1.089 cuộc thanh tra về giáo dục trong năm học 2018-2019
Năm học 2018-2019, các sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã tổ chức 1.089 cuộc thanh tra. Đánh giá cho thấy các sở GD-ĐT đã chú trọng xây dựng kế hoạch thanh tra theo yêu cầu đổi mới thanh tra.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số tồn tại như việc một số sở đã xây dựng kế hoạch quá nhiều cuộc thanh tra, thanh tra dàn trải…
(Ảnh minh hoạ)
Tổng kết công tác thanh tra năm học 2018-2019 khối các sở GD-ĐT năm học 2018-2019, Bộ GD-ĐT cho biết, các sở đã tổ chức 1.098 cuộc thanh tra, trong đó, thanh tra hành chính 312 cuộc, thanh tra chuyên ngành 704 cuộc, thanh tra đột xuất 73 cuộc.
Video đang HOT
Nội dung thanh tra tập trung vào việc triển khai thực hiện 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp của ngành, một số chuyên đề trọng tâm của công tác quản lý, những vấn đề nóng gây bức xúc như: Dạy thêm, học thêm, thu chi đầu năm học, sử dụng văn bằng chứng chỉ, tuyển dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, việc thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo…
Kết quả qua thanh tra đã phát hiện sai phạm, kịp thời chấn chỉnh và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, phát hiện sai phạm trong quản lý tài chính, tài sản như chi sai, thu sai, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách, nhập nguồn kinh phí, trả lại cho ch mẹ học sinh, kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với cán bộ quản lý, giáo viên…
Như tại Sở GD-ĐT Tuyên Quang đã kiến nghị thu hồi hơn 142 triệu đồng qua thanh tra; Bắc Giang kiến nghị thu hồi qua thanh tra hơn 9,4 triệu đồng, xử phạm vi phạm hành chính 37 triệu đồng…
11 Sở GD-ĐT thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thanh Hoá, Bình Phước, Kiên Giang, Trà Vinh, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng.
Bên cạnh những kết luận thanh tra góp phần tích cực cho công tác quản lý giáo dục tại địa phương, công tác thanh tra khối các sở GD-ĐT vẫn tồn tại một số hạn chế; một số sở GD-ĐT còn xây dựng và tổ chức kế hoạch thanh tra dàn trải, xây dựng kế hoạch quá nhiều cuộc thanh tra; chưa sâu sát trong chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra những vấn đề nóng báo chí phản ánh như vi phạm đạo đức nhà giáo, dạy thêm học thêm, thu chi đầu năm học, bạo lực học đường, thực phẩm bẩn vào trường học…
THANH XUÂN – ẢNH: THUỶ NGUYÊN
Theo Nhân dân
Trường học Đồng Tháp khai giảng đồng loạt từ 7h30 ngày 5/9
Sở GD&ĐT Đồng Tháp hướng dẫn các đơn vị về việc tổ chức lễ khai giảng năm học 2019 - 2020. Theo đó, các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh sẽ đồng loạt tổ chức lễ khai giảng vào 7h30 ngày 5/9/2019.
Ảnh minh họa/internet
Các đơn vị tổ chức khai giảng khác thời gian trên phải được sự thống nhất của Giám đốc Sở (đối với các đơn vị trực thuộc Sở) và UBND huyện, thị xã, thành phố (đối với đơn vị trực thuộc phòng GD&ĐT).
Thời lượng khai giảng được quy định không quá 60 phút; trong đó phần nghi thức có văn nghệ chào mừng (không quá 3 tiết mục); đón học sinh các lớp đầu cấp; chào cờ, hát Quốc ca (cán bộ, giáo viên, học sinh hát theo nền nhạc Quốc ca không lời); hiệu trưởng đọc diễn văn khai giảng và phát động thi đua ngắn gọn; đọc thư chúc mừng của Chủ tịch Nước...
Việc trao học bổng cho học sinh nghèo (nếu có) cần tổ chức với hình thức phù hợp để đảm bảo tính nhân văn.
Sau lễ khai giảng, Sở GD&ĐT yêu cầu nhà trường hoạt động bình thường theo kế hoạch năm học hoặc tổ chức các hoạt động tập thể. Đặc biệt, lưu ý các đơn vị không tổ chức liên hoan, tiệc tùng tại trường dưới bất cứ hình thức nào.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Để ngày khai trường thực sự trở thành ngày hội của học sinh Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản gửi các phòng GD&ĐT và các đơn vị trường học hướng dẫn triển khai một số hoạt động đầu năm học 2019-2020. Sở GD&ĐTHà Nội yêu cầu các trường học tổ chức lễ khai giảng năm học mới thống nhất trên địa bàn thành phố vào sáng thứ 5 ngày 5/9/2019. Từ 7h đến 7h30...