10X ‘muốn thay đổi thế giới’ thắng áp đảo 3 đối thủ ở thi tuần Olympia
Sở hữu gương mặt sáng, lối nói chuyện thông minh và vốn kiến thức phong phú, Mai Hoàng Danh – thí sinh về nhất cuộc thi tuần với 305 điểm – chiếm được thiện cảm của nhiều khán giả.
10X Đắk Lắk vươn lên vị trí số 1 sau màn Khởi động ấn tượng. Mai Hoàng Danh thể hiện vốn kiến thức phong phú và khả năng tư duy nhanh nhạy ngay từ vòng thi đầu tiên. Nam sinh chiến thắng cuộc thi tuần với 305 điểm.
Chương trình Đường lên đỉnh Olympia tuần một, tháng hai, quý II là cuộc đua của 4 chàng trai: Nguyễn Hoàng Anh ( THPT chuyên Bắc Kạn, Bắc Kạn), Nguyễn Quang Huy ( THPT chuyên Hà Tĩnh, Hà Tĩnh), Mai Hoàng Danh (THCS & THPT Đông Du, Đắk Lắk) và Lê Thành Thưởng (THCS & THPT Vĩnh Lộc, An Giang).
Ở phần giao lưu với MC và khán giả trước khi nhập cuộc chơi, Hoàng Danh nhanh chóng gây thiện cảm với nhiều người nhờ gương mặt sáng, lối nói chuyện rành mạch, lém lỉnh.
10X tự nhận mình là “người bình thường với những hoài bão thất thường”, cụ thể là muốn thay đổi thế giới hay trở thành một đảng viên ưu tú. Nam sinh sau đó là “ nhà leo núi” có màn mở đầu tốt nhất với 80 điểm.
Hoàng Danh tiếp tục nâng cao cách biệt với 3 bạn chơi khi giải được ô chướng ngại vật “năm nhuận” của tuần này sau hàng ngang gợi ý đầu tiên. Quỹ điểm của 10X tăng lên 170 – hơn người xếp ngay phía sau 100 điểm.
Hoàng Danh thắng áp đảo ở cuộc thi tuần này. Ảnh cắt từ clip.
Với 4 cơ hội ghi điểm ở vòng thi Tăng tốc, Hoàng Danh tiếp tục thể hiện tư duy nhanh nhạy và chắc chắn khi ghi thêm 120 điểm. Trải qua 3 vòng thi, nam sinh phố núi có 290 điểm, bỏ xa 3 người cùng chơi.
Trước khi bước vào phần thi Về đích của mình, Hoàng Danh mất 10 điểm do không đưa ra đáp án đúng cho câu hỏi từ gói của bạn chơi khác.
Với lợi thế về điểm số, 10X lựa chọn an toàn gói câu hỏi với số điểm lần lượt là 10, 20 và 10. Nhờ trả lời đúng 2 câu 10 điểm, với ngôi sao hy vọng ở câu cuối cùng, Hoàng Danh trở về vị trí khi có 310 điểm.
Quỹ điểm của chàng trai 17 tuổi dừng lại ở mốc 305 điểm sau khi không thành công với lựa chọn nhấn nút giành điểm ở gói của bạn chơi cuối cùng. Thành tích này bỏ khá xa 3 bạn chơi còn lại, cụ thể là Quang Huy – thí sinh về nhì – có 210 điểm.
Với chiến thắng áp đảo này, Hoàng Danh giành vé đi tiếp vào cuộc thi tháng hai, quý II sẽ lên sóng vào chiều 9/2.
Theo Zing
Học viên mê rượu hơn mê chữ, giữa đêm tối thầy Cường đốt đèn đi cảm hóa
Có những buổi học viên mê rượu hơn mê chữ, thầy giáo Cường lại lặng lẽ đốt đèn đến từng nhà khuyên bảo họ về với con chữ để thay đổi chính mình
Hơn 20 năm công tác tai trường Tiểu học Húc (huyện Hướng Hóa - Quảng Trị), thầy giáo Nguyễn Nam Cường coi mảnh đất này trở thành quê hương thứ 2.
