1001 thắc mắc: Tại sao nhà đổ, Việt Nam có khả năng xảy ra động đất không?
Lịch sử đã ghi lại nhiều trận động đất và sóng thần nghiêm trọng. Câu hỏi đặt ra là tại sao các tòa nhà lại sụp đổ khi động đất? Động đất và sóng thần có xảy ra thường xuyên không? Và Việt Nam có khả năng xảy ra động đất không?
Mỗi năm trên Trái đất có chừng 500.000 đến 1 triệu vụ rung chấn địa chất do các dụng cụ đo lường phát hiện được, trong đó có chừng 100.000 vụ có thể làm rung rinh ngôi nhà, nghiêng đảo một chậu nước, mà ta cảm nhận được gọi là động đất và 1.000 vụ gây hại thực sự.
Lịch sử ghi lại nhiều trận động đất và sóng thần nghiêm trọng. Theo thống kê, nếu coi thiệt hại về người là sự đánh giá thì trận động đất lớn nhất xảy ra ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) năm 2006 có 379.484 người chết (trong Lịch sử Trung Quốc còn nói đến trận động đất ở Thiểm Tây năm 1566, làm 830.000 người chết, song có lẽ con số không chính xác). Trận sóng thần lớn nhất là trận sóng thần Ấn Độ dương, ngày 26-12-2004 làm chết đến 230.000 người (riêng Inđonexia 168.000 người).
Làm thế nào để biết trước động đất và sóng thần?
Động đất được ví như “kẻ địch không hề tuyên chiến” như bão lũ và dù khoa học đã rất tập trung nghiên cứu với sự phối hợp của nhiều ngành khoa học: địa chấn học, kiến tạo học, địa vật lý kể cả hoá học và sinh học nữa nhưng kết quả vẫn rất khiêm tốn, nếu như không muốn nói rằng khoa học vẫn đang bất lực.
Ngay trước thời gian động đất hoặc sóng thần xảy ra người ta thường quan sát thấy có các dầu hiệu ở động vật vì rất có thể chúng cảm nhận dựoc những thay đổi bất thường về trường tĩnh điện, hạ âm… song không hoàn toàn là những dự báo đáng tin cậy.
Các chuyên gia địa chất cho rằng “Dự báo thành phố nào sẽ bị động đất và sóng thần rất quan trọng, nhưng không quan trọng bằng làm thế nào để chúng không gây ra tổn thất quá lớn”.
Sóng thần cũng không thể dự báo được chính xác hoàn toàn song vì là hậu quả của động đất nên có thể biết trước được ít nhiều. Tại nhiều vùng ven biển người ta đã xây dựng những hệ thống cảnh bảo sóng thần để các cơ quan chuyên môn căn cứ vào sự phát hiện của dụng cụ đo, thông báo thường xuyên cho nhân dân.
Tại sao các tòa nhà lại sụp đổ khi động đất?
Khi mặt đất chuyển động bên dưới tòa nhà, chúng gửi các làn sóng xung kích qua các phần còn lại của cấu trúc và khiến nó rung lắc qua lại. Sức mạnh của sự dao động này phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là khối lượng của tòa nhà (tập trung chủ yếu ở phần nóc) và độ chắc chắn của nó (yếu tố chủ yếu của sự dao động). Các tòa nhà thấp thường chắc chắn hơn, trong khi các tòa nhà cao thì mềm dẻo hơn.
Vậy là mọi người nghĩ rằng giải pháp chống sập nhà là xây dựng các tòa nhà thấp hơn để chúng biến dạng ít nhất có thể.
Nhưng trận động đất năm 1985 ở Mexico là ví dụ tốt cho thấy điều đó không hoàn toàn đúng. Trong trận động đất, nhiều tòa nhà từ 6 đến 15 tầng đã bị sụp đổ. Điều lạ là các tòa nhà thấp hơn 6 tầng gần đó vẫn đứng vững và các tòa nhà cao hơn 15 tầng cũng hầu như không bị ảnh hưởng, còn các tòa nhà cỡ trung thì lại rung lắc dữ dội hơn và bị sụp đổ.
