1001 lý do để ghét mùa thu: Hội bị xoang căm thù hoa sữa, kẻ lãng mạn bị “đá” nên “dỗi” luôn mùa thu
Nếu hội yêu mùa thu tìm ra 1000 lý do để thích thì hội không ưa cũng tìm ra cả… 1001 điều ghét chết đi được!
Những ngày chớm thu, trên mạng xã hội chẳng thiếu những bài viết sướt mướt dành cho “ mùa đẹp nhất trong năm” này! Nhưng giờ là lúc hội không ưa mùa thu phản pháo! Dù hơi phũ nhưng có cả 1001 lý do lý giải mùa thu lại gây khó chịu đây! Dù có những lý do rất… xàm, nhưng chẳng hề gì, đã ghét là ghét, thậm chí chẳng có lý do còn được ấy chứ!
Nào, cùng nghe những người ghét mùa thu trải lòng nhé!
Chia tay vào mùa thu, thế là ghét
Cá mắm béo: 3 lần chia tay vào mùa thu, yêu thương sao nổi “mùa chia xa” – Emily?
Y.Y: Hãy hỏi gã tình cũ của tôi, tại sao lại để tôi phát hiện mình trở thành “tuần lộc” vào mùa thu?
Dreamer: Tôi ghét gió thu cứ làm tóc tôi rối tinh. Nhưng điều tôi ghét nhất là mỗi lần thế cứ bị nhớ người yêu cũ!
Di Di: Mùa thu dường như tồn tại để chia tay. Ngay khi mùa hè kết thúc, cảm giác như một năm đã qua.
Không ít người ghét mùa thu vì… chia tay vào mùa thu! (Ảnh minh họa)
Những ai hay ốm mới hiểu thời tiết mùa thu là ác mộng
Người qua đường: Chỉ những ai bị xoang mới hiểu cái mũi của chúng tôi khổ thế nào mỗi khi thu đến. Vậy mà còn bắt chúng tôi phải yêu thương mùa thu ư? Không đời nào!
Long công tử: Đâu đâu cũng thấy người ta cảm thán thu tới, tôi thì cảm cúm đã về!
Ying: Tôi không ghét mùa thu mà cái mũi tôi ghét mùa này.
Mèo yêu chuột: Dấu hiệu mùa thu của tôi là hắt hơi, sụt sịt như con mèo hen.
(Ảnh minh họa)
Nỗi ám ảnh mang tên hoa sữa mùa thu
Hiền không hiền: Tôi không ngửi nổi hương hoa sữa, người ta bảo nồng nàn còn tôi chỉ thấy vế đầu: NỒNG.
Huyền tiền tỷ: Tôi sẽ thích nó nếu không có mùi hoa sữa.
Video đang HOT
Husky ngáo ngơ: Mùi hoa sữa với tôi tương tự là mùi mắm tôm với hội bún đậu nước mắm đấy! Sợ hãi các thứ!
Tiến tuấn tú: Một lần đứng chờ bạn gái dưới gốc cây hoa sữa suốt 2h đồng hồ, tôi sợ. Và cũng từ đó, tôi chả thích mùa thu nữa. À, cô bạn gái đó tôi chia tay rồi!
Hoa sữa nồng nàn – đặc sản mùa thu lại là nỗi ám ảnh với nhiều người! (Ảnh minh họa)
Hội lười học: Không ghét mùa thu nhưng ghét bắt đầu năm học
Mèo lười ngủ ngày: Đừng hỏi nữa, tôi đang ngập cổ với bài tập đây! Tôi còn chưa kịp tận hưởng kì nghỉ hè mà?
Phương Phương cô nương: Mùa thu là mùa nhập học và khai giảng năm học mới, đáng lẽ tràn trề hy vọng. Nhưng thật sự lao vào học rồi mới cảm thấy bất giác mong mùa hè quay ngược trở lại. Cuộc sống những ngày rong chơi đó mới bừng sáng!
Học sinh cá biệt: Ít kỳ nghỉ hơn mùa xuân và mùa hè.