Năm 1997, chàng trai trẻ Nguyễn Nam Cường (sinh năm 1975, quê Nam Đàn, Nghệ An) "khăn gói quả mướp" mang theo hoài bão đến với một trong những vùng khó khăn nhất của huyện miền núi phía Tây Quảng Trị, xã Húc, huyện Hướng Hóa.
Thời gian thoáng như một giấc mơ qua, nhớ lại những ngày đầu lên với xã Húc, thầy giáo Cường cho biết: "Thời điểm đó trường Tiểu học Húc vẫn còn rất sơ khai, chỉ có những trường tạm tranh tre, nứa lá, bàn học sinh cũng chỉ là những bìa gỗ tạm, xung quanh trường là vách tre... cơ sở vật chất lúc đó gần như không có gì.
Đường xá thời điểm đó thì quả thật quá vất vả, lại không có phương tiện đi lại. Di chuyển lúc đó chỉ là đi bộ.
Anh em giáo viên lúc đó quấn túm, động viên nhau ở lại bám trường bám lớp".
Thầy giáo Nguyễn Nam Cường bên ngôi trường mình đã gắn bó hơn 20 năm với đủ các điểm lẻ. Ảnh: LC
Tâm sự với chúng tôi, thầy giáo Cường thừa nhận lúc đó, thời trai trẻ với rất nhiều khát vọng nhưng cũng chưa hề biết đến vùng đồng bào với dân tộc thiểu số là như thế nào.
Lúc mới đến, thấy đường không ra đường, trường không ra trường lớp không ra lớp thấy chán nên cũng muốn bỏ về.
Thế nhưng thấy học trò trên này tội quá, ánh mắt các em ngơ ngác khi nhìn thấy trò, hơn hết các em rất hiếu học, muốn hiểu con chữ như thế nào nên đã giữ chân thầy giáo Cường ở lại.
Mỗi lần thấy thầy Cường đến trường, đến điểm bản học sinh cũng rất vui, phụ huynh cũng sẵn sàng giúp thầy giáo trẻ trong việc dựng trường, ổn định cuộc sống.
Nhìn các em vượt qua nghịch cảnh nơi vùng khó, các em học sinh Tiểu học không chỉ thiếu ăn, thiếu áo quần nhưng vẫn chuyên cần đến lớp, đầu giờ học là ánh mắt háo hức chờ đợi kiến thức mới từ những trang sách diệu kỳ cùng lời giảng của thầy giáo trẻ....
Chính sự hiếu học của các em đã làm cho thầy giáo Nam Cường say mê công việc, bớt đi nỗi nhớ nhà, không ngừng nâng cao chuyên môn để dạy cho học trò nơi vùng khó.
Từ đó thầy giáo trẻ đến từ miền quê xa xôi mới có thể vững tâm ở lại đất Húc, cái tên từng quá xa lạ với cuộc đời thầy giáo trẻ.
Ánh mắt của học trò đã giúp thầy giáo trẻ năm xưa vượt qua chính mình gắn bó với mảnh đất, ngôi trường vùng khó. Ảnh: LC
Với đặc thù của người đồng bào Bru -Vân Kiều, việc các em tiếp xúc ngoài bên ngoài nhiều hơn trong trường nên việc cởi mởi của các em đối với thầy cô giáo là rất khó nên để hiểu được học trò, thầy Cường cho biết, lúc đầu rất khó.
"Các em vừa ít tiếp xúc lại nói tiếng phổ thông chưa sõi nên việc tiếp cận với các em cực kỳ khó khăn. Để các em cởi mở được với thầy là cả một quá trình. Trước hết phải giành được sự tin tưởng của các em.