Điều đã xảy ra ở Mexico là 1 hiệu ứng gọi là cộng hưởng, khi mà tần số của làn sóng địa chấn động đất xảy ra cùng với tần số tự nhiên của các tòa nhà tầm trung. Giống như sự thúc đẩy cùng nhịp cho xích đu. Mỗi làn sóng địa chấn sẽ khuếch đại thêm sự rung lắc của tòa nhà và ngày càng mạnh hơn cuối cùng đi quá giới hạn mà tòa nhà có thể chịu được gây sụp đổ.
Ngày nay, các kĩ sư làm việc với các nhà địa chất và địa chấn học để dự đoán tần số của động đất tại các vị trí xây dựng để ngăn chặn sự sụp đổ do cộng hưởng, dựa vào các yếu tố như loại đất hay dữ liệu của các trận động đất trước kia. Dao động với tần số thấp sẽ gây nhiều thiệt hại cho các tòa nhà cao hơn và mềm dẻo hơn trong khi dao động với tần số cao sẽ gây nguy hiểm với các cấu trúc thấp và chắc chắn.
Các kĩ sư cũng đã nghĩ ra cách để hấp thụ rung lắc để hạn chế sự biến dạng bằng cách sử dụng công nghệ mơi mới.
Video đang HOT
Dựa trên độ linh hoạt để cô lập sự dao động của phần nền so với phần còn lại của tòa nhà.
Dựa trên sự dao động lệch pha để điều tiết xóa bỏ sự cộng hưởng với tần số tự nhiên để giảm rụng lắc.
Việt Nam có khả năng xảy ra động đất không?
Động đất trên thế giới thường tập trung ở 2 đới: đới vòng quanh Thái Bình dương và đời từ Địa Trung hải qua Hymalaia vòng xuống Malaixia. Hai đới này cũng là nơi tập trung nhiều núi lửa đã tắt và đang hoạt đông.
Ở Việt Nam, động đất chủ yếu tập trung ở phía đông bắc trũng Hà Nội, doc theo sông Hồng, sông Chảy, sông Đà, sông Mã…, ven biển Nam Trung bộ. Năm 2004, Viện Vật lý địa cầu đã lập bản đồ về khả năng động đất ở Việt Nam.
Nhiều thành phố lớn ở Việt Nam kể cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn có thể có nguy cơ động đất (Hà Nội có nguy cơ động đất lớn hơn TP Hồ Chí Minh, tuy mấy nam gần đây chưa ghi nhận trận động đất nào mạnh nào, mà chỉ thấy dư chấn.
TP Hồ Chí Minh ít nguy cơ hơn nhưng vì nền đất yếu nên rất dễ bị tổn thương). Nếu có động đất tại Hà Nội, thì mạnh nhất là cấp 7, cấp 8 tính theo độ Richter (đã từng xảy ra vào các năm 1277, 1278 và 1285).
Người ta đã xây dựng các kịch bản về cấp độ động đất và cách ứng phó thích hợp với từng trường hợp. Những kịch bản đó cần được phổ biến đến từng người dân để họ hiểu được những khả năng và việc cần làm. Nói chung, chúng ta luôn phải cảnh giác trước “kẻ thù không tuyên chiến” này.
Theo tienphong.vn
Chuyện lạ: Vua Minh Mạng bị chặn đường trách cứ, nói mỉa - nguyên nhân vì sao?
Minh Mạng là vị vua có nhiều đóng góp và để lại dấu ấn lớn bậc nhất của triều Nguyễn. Và giai thoại dưới đây là một trong những ví dụ lớn về cách trị quốc an dân của ông.
Có rất nhiều giai thoại, câu chuyện lý thú về vị vua này và điều kỳ lạ là hầu hết các giai thoại, câu chuyện ấy đều ít nhiều liên quan đến việc trị quốc an dân của ông. Một trong số đó là chuyện kỳ lạ về một người dân "to gan lớn mật" dám đón đường chặn xe trách lỗi vua Minh Mạng.
Vua Minh Mạng tên thật là Nguyễn Phúc Đảm (còn đọc là Đởm), sau đổi là Hiệu (còn đọc là Hạo), còn có tên khác là Nguyễn Phúc Kiểu (25/5/1791), ông là con trai thứ tư của vua Gia Long và Thuận Thiên Cao hoàng hậu Trần Thị Đang.
