1.001 lý do để học thêm
“Gần 20 năm đi dạy, tôi đã nhận được rất nhiều lời đề nghị dạy thêm từ phụ huynh. Bao giờ tôi cũng hỏi lại rằng: Tại sao anh, chị phải cho bé đi học thêm?”.
Câu trả lời cho câu hỏi này có thể khái quát thành ba nhóm” – một giáo viên tiểu học ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM bày tỏ.
Theo giáo viên này, nhóm 1 “muốn con em đạt kết quả cao ở kỳ thi cuối năm và trở thành học sinh giỏi”. Nhóm 2 “ở nhà bé chơi nhiều quá, coi tivi suốt, chơi game suốt”, thế nên học thêm không bổ ngang cũng bổ dọc. Nhóm 3 “học thêm vì… ba mẹ không thể dạy con”.
Con học vì… cha
Chị Huỳnh Thị Mai Nương, phụ huynh học sinh lớp 3 ở P.2, Q.Phú Nhuận, kể: “Bé nhà mình đã học 2 buổi/ngày ở trường nên mình không đăng ký cho bé học thêm gì nữa cả”.
“Vậy mà rất nhiều bạn bè, anh em người thân của hai vợ chồng mình đều cho đó là bất thường. Họ bảo tại sao không cho bé đi học thêm ở nhà cô giáo để cô rèn chữ, tại sao không đăng ký cho bé học thêm tiếng Anh – thời kỳ hội nhập cơ mà”.
Một phụ huynh mang theo cà mèn thức ăn để con tranh thủ ăn sau giờ học chính khóa và bước vào học thêm ngay bên ngoài hành lang lớp học.
“Tôi nói thấy con viết chữ cũng không đến nỗi nào, tiếng Anh thì bé đã học lớp tiếng Anh tăng cường ở trường rồi, mỗi tuần đã học tám tiết tiếng Anh, nếu đi học thêm nữa thì có bội thực không”.
Chị Nương cho biết một anh bạn của chị có con mới học lớp 1 nhưng sau giờ học bé phải đến nhà cô giáo học thêm đến 18g (từ thứ hai đến thứ sáu), thứ bảy và chủ nhật thì học tiếng Anh ở trung tâm mỗi ngày 1,5 tiếng vào buổi sáng, buổi chiều bé học cờ vua, buổi tối học đàn organ.
Tóm lại, kể cả thứ bảy, chủ nhật bé cũng phải học với giáo viên đến 19g. Sau khi ăn cơm tối là ngồi vào bàn học, ôn bài và làm bài tập cô giao đến 21g. Chúng tôi đã xin số điện thoại của phụ huynh trên để trao đổi.
Qua điện thoại, anh nêu lý do khá đơn giản: “Phải cho bé học kín thời gian, chứ không nó sẽ chết mê chết mệt với các loại phim đã có sẵn trên truyền hình cáp” (?).
“Phụ huynh thời nay quá kỳ vọng vào con cái nên ép các cháu phải học ngày học đêm. Ví dụ như muốn học lớp tiếng Anh tăng cường phải là những học sinh có năng khiếu về ngoại ngữ mới theo kịp chương trình”.
“Tôi từng gặp một trường hợp học sinh lớp tiếng Anh tăng cường, sau hai năm bé không đạt yêu cầu nên nhà trường bắt buộc phải đưa bé ra lớp thường. Thế nhưng phụ huynh quả quyết và năn nỉ ban giám hiệu trường hãy để cho cháu học hết lớp 3 tiếng Anh tăng cường, phụ huynh sẽ tìm cách giúp cháu tiến bộ”.
“Tôi quay ra hỏi cô bé: “Con có muốn tiếp tục học lớp tiếng Anh tăng cường không?”, cô bé sợ sệt nhìn mẹ rồi nhè nhẹ lắc đầu. Như vậy, việc học lớp tăng cường là do ý muốn của phụ huynh chứ không phải của học sinh”.
Không thể dạy con
Khi đi thực tế, một giáo viên lớp 1 ở Q.1 đã tâm sự với chúng tôi: “Mới đầu tháng 9 (tức năm học mới đã bắt đầu được hai tuần nhưng học sinh thực học mới có một tuần), nhiều phụ huynh đã gợi ý với tôi về việc dạy thêm cho học sinh ngay tại trường (để cha mẹ đỡ phải đưa đón) từ 16h30-18h. Tôi nói đến tháng 10 nhà trường mới cho phép mở lớp dạy thêm”.
Tháng 9 các bé mới vào chương trình, có gì đâu mà học thêm. Khá nhiều phụ huynh nêu lý do rằng mình không thể dạy con học, dạy sai nên con về nhà mếu máo và không nghe theo lời của bố mẹ”.
