105 tỷ đồng dành soạn chương trình, viết sách giáo khoa mới
Chiều ngày 16-4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) chính thức công bố chi tiết khái toán kinh phí “Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015″ (Đề án). Trong tổng số kinh phí 34.275 tỷ đồng của Đề án, kinh phí thực hiện cho việc biên soạn mới chương trình, sách giáo khoa và sách giáo viên khoảng 105 tỷ đồng.
Học sinh trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) trong giờ thực hành.
Theo Chánh văn phòng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Phương, việc khái toán kinh phí của Đề án dựa trên định mức chi tài chính theo quy định của Bộ Tài chính và thực tiễn đổi mới.
Kinh phí của Đề án được chi cho năm phần chính:
Phần thứ nhất, biên soạn chương trình, sách giáo khoa và sách giáo viên, với nguồn kinh phí khoảng 105 tỷ đồng.
Video đang HOT
Phần thứ hai, tổ chức dạy thử nghiệm, dự kiến tiến hành năm học 2016-2017 tại 600 trường (chiếm khoảng 2% tổng số trường) với 340 nghìn học sinh (gồm tập huấn bồi dưỡng; đánh giá hoàn thiện sách giáo khoa, sách giáo viên và cấp sách giáo khoa thử nghiệm miễn phí cho toàn bộ học sinh các trường thử nghiệm và sách giáo viên cho khoảng 20 nghìn người…), với nguồn kinh phí khoảng 910 tỷ đồng.
Phần thứ ba, triển khai dạy học đại trà theo chương trình, sách giáo khoa mới (từ năm học 2018-2019 đối với các lớp đầu cấp), dự kiến kinh phí khoảng 8.150 tỷ đồng (gồm triển khai dạy đại trà trên khoảng 30 nghìn trường với 15 triệu học sinh; tập huấn bồi dưỡng dạy học đại trà chương trình, sách giáo khoa mới cho khoảng 900 nghìn cán bộ, giáo viên…).
Phần thứ tư, để thực hiện triển khai việc dạy học đại trà theo chương trình, sách giáo khoa mới, cần thực hiện đầu tư trang thiết bị dạy học. Bao gồm: bổ sung thay thế khoảng 50% thiết bị dạy học tối thiểu đã có; trang bị mới thiết bị do chương trình, sách giáo khoa mới yêu cầu…, với nguồn kinh phí khoảng 20.100 tỷ đồng.
Phần thứ năm, ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng kênh truyền thông giáo dục phục vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới gắn với xây dựng xã hội học tập; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá, với kinh phí dự kiến khoảng 5.010 tỷ đồng.
Cũng theo Chánh văn phòng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Phương, số kinh phí khái toán không phải là nguồn do Bộ GD-ĐT sử dụng để triển khai đổi mới, mà chủ yếu là kinh phí theo quy định tài chính hiện hành có liên quan đến cả một số bộ, ngành, địa phương. Thí dụ, nguồn kinh phí trang thiết bị dạy học là 20.100 tỷ đồng, phần lớn do Bộ Tài chính phân bổ cho các địa phương theo hoạt động đầu tư ngân sách.
Mặt khác, ông Phương cho biết, khái toán kinh phí trong “Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015″ bao gồm cả phần chi thường xuyên hằng năm như hiện nay, nếu không đổi mới vẫn phải chi. Thí dụ, nếu không thực hiện đổi mới thì nguồn kinh phí hằng năm chi cho công tác thiết bị vẫn chiếm khoảng 50% so với khái toán kinh phí đổi mới; công tác bồi dưỡng, tập huấn giáo viên theo quy định hiện nay là 120 tiết/giáo viên/năm thì đổi mới là 200 tiết/giáo viên/năm (tăng 80 tiết)…
Theo VNE
5.000 tỉ đồng cho đổi mới sách giáo khoa
Bộ GD-ĐT chiều 15/4 đã tổ chức họp báo quý I giải đáp nhiều thắc mắc của các phóng viên liên quan đến Đề án đổi mới chương trình -sách giáo khoa và đổi mới thi tốt nghiệp 2014.
Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển tại Ủy ban thường vụ Quốc hội, bộ dự trù kinh phí cho đề án là 34.275 tỉ đồng, tuy nhiên tại buổi họp báo, ông Đỗ Ngọc Thống, Thường trực ban soạn thảo Đề án đổi mới chương trình SGK, cho rằng con số hơn 34.000 tỉ này mới chỉ là khái toán.
(Ảnh: Phạm Mai/Vietnam )
Ông Thống cũng cho biết thêm, con số 34.000 tỉ đồng không chỉ dùng cho việc viết sách mà có tới 7-8 đầu việc. "Tên đề án khiến người ta hiểu nhầm. Số tiền giành cho việc viết sách chỉ khoảng 5.000 tỉ đồng, chúng tôi không chỉ viết sách mà còn phải bồi dưỡng cho hàng triệu giáo viên ở 35.000 trường học trên cả nước trong hàng chục năm" -ông Thống nói.
Chuyên gia này cũng bật mí thêm, song song với đề án đổi mới chương trình - SGK này là hai đề án về cơ sở vật chất và đề án đào tạo giáo viên. Quốc hội sẽ phải thông qua 3 đề án để có thể đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo.
Trước ý kiến của PGS Văn Như Cương cho rằng việc viết SGK chỉ có thể tốn khoảng 34 - 36 tỉ đồng, tính cả các phát sinh với yêu cầu cao hơn thì cũng chỉ làm tròn thành 100 tỉ đồng, bằng 3/1.000 số đã công bố, đại diện Bộ GD-ĐT cho rằng chưa nhận được kiến nghị cụ thể về việc này.
Về những lo ngại học sinh lớp 12 sẽ đỗ tốt nghiệp 100% theo quy định mới, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT cho rằng việc tốt nghiệp 100% chỉ là dự đoán và còn phải chờ.
Ông Trinh cho hay, nhiều sở GD-ĐT đã thực hiện quản lý điểm bằng phần mềm nên không thể sửa điểm dễ dàng. "Bộ sẽ tăng cường thanh tra xử lý những vi phạm liên quan đến việc này. Về lâu dài, phải khơi dậy tính tự giáo của các nhà giáo, nhà trường và học trò" - ông Trinh nói.
Theo VNE
Đổi mới SGK sau năm 2015: Ngổn ngang trăm mối Nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT, Bộ GD-ĐT đang tiến hành cuộc "cách mạng" trong thay đổi chương trình sách giáo khoa (SGK) sau năm 2015 Chương trình SGK sau năm 2015 thiết kế theo hướng giảm số môn học bắt buộc, tăng số môn học tự chọn. Ảnh: Mạnh Xuân Nếu thành công, đây được xem...