Ông được tấn phong chính thức ngôi vị Thái tử vào ngày 11 tháng 6 năm Bính Tý (1816). Trước đó, vua Gia Long đã lệnh đúc ấn vàng, kim sách, may sắm mũ áo, lễ phục và đồ lỗ bộ để chuẩn bị cho lễ tấn phong.
Theo sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ ghi lại: "Gia Long năm thứ 15 (1816) có chỉ: Chuẩn cho làm sách tấn phong Hoàng Thái tử thì dùng vàng 5 tờ... ấn làm bằng vàng, núm ấn đúc hình con rồng ngồi, vuông 2 tấc 4 phân, dầy 3 phân 2 ly".
Kim sách tức sách vàng gồm 5 tờ vàng dát mỏng, tờ đầu và tờ cuối khắc chạm hình rồng mây, 3 tờ còn lại khắc chữ với nội dung nói về việc tấn phong. Ấn của Thái tử bằng vàng, khắc 5 chữ theo lối chữ triện: "Hoàng Thái tử chi bảo".
Ảnh minh họa
Ngoài ra vua Gia Long còn ban thêm một chiếc ấn bằng bạc, sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ cho biết về chiếc ấn này như sau: "Chuẩn cho đúc ấn thủ tín nhỏ và vuông bằng bạc cho Hoàng Thái tử, vuông 6 phân 7 ly, dầy 3 phân; núm đúc con rồng ngồi, trong khắc 5 chữ triện: Hoàng Thái tử thủ tín". Chiếc ấn bạc này được dùng để đóng trên những văn bản quan trọng.
Ngày 19 tháng 12 năm Kỷ Mão (1819), vua Gia Long băng hà, thọ 58 tuổi. Sau đó tuân theo di chiếu, hoàng thái tử Nguyễn Phúc Đảm được tôn lên làm vua kế vị.
Giai thoại về cách trị nước an dân của vua Minh Mạng
Trong thời gian ở ngôi, Minh Mạng đã có nhiều cải cách, quan tâm đến xây dựng bộ máy nhà nước, hệ thống pháp luật, kinh tế, thuế khóa... nhằm đưa đất nước giàu mạnh. Tuy nhiên ông cũng mắc một số sai lầm, hạn chế.
Về điều này, học giả Trần Trọng Kim trong cuốn sách Việt Nam sử lược có lời đánh giá về vị hoàng đế này như sau: "Trong đời Thánh Tổ làm vua, pháp luật, chế độ, điều gì cũng sửa sang lại cả, làm thành một nước có cương kỷ. Nhưng chỉ vì Ngài nghiêm khắc quá, cứ một mực theo cổ, chứ không tùy thời mà biến hóa phong tục; lại không biết khoan dung cho sự sùng tín, đem giết hại những người theo đạo, và lại tuyệt giao với ngoại quốc làm thành ra nước Nam ta ở lẻ loi một mình.
Đã hay rằng những điều lầm lỗi ấy là trách nhiệm chung cả triều đình và cả bọn sĩ phu nước ta lúc bấy giờ, chứ không riêng chi một mình Ngài, nhưng Ngài là ông vua chuyên chế một nước, việc trong nước hay dở thế nào, ngài cũng có một phần trách nhiệm rất to, không sao chối từ được.
Vậy cứ bình tĩnh mà xét thì chính trị của Ngài tuy có nhiều điều hay nhưng cũng có nhiều điều dở; Ngài biết cương mà không biết nhu, Ngài có uy quyền mà ít độ lượng, Ngài biết có dân có nước mà không biết thời thế tiến hóa. Bởi vậy cho nên nói rằng Ngài là một ông anh quân thì khí quá, mà nói rằng Ngài là ông bạo quân thì không công bằng. Dẫu thế nào mặc lòng, Ngài là một ông vua thông minh, có quả cảm, hết lòng lo việc nước, tưởng về bản triều nhà Nguyễn chưa có ông vua nào làm được nhiều công việc hơn Ngài vậy".
Là hoàng đế đề cao Nho giáo, coi trọng lễ nghi lề lối, khuyến khích thực hiện Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín và đặc biệt là chữ Hiếu, tuy nhiên chính vua Minh Mạng trong một lần đã bị người dân "thấp cổ, bé họng" chỉ trích lỗi của mình về chuyện hiếu đạo.