Cô kể: “Một buổi tối, có phụ huynh gọi cho tôi hỏi “đánh vần chữ “vẽ” như thế nào thì đúng?”. Mẹ dạy con đọc là: e vờ e ve ngã vẽ” nhưng thằng bé nói mẹ đọc sai rồi, cô con dạy là “vờ e ve ngã vẽ” thôi. Tôi phải giải thích cách dạy chương trình phổ thông hiện hành khác ngày xưa”.
Tương tự, cô L., giáo viên ở Q.3, cũng cho biết: “Nhiều phụ huynh năn nỉ cô mở lớp dạy thêm đi, chương trình tiểu học mà sao khó quá. Tôi dạy cháu không được. Bố và mẹ đều trình độ đại học mà ngẫm nghĩ mãi cũng không ra cách giải một bài toán”.
Video đang HOT
Cô Huỳnh Thị Mỹ Phượng, giáo viên lớp 5 Trường tiểu học Hồng Hà, Q.Bình Thạnh, thừa nhận: “Đúng là có trường hợp phụ huynh không biết dạy con như thế nào. Ví dụ môn toán của bậc tiểu học là học về số học. Trong khi đó, khá nhiều phụ huynh khi đối diện với một bài toán của bậc tiểu học lại tư duy cách giải theo đại số (như giải phương trình). Đã có người than với tôi rằng: tôi dạy mà cháu nó không hiểu. Nó bảo cô dạy khác”.
Giảm tải nhưng vẫn nặng
Mặc dù Bộ GD-ĐT đã có văn bản về việc giảm bớt những kiến thức, những bài tập khó trong sách giáo khoa, bộ cũng đã có văn bản cho phép giáo viên được chủ động sắp xếp bài dạy theo trình độ của học sinh nhưng theo nhiều giáo viên, giảm tải rồi mà chương trình vẫn nặng, vẫn không phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh.
“Thế nên chúng tôi vẫn ước ao phải chi chương trình giảm bớt những kiến thức xa vời đối với học sinh, để dành thời gian cho nhà trường tăng cường dạy kỹ năng sống cho học sinh thì nhẹ nhàng hơn và học sinh không phải học thêm nữa” – phó hiệu trưởng một trường tiểu học ở Q.Bình Thạnh đề nghị.
Theo vị phó hiệu trưởng này, học sinh lớp 1 mà phải học cộng, trừ trong phạm vi 100. Môn tiếng Việt mà ngoài việc học âm, học vần, học sinh 6 tuổi đã phải đọc một đoạn văn, yêu cầu phải cảm thụ được ý nghĩa của đoạn văn đó để trả lời các câu hỏi. Học sinh lớp 5 đã phải “Tìm hiểu về Liên Hiệp Quốc” (một bài trong môn đạo đức), môn toán thì có bài tập về lãi suất tiết kiệm ngân hàng, về phần trăm của kế hoạch….
Một giáo viên thâm niên ở Q.Phú Nhuận còn đúc kết: “Học sinh bây giờ không chỉ đi học thêm trong năm học mà còn học thêm cả trong hè. Hiện ở TP.HCM nhiều phụ huynh không chỉ cho con đi học trước chương trình lớp 1 mà ngay cả lớp 2, 3, 4, 5 nhiều em cũng đã học trước chương trình trong mấy tháng hè rồi”.
Một ngày làm hơn 10 trang sách bài tập nâng cao
Về thăm quê dự tiệc cưới nhân tiện hỏi thăm chuyện học hành của đứa cháu con người anh trai đang học lớp 3, gọi tôi bằng chú ruột, như được dịp tâm sự “nỗi lòng”, mẹ cháu liên tục than thở với tôi về chuyện học hành của cháu.
Tuy mới vào đầu năm học hơn một tháng nhưng cháu đã phải chịu rất nhiều áp lực, căng thẳng trong việc học hành ở trường lớp. Ngoài bài vở học chính khóa ở trường, số lượng bài tập mà cô giáo cho về nhà quá nhiều khiến có lúc cháu làm không xuể.
Chị đi họp phụ huynh, nghe cô giáo chủ nhiệm nói lên lớp 3 cháu phải bắt đầu học các phép tính nhân chia với rất nhiều con số khá phức tạp nên chị cũng rất lo lắng và không biết con mình liệu có theo kịp bạn bè.
