1001 thắc mắc: Tại sao chó sói – sát thủ rừng xanh hay hú vào ban đêm?
Ở những làng ven núi hoặc khu chăn nuôi, lúc đêm khuya thanh vắng, thường nghe thấy tiếng hú của bầy sói.
Đặc biệt là ở khu chăn nuôi, những người chăn nuôi gia súc càng thêm cảnh giác, sợ bầy sói tham lam tàn ác gây tổn hại cho đàn dê của mình. Tại sao chó sói lại thích hú vào ban đêm vậy?
Tiếng hú của chó sói trong đêm là để tụ tập bầy đàn.
Các loài động vật trên thế giới đều có thói quen sinh sống của mình. Chó sói là loài mãnh thú tương đối lớn, thức ăn chính là thịt, chúng chuyên săn bắt thỏ, gà rừng, các loài hươu nai, chuột, gia cầm, gia súc…, đôi khi cũng ăn một số thức ăn có tính thực vật, thậm chí còn tàn sát cả đồng loại. Sói đi thành bầy đôi khi còn có thể gây tổn thương cho người.
Sói là một loài động vật đi ăn đêm. Khi trời vừa sẩm tối, bầy sói đói thường đi thành đàn để kiếm mồi, vừa đi vừa phát ra tiếng hú với âm thanh trầm thấp. Tiếng sói hú trong đêm làm người ta cảm thấy sởn tóc gáy, thực ra điều đó không phải là để doạ con người, mà là có hàm ý khác.
Tiếng kêu của động vật là tín hiệu thông tin để liên hệ giữa bầy đàn động vật. Trong các tình huống khác nhau, động vật thường sẽ phát ra tiếng kêu khác nhau. Tiếng kêu đôi khi có quan hệ rất lớn tới thói quen sinh sản. Ví dụ như loài hươu trong thời kì sinh sản, hươu đực thường phát ra tiếng kêu đặc biệt để tìm đôi.
Còn tiếng hú của chó sói trong đêm là để tụ tập bầy đàn hoặc thông qua tiếng hú để gọi lẫn nhau, như sói mẹ thường hú để gọi sói con, sói đực lại hú gọi sói cái, sau khi tập hợp thành bầy mới ra ngoài kiếm ăn. Vào thời kì sinh sản, sói cũng thường phát ra tiếng hú để tìm đôi. Vào thời kì nuôi con, ngoài sói mẹ cất tiếng hú ra, sói con khi đói cũng sẽ cất tiếng hú the thé đòi ăn.
Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Chó và chó sói có bộ gene rất giống nhau, điều này gây khó khăn cho các nhà sinh học để hiểu lý do tại sao loài sói vẫn rất hoang dã, trong khi loài chó có thể sẵn sàng trở thành “người bạn tốt nhất của con người”.
Nghiên cứu nhà sinh học tiến hóa Kathryn Lord tại Đại học Massachusetts Amherst cho thấy các hành vi khác nhau giữa chó và chó sói có liên quan đến các trải nghiệm cảm giác sớm nhất của các loài vật này và thời kỳ quan trọng của sự xã hội hóa.
Qua nghiên cứu phản ứng của 7 con sói con và 43 con chó con, Lord đã khẳng định rằng cả chó và chó sói đều phát triển khứu giác khi 2 tuần tuổi, nghe vào 4 tuần tuổi và phát triển tầm nhìn vào trung bình khoảng 6 tuần tuổi.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hai phân loài này rơi vào giai đoạn xã hội hóa quan trọng ở các lứa tuổi khác nhau. Loài chó bắt đầu khoảng thời gian 4 tuần, trong khi những con sói bắt đầu từ lúc 2 tuần tuổi. Vì vậy, cách mà mỗi phân loài trải nghiệm thế giới trong suốt những tháng quan trọng đó là khác nhau rất rõ, và dường như dẫn đến các con đường phát triển khác nhau, cô nói.
