng không phải vậy. Có khoảng 65 triệu người mắc bệnh phổi tắc...