100.000 học sinh Trung Quốc tự tử mỗi năm do áp lực học tập
Thống kê chỉ ra phần lớn nguyên nhân tự tử của học sinh Trung Quốc xuất phát từ xung đột với giáo viên, áp lực bài vở, điểm số và bị cha mẹ chỉ trích.
Vừa qua, The Papper trích dẫn thống kê từ The Economist , cho thấy tỷ lệ tự tử của thanh thiếu niên Trung Quốc đứng đầu thế giới. Cụ thể, con số lên đến 100.000 người mỗi năm. Trung bình cứ 1 phút lại có 2 người tìm đến cái chết và 8 người khác có ý định tương tự.
Thống kê cũng cho thấy trong những năm gần đây, ý định tự tử của học sinh trung học tại Trung Quốc tăng cao so với năm 2002. Phần lớn nguyên nhân liên quan đến áp lực học tập, gánh nặng từ gia đình và những xung đột ở trường học.
Theo điều tra từ China Maker Education Bluebook , nguyên nhân chính dẫn đến tự tử ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở có thể được chia thành những trường hợp sau: xung đột gia đình (33%), áp lực học tập (26%), xung đột giáo viên – học sinh (16%) và các vấn đề tâm lý (10%), tranh chấp tình cảm (5%), bắt nạt học đường (4%), các vấn đề khác (6%).
Trẻ tổn thương khi bị người lớn chỉ trích. Ảnh: Better Tennessee.
Khi lời nói của người lớn trở thành vũ khí sát thương
Cuối tháng 10, truyền thông Trung Quốc đưa tin một học sinh trung học ở Giang Tô nhảy sông tự vẫn và để lại thư tuyệt mệnh. Trong thư, Chu Kiếm (16 tuổi) bày tỏ cảm giác có lỗi với bố mẹ, đồng thời ám chỉ nguyên nhân tự tử có liên quan đến cô giáo chủ nhiệm họ Tiêu, theo Sina .
“Những lời xúc phạm của cô (chỉ cô Tiêu) khiến em muốn đập đầu vào tường cho đến chết”, Chu Kiếm viết trong thư tuyệt mệnh.
13 ngày sau khi nam sinh qua đời, vụ việc vẫn chưa được làm sáng tỏ. Gia đình em nhiều lần đến trường để xác minh nội dung bức thư nhưng bị nhà trường từ chối.
Bà Từ cho biết con trai bà được nhận vào trường từ tháng 9/2019. Sau hơn một tháng nhập học, cuộc sống của em bị đảo lộn. Do từ chối tham gia lớp phụ đạo, cô chủ nhiệm tỏ thái độ và thường xuyên gây khó dễ với Chu Kiếm.
Đến tháng 9/2020, Chu Kiếm tiếp tục được phân vào lớp của cô Tiêu. Khi vào lớp, câu đầu tiên cô giáo nói với Chu Kiếm là: “ Sao lại là em? Tôi không muốn nhìn thấy em”.
Câu nói của cô giáo chủ nhiệm khiến nam sinh tổn thương. Dù mẹ an ủi nhiều lần, em vẫn cảm thấy nặng nề. Đến ngày 12/10, sau khi đi học về, Chu Kiếm có nhiều biểu hiện bất thường, trốn trong phòng và không chịu ăn uống.
Hôm sau, Chu Kiếm biến mất, thi thể của em được tìm thấy trên sông sau 3 ngày mất tích.
Vào tháng 9, một nam sinh lớp 9 ở thành phố Vũ Hán nhảy lầu do bị mẹ đánh, mắng trước mặt các bạn. Theo The Papper , em Trương đánh bài với hai bạn khác, nhà trường gọi phụ huynh lên làm việc. Vì quá tức giận, mẹ đã đánh em ngay trên hành lang trường học.
Video đang HOT
Sau khi mẹ đi khỏi, Trương đứng im lặng trong hai phút rồi bất ngờ trèo lên lan can và nhảy xuống. Hai nam sinh cùng lớp chứng kiến toàn bộ vụ việc nhưng không kịp ngăn cản.