Hiếu hóm hỉnh: Khách quan mà nói tôi không ghét mùa thu, tôi chỉ thấy hơi mệt với lịch học của mình!
Sinh viên cúp tiết: Nếu ngày tựu trường không phải mùa thu, tôi đã yêu nó hơn! Ngàn lần xin lỗi mùa thu.
S.V: Thu đến cuốn trôi kì nghỉ hè.
Cái bóng kia là tôi trong ngày nhập học. (Ảnh minh họa)
Những cú lừa về thời tiết se lạnh, lạnh ở đâu chứ không phải ở Hà Nội đầu tháng 9!
Công chúa mùa hè: Ai nói mùa thu se se lạnh vậy? Tháng 9 rồi, và tôi vẫn mặc áo chống mỗi khi lao ra đường đi làm đây. Quá nóng, và tôi chẳng thấy tí “thu” như người ta tả gì hết!
Hà Anh lanh chanh: Tôi đã đen đi ít nhất 2 tone khi đi dưới nắng thu đó.
Lá bàng: Những người bạn phương xa yêu quý, đừng để những bài văn mẫu “cái se lạnh của mùa thu” đánh lừa! Hè nóng, thu chỉ là mùa bớt nóng thôi.
Ngọc Anh hiền lành: Mong chờ mùa thu lạnh lạnh để lê la đi ăn bánh xèo. Thu Hà Nội tưởng thế nào, chứ mới sáng ra đã nắng vỡ mặt.
Ai nói mùa thu thì se lạnh? (Ảnh minh họa)
Tuyết rơi mùa hè: Nắng thì nóng mà mưa thì tắc đường. Thu sẽ se lạnh khi có mưa, nhưng mỗi buổi sáng đội mưa, vượt qua con đường tắc tới chỗ làm thì không yêu thương nổi đâu!
Mưa rào mùa hạ: Đúng đúng đúng, bên cạnh nắng thì còn sợ mưa. Tôi vẫn thấy đông là chân ái, thu thì tôi không thích đâu, lý do là vì… tôi thích đông rồi!
Mưa thì mát nhưng tắc đường khi mưa thì lại không! (Ảnh minh họa)
Tức cảnh sinh tình là có thật, nhìn tiết trời thu cứ buồn mà không rõ vì sao tôi buồn
BunBun: Đôi khi tôi thường cảm thấy cô đơn. Nhưng không phải là kiểu cô đơn do không có ai bên cạnh, vì dù có bao nhiêu người bên nhau thì vẫn cảm thấy cô đơn. Đây là mặt mong manh của tâm hồn mỗi khi thu về. Tôi thích nắng, càng nhiều nắng càng tốt, nên tôi chẳng có chút tình cảm nào với mùa thu.
Cánh chim nhỏ: Tôi – 1 đứa tự làm mọi thứ không cần bạn trai, nhưng cái trời se se này khiến tôi cũng thấy cô đơn và lạnh lẽo. Tôi ghét cái sự yếu đuối trỗi dậy trong lòng mỗi độ thu về.
Xiao: Tôi thực sự ghét mùa thu! Cái bầu trời nắng nhưng không gắt, thi thoảng hơi u ám, xám xịt cứ khiến tôi chán chán.
Hãy gọi tôi là Meo: Tôi luôn cảm thấy rằng mọi người không nên bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Nhưng nỗi buồn cứ vô tình ghé tới. Tôi ghét cuộc sống cằn cỗi này. Mùa thu quái quỷ khiến tôi thấy không an toàn.
Và ty tỷ những lý do không tên khác để… ghét mùa thu chết đi được!
Ú ù u: Lý do ghét mùa thu của tôi hơi kì, nhưng thật sự tôi vẫn không thích. Tôi ghét bánh Trung thu. Tôi ghét bánh trung thu!!! 3 ngày trước khi bắt đầu và 3 ngày sau khi kết thúc Tết Trung thu, người mẹ “nhàn nhã” của tôi cuối cùng cũng tìm được một bữa sáng nhanh chóng và dễ dàng! Đó là bánh Trung thu! Vị béo và ngọt khiến tôi thật sự sợ hãi. Tôi chỉ ước mùa thu đừng ăn bánh Trung thu!