Cầm quyển bài tập toán mà cô giáo chủ nhiệm cho về nhà làm với các phép tính nhân chia nhiều con số trong hơn chục trang sách mà chị vừa đưa (tính từ trang 12 đến trang 21), tôi có cảm giác “choáng váng” vì việc học hành của cháu quả thật nặng nề và căng thẳng.
Chị kể tiếp có lúc thấy con ngồi thừ ra làm bài tập toán với các phép tính nhân chia nhiều con số mà cô giáo cho về nhà làm, có bài toán nâng cao khó quá cháu làm không được chảy cả nước mắt, chị rất xót xa, thế là chị đành phải ngồi vào bàn làm bài cùng con.
Mới đây, cháu đi học về rồi bảo với chị là cô giáo chủ nhiệm bắt cháu phải đi học thêm ở nhà cô để theo kịp bạn bè và nắm vững kiến thức trong các phép tính nhân chia. Cô giáo chủ nhiệm cũng gọi điện thoại cho chị bảo phải cho cháu đi học thêm vì chương trình toán lớp 3 khá khó, vả lại sau này khi cháu học tiếp lên các lớp tiếp theo sẽ không bị mất căn bản.
Thú thật, nhìn lịch học của cháu ở trường rồi lịch học thêm ở nhà cô cũng như số lượng bài tập toán nhân chia mà cô giáo cho cháu về nhà làm đến hàng chục trang sách toán nâng cao khiến tôi không khỏi chạnh lòng và xót xa.
Đó không chỉ là gánh nặng cho học sinh mới mà còn thể hiện cái vòng luẩn quẩn, thậm chí là tụt hậu trong giáo dục – đào tạo với những chương trình học tập căng thẳng, nặng nề nhưng không mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.
Theo Hoàng Hương/Báo Tuổi Trẻ
TP.HCM quy định phí dạy thêm
Sở GD-ĐT TP.HCM quy định các trường đã tổ chức học 2 buổi/tuần không được phép dạy thêm. Mức phí dao động từ 80.000-200.000 đồng tùy cấp học.
Bắt đầu năm học mới, Sở GD-ĐT TP.HCM đã ban hành khung mức thu các khoản thu theo thỏa thuận cho các trường THPT, Trung tâm GDTX và các đơn vị trực thuộc.
Đối với những khoản đóng góp được thoả thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh để thực hiện một số nhiệm vụ thay cha mẹ học sinh trong công tác nuôi, dạy học sinh như sau (đơn vị: VNĐ):
STT
Nội dung thu
Mầm non
Tiểu học
THCS
THPT
1
Tiền tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày
80.000 100.000
90.000 120.000
150.000 200.000
2
Tiền tổ chức học tăng cường ngoại ngữ, tin học
80.000 100.000
100.000 120.000
3
Tổ chức phục vụ và quản lý bán trú (tháng)
200.000 250.000
150.000 200.000
4
Tiền vệ sinh bán trú (tháng )
30.000 50.000
5
Thiết bị, vật dụng phục vụ bán trú ( năm)
400.000
150.000 200.000
6
Tiền ăn, tiền nước uống
Theo chi phí thực tế
7
Tiền học môn năng khiếu (tháng), tự chọn
Theo chi phí thực tế
Các khoản thu này phải được thống nhất với phụ huynh trước khi thực hiện và khi thu phải cấp biên lai thu tiền cho từng học sinh đồng thời thực hiện đầy đủ các chế độ quản lý tài chính theo quy định.
Đối với việc tổ chức dạy thêm, học thêm, Sở GD-ĐT quy định nhà trường không tiếp tục tổ chức dạy học tăng tiết trái buổi có thu tiền của học sinh như đã tiến hành trong các năm học vừa qua.
Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của học sinh.
Các nhà trường không được cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá.
Học sinh tham gia học thêm trên cơ sở tự nguyện và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.
Sở cũng yêu cầu các trường không tổ chức lớp dạy thêm theo biên chế các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp phải có học lực tương đương nhau; không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
Đặc biệt, ban giám hiệu phải quản lý để hoạt động dạy học chính khoá được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và quản lý các hoạt động dạy thêm, học thêm đúng quy định. Các trường chỉ được tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường sau khi đã tiến hành đầy đủ các thủ tục pháp lý theo quy định và được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động.
Theo Zing
Phụ huynh, học sinh căng mình trước kỳ thi lớp 10 Nhìn con căng thẳng với lịch học thêm triền miên ngày đêm, chị Minh rất thương nhưng vì 'trường cấp 2 con học có truyền thống 100% thi đỗ chuyên nên không thể không vào lớp 10 tốp đầu Hà Nội được'. Đó không chỉ là tâm sự của chị Minh (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) mà còn của nhiều phụ huynh...