Mình phải gần gũi, chân thành, sau đó phải học được tiếng của bà con để chia sẻ. Dần dần, thầy và trò đã tin tưởng lẫn nhau, mọi thứ tốt lên", thầy giáo Cường chia sẻ.
Nhìn lại thời gian đã qua, thầy giáo Cường cũng chẳng thể tưởng tượng nổi một ngày cơ sở vật chất trường học ở trường Tiểu học Húc được tốt lên như thế.
"Dẫu chưa thể so với nơi khác nhưng chính với Húc thôi, đó là sự khác biệt lớn lao rồi", thầy Cường nhận xét.
Trường Tiểu học Húc hôm nay đã có những dãy nhà kiên cố, có phòng học, có bàn có ghế, không còn cảnh thầy và trò cùng nhau chạy nắng, trốn mưa, hay rung bần bật trong những cơn gió mùa của Trường Sơn nữa.
Những ngày mới lên, thầy Cường bảo, trong ý nghĩ của thầy trò lúc đó chẳng bao giờ nghĩ có điện, có đường chứ chưa nói đến có trường, có lớp khang trang như hiện tại.
Qua 20 năm công tác, với thầy Cường, mảnh đất Húc đã trở thành quê hương thứ 2 của thầy, nơi thầy giáo trẻ năm xưa có tình yêu và sự nghiệp.
Tự hào khoe với chúng tôi, thầy Nam Cường cho biết, trong những lớp học sinh của thầy dậy đã có người là đồng nghiệp của thầy.
Người dân xã Húc từ các thôn làng xa xôi vẫn đến với các lớp học xóa mù, biết cái chữ để cuộc đời khá hơn, góp phần xây dựng quê hương. Ảnh: LC
Thầy trò năm xưa đã cùng chung một mái trường, cùng góp sức với thầy dìu dắt từng lớp người vươn lên trong nghèo khó, cùng nhau trao đổi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
Không chỉ vậy, từ lớp học của thầy giáo Cường năm xưa, không ít lớp học sinh đã trở thành cán bộ cơ sở...
Từ ngày thầy giáo trẻ đến với miền đất khó như Húc, từng lớp học sinh đã trưởng thành, góp phần xây dựng quê hương ngày một đổi mới.
Nói về đồng nghiệp của mình, cô giáo Nguyễn Thị Thuận, Phó hiệu trưởng phụ trách nhà trường đánh giá thầy giáo Cường là một trong những nhà giáo có uy tín nhất trong trường Tiểu học Húc.
Không chỉ giỏi về chuyên môn, thầy Cường là một nhà giáo rất có uy tín trong dân. Rất nhiều việc trong xóm bản, thôn làng ý kiến của thầy Cường rất được xem trọng.
Để làm được việc này, thầy giáo Cường chia sẻ, "đó là gần dân anh ạ. Mình gần với dân, hiểu được vấn đề của họ, từ đó chỉ ra những điều gần gũi nhưng tốt cho họ. Lập tức họ nghe theo".
Không chỉ tham gia công tác giảng dạy trên lớp, thầy giáo Nam Cường còn tham gia nhiều lớp học xóa mù, đến nay, những lớp học xóa mù ở xã Húc đã và đang góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phương.
Trên 50 học viên đã miệt mài vượt qua sức ỳ của tuổi tác, học lấy cái chữ, thay đổi ý thức tự làm cuộc sống của mình khá hơn.
"Những ngày đầu đi dạy lớp xóa mù cực kỳ khó khăn vất vả anh ạ. Một phần họ ngại vì lớn tuổi phần vì sức ì lớn quá nên họ không tiếp thu được dần họ nản. Có những ngày họ mê rượu hơn mê chữ nên lớp học vắng tanh", thầy Cường nói về những ngày đi lớp xóa mù.
Trước những khó khăn đó, thầy Cường không nản lòng, thầy đốt đèn, đến từng nhà, tìm từng học viên, thuyết phục họ đến với lớp. Từ tấm lòng chân thành của thầy Cường, các học viên lớn tuổi đã bỏ chén rượu xuống, đến với cái chữ.