QQ: Đừng nói nữa, tôi ngán tận cổ khi kéo newsfeed toàn mấy dòng sến sẩm về mùa thu rồi. Tôi nghĩ chính vì “bội thực” lời khen về thu nên tôi ghét nó, chứ thực tình thu đẹp phết!
Phúc Hậu: Mắt lờ đờ bước đi, con người như sắp gục -> Tôi trong mùa thu.
Chàng nghèo thủy chung: Mùa thu rõ lắm sinh nhật, tốn tiền, tôi ghét, hic.
Cô nàng cô đơn: Lá rụng nhiều, quét tới nỗi bắp to như vận động viên rồi.
Tóm lại, yêu – thích thuộc về cảm nhận cá nhân, đôi khi rất khó để lý giải. Mùa thu có thể đẹp trong mắt người này, nhưng lại cũng có thể đáng sợ trong mắt người kia. Còn bạn, bạn thuốc team nào?
Y Tý mùa thu không chỉ có lúa chín
Du khách được tìm hiểu đời sống người Hà Nhì trong những mái nhà trình tường đặc trưng, săn biển mây và check-in cửa khẩu, công viên Y Tý...
Săn mùa vàng
Những ngày đầu tháng 9, Mạnh Tiến Khôi (1993) có chuyến đi 2 ngày 1 đêm tới Y Tý. Tuy chuyến đi ngắn ngủi nhưng Khôi tận hưởng được khá nhiều trải nghiệm ở Y Tý - nơi vốn nổi tiếng với các cung leo núi. Ngày đầu tiên, Khôi xuất phát từ Sa Pa đi Mường Hum check-in cổng trời Mường Hum, thác Rồng (thác Bạch Long) tại bản Trung Hồ Thấp, xã Trung Lèng Hồ.
Trên hình là Khôi (phải) và anh A Hờ, một người dân tộc Mông trước đây làm porter dẫn khách leo núi nay phát triển thêm dịch vụ homestay, tour ngắm lúa...
Trên đường tới homestay ở Y Tý, mọi người còn được dừng chân ngắm nhìn những dòng suối, ruộng bậc thang và rừng già nằm dọc đường đi ở Sàng Ma Sáo, Dền Sáng. Gần 2 tuần đầu tháng 9 trôi qua, lúa nhiều nơi ở Y Tý đã chín và người dân địa phương cũng gặt dần để tránh mưa bão.
Những thảm vàng lúa chín trải rộng khắp các cung đường níu chân du khách. Lúa ở Y Tý hiện đã gặt khá nhiều và chỉ còn rải rác tới cuối tuần này là qua thời điểm đẹp nhất.
Săn biển mây trắng
Y Tý nằm ở độ cao trên 2.000 m, lưng tựa vào dãy núi Nhìu Cồ San và đỉnh cao tới 2.660 m, gần như quanh năm mây phủ. Homestay Cloud Y Tý, Ngải Thầu Thượng, công viên Y Tý... là một số chỗ để bạn dừng chân ngắm biển mây. Đi du lịch không ai mong mưa nhưng ở Y Tý nếu trời mưa sau một đêm ngày hôm sau sẽ tràn ngập mây trắng, toàn cảnh núi non biến thành chốn thần tiên.
Biển mây trắng xóa bay vờn trên các đỉnh núi ở Y Tý.
Buổi chiều ngày đầu tiên, Khôi được hướng dẫn viên là dân bản địa dẫn tới Ngải Thầu Thượng ngắm mây và hoàng hôn buông. Khung cảnh hùng vĩ và bao la của biển mây làm ai cũng thích thú. Mây Y Tý xuất hiện quanh năm nhưng thời gian đẹp nhất để săn mây thường vào cuối năm, khoảng tháng 10 tới tháng 3 năm sau.