Lăng vua Minh Mạng. Ảnh: Phunuvietnam
Theo phong tục xưa, khi đang có tang thì một người phải mặc áo vải xấu, không được tham gia các hoạt động vui chơi, phải cần kiệm, chừng mực. Với một người trọng Nho như Minh Mạng thì điều đó không có gì là lạ, nhưng trong chuyến tuần du ra Bắc vào tháng 9 năm Tân Tị (1821), ông đã gặp phải một tình huống bất ngờ.
Sách Quốc sử di biên cho biết rằng, vào ngày 22 tháng 9 năm đó, vua đến thành Thăng Long, "quân dân các trấn bái hạ, những người quỳ tâu ở ngoài 5 cửa thành dâng sớ tấu có đến vài nghìn tờ. Vua sai các quan Lễ bộ và Hàn lâm duyệt những tờ văn lý đáng tâu, được 120 tờ. Ngày ấy, vua đi thuyền chơi Tây Hồ, có người đón xe vua dâng lời điều trần và nói:
- Bệ hạ đang lúc cư tang mà đi vui chơi, mở yến tiệc, mặc màu đỏ tía, có trái điển lễ cho nên mưa dầm hàng tuần không thấy hửng tạnh, rau dưa không thuận, trâu chó toi nhiều!.
Vua đặc cách cho gọi người ấy đến hỏi han, ban cho rất hậu, rồi bảo:
- Về lễ chế cư tang, gặp việc binh và việc tế tự, không cấm mặc đồ cát phục. Nhưng nghe lời nói của ông, người có khí huyết ai chẳng run sợ!
Bèn đặt trống đăng văn ở cửa Đông của Bắc Thành, lập Tam pháp ty, cho dân nộp đơn kêu, hạn trong 5 ngày một kỳ, quan Khâm phái nghe xét, xử đoán".
Vua Minh Mạng và bề tôi
Trước đó một năm, vào lễ mừng sinh nhật còn gọi là lễ Vạn Thọ tứ tuần đại khánh tổ chức tháng 4 năm Canh Dần (1830), vua Minh Mạng cũng phải thanh minh trước lời nói mỉa của dân chúng, cho rằng vua dùng của công để ban ơn vì tình riêng.
Chuyện nhà vua phải lên tiếng giãi bày đã được sử sách chép lại như sau:
"Mùa hạ, tháng 4, ngày 23, tiết Vạn Thọ. Vì gặp tiết Tứ tuần đại khánh, từ ngự điện đến cửa thành đều cho kết hoa vào lâu đài, bày đồ chơi và thi họa, linh đình mở yến tiệc và cuộc vui. Sai bách man dâng vật lạ và hai kỳ Nam - Bắc người mặc áo lông, mỗi đội 50 người, trăm trò tạp kỹ, voi ngựa múa chơi.
Các quan dâng biểu mừng theo đúng lễ nghi. Tôn thất và quan Kinh đều cho ăn yến. Kỳ hào quanh kinh thành được ban khăn, áo đi chúc thọ, cũng đều được ban rượu thịt, bạc tiền; trai gái đi xem đầy đường đều nói:
- Hoàng thượng ban cho, không tính gì đến phí tổn nhỉ!.
Vua nghe biết, nói rằng:
- Đấy là những của cải lúc ta còn làm Thái tử, không can dự gì đến ngân khố của nhà nước.
Các thành, doanh, trấn cũng đều treo đèn, đốt hương, bái vọng" ( Quốc sử di biên).
Chuyện hoàng đế bị người dân trực tiếp trách lỗi, nói mỉa là chuyện lạ kỳ nhưng quan trọng hơn đó là cách ứng xử của Minh Mạng, trước các tình huống ấy nhà vua không hề nổi giận đối với "dân đen" mà biết tiếp thu, đưa ra lý do và có lời giải thích rõ ràng. Chuyện dù đã xảy ra gần 190 năm nhưng vẫn mang ý nghĩa và bài học sâu sắc.
Theo Helino
Quay đầu là bờ Trong xã hội, nếu các bậc chức sắc, cán bộ có quyền mà không nghiêm khắc với chính mình, thì làm sao xứng với vị thế là "hoa tiêu" cho người dân nhìn vào, tin tưởng? Nếu những người "cầm cân nảy mực" trong các cơ quan công quyền khi mắc khuyết điểm, sai phạm mà không thành tâm sám hối, cải tà...