Dẫu có nhiều đổi thay song ở Húc giáo dục còn rất nhiều khó khăn và cần những bàn tay, những tấm lòng của các nhà giáo như thầy Nam Cường. Ảnh: GVCC
"Học được chữ, viết được tên mình, họ vụ lắm, dần dần, các lớp học đã chuyên cần hơn. Thầy trò cùng hợp tác nên các lớp xóa mù bây giờ có cả nam và nữ. Mọi người cùng vượt khó anh ạ", thầy Cường chia sẻ.
Hơn 20 năm công tác ở điểm khó nhưng thầy giáo Nguyễn Nam Cường liên tục là lao động tiên tiến, giáo viên dạy giỏi các cấp.
Giáo dục ở xã Húc đang trên đà phát triển nhưng để có sự phát triển ấy có sự đóng góp không nhỏ từ những người thầy như thầy giáo Cường.
Động lực để họ tiếp tục bám trường lớp, gắn bó với học sinh vùng khó không chỉ là trách nhiệm của người giáo viên mà còn là tình cảm gắn bó của thầy và trò, là tấm lòng yêu nghề vô bờ bến của người giáo viên nhân dân.
Những bước chân miệt mài của người giáo viên vùng cao vẫn tiếp tục trải dài trên từng con đường nhỏ của bản làng.
Hơn cả từ những điều trân quý những người giáo viên vùng khó như thầy giáo Cường còn là sự cống hiến thầm lặng và mong muốn giúp các em học sinh dân tộc thiểu số nơi đây có một tương lai tươi sáng hơn....
Trần Phương
Theo giaoduc.net.vn
10X bật khóc khi giải chướng ngại vật Olympia trong thời gian kỷ lục Vũ Quốc Anh - thí sinh tạm nắm giữ điểm số cao nhất Olympia năm 20 - giành tấm vé đầu tiên vào trận quý II sau màn thể hiện xuất sắc ở cuộc thi tháng. Nam sinh Đắk Lắk khóc sau màn giải chướng ngại vật Olympia 'nhanh như chớp'. Sau khi Quốc Anh giải được ô chướng ngại vật từ rất...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Dàn nhân vật hoạt hình Conan hóa người thật: Haibara xinh không tưởng, sao Ran lại kém sắc thế này
Hậu trường phim
23:48:46 21/05/2025
11 thanh, thiếu niên lĩnh án tù vì cầm hung khí rượt đuổi 2 người
Pháp luật
23:48:09 21/05/2025
Ukraine tấn công nhà máy chuyên cấp linh kiện cho tên lửa Nga
Thế giới
23:46:37 21/05/2025
10 phim ngôn tình Hàn Quốc hay nhất thập kỷ: Hạng 1 đau thấu tâm can, ai xem cũng xót xa
Phim châu á
23:45:40 21/05/2025
Taxi chạy ngược chiều gây tai nạn chết người ở cửa ngõ TPHCM
Tin nổi bật
23:41:38 21/05/2025
Ngã vào xô chứa nước thải điều hòa, bé 19 tháng tím tái, ngưng thở
Sức khỏe
23:32:29 21/05/2025
Ford Explorer tiếp tục bị triệu hồi tại Việt Nam, vẫn là lỗi camera 360 độ
Ôtô
23:26:13 21/05/2025
Thanh Lam xem show Lady Gaga với chồng, Thanh Hằng được nhạc trường hôn đắm đuối
Sao việt
23:24:13 21/05/2025
Nam NSƯT là công tử gia tộc giàu có, quyền lực: "Tôi chưa bao giờ đàn áp ai"
Tv show
23:11:17 21/05/2025
Phản ứng của Tom Cruise trước câu hỏi khiếm nhã khi ra mắt bom tấn 'Mission: Impossible'
Sao âu mỹ
23:07:22 21/05/2025