Lord công bố rằng những con sói con vẫn chưa mở mắt và chưa nghe được khi chúng bắt đầu đi và khám phá môi trường quanh chúng khi hai tuần tuổi.
Cô nói thêm: “Khi sói con lần đầu tiên nghe, ban đầu chúng sợ hãi những âm thanh, và khi lần đầu tiên nhìn được chúng cũng sợ những kích thích thị giác mới. Khi mỗi giác quan tham gia vào quá trình nhận thức, sói con đều trải qua một vòng mới những cú sốc cảm giác mà chó con thì không như vậy”.Trong khi đó, những chú cún con chỉ bắt đầu khám phá và đi sau khi cả ba giác quan là thính giác, khứu giác và thị giác đã hoạt động.
Sự khác biệt đáng kể liên quan đến quá trình phát triển trong trải nghiệm giữa chó con và sói con đã tạo ra sự khác biệt rõ rệt về các mối quan hệ của chúng với xã hội, đặc biệt là với con người. Thông tin mới này sẽ giúp ích cho hoạt động quản lý các quần thể sói hoang và bị giam cầm, Lord nói.
Vì sao lại gọi sói là “sát thủ rừng xanh”?
Bất kỳ ai trong chúng ta, khi vào rừng, điều đáng sợ nhất không phải là hổ báo hay sư tử, mà đó chính là những con sói.
Lý do là bởi, sói hoạt động theo bầy đàn, chúng có khứu giác rất nhạy và khả năng tổ chức săn mồi rất linh hoạt, cộng thêm bản tính hung ác và gian xảo, nên con mồi khi phải đối diện với chúng sẽ có cơ hội sống sót cực kỳ thấp.
Điều đặc biệt hơn cả là chúng tồn tại ở phạm vi rộng hơn và đông hơn những loài ăn thịt khác như hổ, báo, sư tử … rất nhiều, do vậy khả năng chúng ta gặp phải chúng cũng cao hơn.
Chính vì những lý do vậy, nên mặc dù không có được sức mạnh vô song, nhưng loài sói chính là những sát thủ thực sự của rừng xanh, những kẻ ăn thịt tồn tại suốt hàng ngàn năm và chẳng bao giờ lo lắng về vấn đề tuyệt chủng.
Vậy loài sói đã làm như thế nào để tồn tại và luôn mạnh mẽ như vậy?
Qui tắc số 1: Sói không có sĩ diện, nếu gặp loài vật mạnh hơn nó, nó sẽ rút lui.
Cho dù cả đàn sói phải đối mặt chỉ với vài con sư tử đi nữa, sói cũng sẽ gọi nhau rút lui, bởi chúng biết chiến thắng mà phải trả giá nặng nề thì cũng chẳng khác nào một trận thua.
Qui tắc số 2: Tinh thần đoàn kết, tính bầy đàn là số 1
Nếu sói buộc phải đối mặt với những đối thủ mạnh hơn, cả đàn sói sẽ cùng tấn công, và sau trận chiến cả đàn sẽ không bao giờ bỏ mặc con bị thương đó.
Qui tắc số 3: Luôn mưu mẹo để đạt kết quả cuối cùng, để cái giá phải trả là nhỏ nhất
Loài sói dù được coi là “sát thủ rừng xanh”, nhưng nó không chỉ sử dụng răng và móng, mà nó luôn biết sử dụng cái đầu trong mọi việc, những việc không nhất thiết phải dùng sức, nó sẽ tìm những cách khác để làm.
Chính vì vậy người ta mới luôn nói chó sói là loài “gian ác”, bởi trong việc săn mồi, nếu nó tìm ra cách tốn ít sức lực nhất, nó sẽ làm cách đó.
Qui tắc số 4: Luôn lạnh lùng, tàn nhẫn với kẻ địch
Sói là loài động vật ăn thịt, nên dù muốn hay không, nó không thể có “lương tâm” khi săn mồi, và khi gặp kẻ địch, nếu tha thứ cho chúng tức là tự kết liễu chính bản thân mình. Vậy nên sói luôn được ví von với sự hung ác và nhẫn tâm.