Nghỉ homestay nhà dân
Tuy chưa phát triển như các địa điểm khác, Y Tý hiện có một số nhà nghỉ, homestay do dân địa phương xây dựng để phục vụ du khách. Trường hợp đông quá không có chỗ ngủ, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của đồn biên phòng hoặc mang theo lều, tuy nhiên cần mang theo túi ngủ, quần áo ấm vì về đêm Y Tý rất lạnh. Các điểm homestay gợi ý cho khách tới Y Tý là: A Cơ, Y Tý Clouds, A Hờ, Cô Si, Discovery, Xá Hà Nhì...
Trên hình là một phòng riêng ở 2 - 3 người ở homestay A Hờ. Tại đây giá ở nhà sàn 100.000 đồng/ đêm, phòng riêng là 300.000 - 400.000 đồng/ đêm.
Ăn đặc sản địa phương
Khôi kể, ngay tại homestay bạn có thể đặt cơm với các đặc sản như gà đồi, các loại rau rừng, măng chua... chế biến theo nhiều cách khác nhau nên thực đơn khá hấp dẫn. Đặc biệt món gà nướng tẩm ướp gia vị bản địa tạo hương vị khác biệt. Trong chuyến đi 2 ngày 1 đêm, Khôi đặt tour đã bao gồm các bữa ăn.
Tìm hiểu đời sống dân bản
Đến Y Tý lúc nào cũng có thể gặp trẻ em dân tộc tụ tập vui chơi trên các con đường vào bản. Lũ trẻ nhút nhát và rất dễ thương. Dư thời gian, bạn cũng nên ghé thăm bản làng của người Hà Nhì với những ngôi nhà trình tường độc đáo xây ngay trên nền đất, tường được làm từ đất nện, dày 40 - 40 cm, cao 4 - 5 m. Nếu có thời gian hãy tới cả chợ phiên Y Tý để thấy một chút không khí nhộn nhịp nơi vùng cao này.
Check-in công viên Y Tý
Ngày 2, trước khi trở về Sa Pa buổi chiều, Khôi đi theo cung đường Y Tý - Choản Thẻn - cầu Thiên Sinh - Rừng Tống Cốn Sủi - Sa Pa. Và bản Choản Thèn với công viên cuối đường là điểm dừng đầu tiên.
"Công viên Y Tý" là tên gọi ưu ái của dân địa phương lẫn khách du lịch khi nhắc tới mảnh đất ở cuối con đường qua bản Choản Thèn. Địa điểm này là nơi ngắm mây lý tưởng nên thu hút không ít nhiếp ảnh gia và du khách tới săn mây. Đứng từ chỗ 2 cây cổ thụ này, bạn được phóng tầm mắt ngắm những cánh đồng ruộng bậc thang vùng biên giới. Vào ngày trời đẹp, bạn sẽ thấy cả những mái nhà của bản làng Hà Nhì ẩn hiện trong mây. Trẻ em địa phương thường vui đùa ở đây và bạn có thể thả sức vui chơi, trò chuyện với chúng.
Check-in cầu Thiên Sinh, cột mốc 87
Cầu Thiên Sinh nằm ở cuối thôn Lao Chải, cách trung tâm xã Ý Tý gần 10 km. Theo tiếng dân tộc Hà Nhì, cầu có tên là Thiên Sân Shù có nghĩa "trời sinh". Cầu dài chỉ một mét, trước đây là một tảng đá tự nhiên bắc qua khe sâu hun hút, phía dưới là dòng suối Lũng Pô.
Sharp ra mắt 4 smartphone mới, nhiều lựa chọn về cấu hình và thiết kế Sharp mới đây đã ra mắt 4 smartphone mới cho thị trường Nhật Bản, tất cả đều dùng Snapdragon trong đó 2 mẫu LTE và 2 mẫu có kết nối 5G Mẫu đầu tiên mang tên Sharp zero5G basic, cái tên nghe khá hiểu lầm vì đây lại là chiếc máy cao cấp hàng đầu. Máy sở hữu màn hình OLED 6,4 inch,...