Theo tienphong.vn
Phương pháp mới giúp "dọn sạch" mảng bám Alzheimer từ chuột chỉ bằng ánh sáng và âm thanh
Các khối protein có hại gây cản trở các chức năng của não đã bị các nhà khoa học xóa một phần ở chuột mà không sử dụng gì ngoài ánh sáng và âm thanh.
Não chuột khi được điều trị bằng phương pháp mới.
Nghiên cứu do MIT dẫn đầu đã tìm thấy ánh sáng nhấp nháy và tiếng vo vo tần số thấp có thể được sử dụng để tái tạo sóng não bị mất, từ đó loại bỏ mảng bám và cải thiện chức năng nhận thức ở những con chuột được thiết kế để thể hiện hành vi giống như mắc bệnh Alzheimer.
Kỹ thuật này hiện chưa được thử nghiệm lâm sàng ở người, vì vậy vẫn còn quá sớm để cho rằng sóng não được biết là hoạt động khác nhau ở người và chuột.
Nhưng nếu được nhân rộng, những kết quả ban đầu này gợi ý về một cách chữa trị rẻ tiền và không cần thuốc để điều trị dạng sa sút trí tuệ thông thường.
Một nghiên cứu trước đây cho thấy ánh sáng nhấp nháy 40 lần một giây vào mắt những con chuột được điều trị đã điều trị phiên bản bệnh Alzheimer của chúng, các nhà nghiên cứu đã thêm âm thanh có tần số tương tự và thấy nó cải thiện đáng kể kết quả.
Li-Huei Tsai, một trong những nhà nghiên cứu của MIT cho biết: "Khi chúng tôi kết hợp kích thích thị giác và thính giác trong một tuần, chúng tôi đã nhận thấy những điều đặc biệt".
Các nghiên cứu trước đây cho thấy các vụ nổ siêu âm làm cho các mạch máu bị rò rỉ đủ để cho phép các phương pháp điều trị mạnh mẽ xâm nhập vào não, đồng thời khuyến khích các chuyên gia loại bỏ chất thải của hệ thần kinh.
Vài năm trước, Tsai đã từng phát hiện ánh sáng nhấp nháy với tần số khoảng 40 lần một giây có lợi ích tương tự ở những con chuột được thiết kế để tích tụ amyloid trong các tế bào thần kinh của não.
"Kết quả rất khó hiểu và mạnh mẽ, phải mất một thời gian nhưng chúng tôi biết rằng chúng tôi cần phải tìm ra cách thử điều tương tự ở người", Tsai nói.
Vấn đề duy nhất là hiệu ứng này bị giới hạn ở các phần thị giác của não, thiếu các khu vực chính góp phần vào việc hình thành và phục hồi bộ nhớ.
Mặc dù các ứng dụng thực tế của phương pháp có vẻ hơi hạn chế, nhưng kết quả chỉ ra một cách có thể giúp não phục hồi sau sự kìm kẹp của bệnh Alzheimer.
Khi tế bào thần kinh của não chúng ta truyền tín hiệu, chúng cũng tạo ra sóng điện từ giúp giữ cho các vùng xa đồng bộ được gọi là sóng não.
Cho đến nay thử nghiệm sớm cho an toàn đã cho thấy quá trình dường như không có tác dụng phụ rõ ràng nhưng cần phải có thêm các nghiên cứu.
Trang Phạm
Theo dantri.com.vn/Science Alert
1001 thắc mắc: Sẽ ra sao nếu Trái đất không còn 'sóng hấp dẫn' Xét về mặt lý thuyết, bất cứ thứ gì có khối lượng sẽ bẻ cong được không gian, tạo thành lực hấp dẫn. Tuy nhiên, bạn có biết lực hấp dẫn quan trọng như thế nào không? Không có lực hấp dẫn, bạn sẽ bay được như siêu nhân nhưng nhân loại thì diệt vong. Khi mất đi trọng lực, Trái đất không...