Em Trương được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Mẹ em bị chỉ trích vì có những lời lẽ, hành động gây tổn thương con trẻ.
Trước đó, vào tháng 7, một nữ sinh ở Thường Châu nhảy lầu tự tử do bị cô giáo xúc phạm, chỉ trích. Theo China Daily , Cô Yuan bị cáo buộc đã đưa ra những lời “thiếu tích cực” khi nhận xét bài viết của nữ sinh.
Thậm chí, cô còn xóa bài của học sinh mà không đưa ra lý do hay lời nhận xét nào. Ngoài ra, cô Yuan thừa nhận có tát Miao một lần vào tháng 10/2019, do em không làm bài tập và không chú ý nghe giảng.
Sau khi vụ việc xảy ra, một số cựu học sinh trường đã lên tiếng về việc từng bị nữ giáo viên ngược đãi và xúc phạm. Cô thường ném sách vào mặt, tát, thậm chí nhéo vào mí mắt học sinh.
“Cô ấy thường xuyên mắng nhiếc, mạt sát, dù tôi không phạm lỗi gì cả”, Feng Hongwei, 26 tuổi, học sinh cũ của cô Yuan, cho biết.
Năm 2019, một vụ tự tử ở thành phố Thượng Hải khiến cộng đồng mạng thương xót. Theo Global Times , một thiếu niên 17 tuổi do mâu thuẫn đã nhảy cầu ngay trước mặt mẹ.
Được biết, nam sinh xích mích với bạn học. Trên đường về nhà, em bị mẹ mắng. Mâu thuẫn giữa hai mẹ con khiến cậu bé nảy sinh quyết định tự vẫn.
Áp lực học tập khiến nhiều học sinh Trung Quốc tìm đến cái chết. Ảnh: Financial Tribune.
Áp lực chồng chất áp lực
China Maker Education Bluebook chỉ ra, trong nhiều năm qua, “gánh nặng” học tập của học sinh Trung Quốc không ngừng tăng lên. Phần lớp áp lực học tập của trẻ bắt nguồn từ sự phát triển lộn xộn của “thị trường giáo dục” tại quốc gia này.
Ngoài ra, ý kiến chủ quan và những kỳ vọng nặng nề của cha mẹ vô tình khiến con trẻ mắc kẹt trong khó khăn và áp lực, từ đó dẫn đến những vụ việc đáng tiếc.
Vào tháng 5, một bé gái 9 tuổi ở Thiểm Tây nhảy từ tầng 15 tự sát vì áp lực bài vở. Được biết, cô giáo yêu cầu em hoàn thành bài tập trước 17h, em không tìm ra cách giải nên đã nhắn tin cầu cứu mẹ.
Thay vì giúp con tìm hướng giải quyết, người mẹ chỉ nhắn giục em nhanh chóng hoàn thành bài để nộp cho cô giáo.
Áp lực đè nén, cộng thêm lời nói vô cảm từ mẹ, cô bé cảm thấy bế tắc và quyết định ra đi. Em để lại lá thư tuyệt mệnh với nội dung: “Mẹ ơi, con xin lỗi, đây là quyết định của con”.
Cuối tháng 2, một cậu bé 13 tuổi ở Thâm Quyến chọn cái chết để giải thoát bản thân sau nhiều ngày mệt mỏi với bài tập ở lớp. Theo Sohu , do chưa hoàn thành bài tập kỳ nghỉ đông, cô giáo yêu cầu em phải ở nhà làm hết, nếu không sẽ không được đến trường.
Để có thời gian làm nốt bài tập, em nói dối mẹ là nhà trường cho nghỉ. Cậu bé ở nhà làm bài tập suốt 4 ngày liền, nhưng lượng bài quá lớn, em không thể hoàn thành. Cuối cùng, nam sinh tìm đến cái chết.
Theo thống kê của VCT News , trong đợt dịch Covid-19 năm 2020, Trung Quốc xảy ra hàng loạt vụ tự tử ở học sinh. Chỉ tính riêng tại thành phố Thượng Hải, có 14 trường hợp học sinh tự tử, phần lớn nguyên nhân đều bắt nguồn từ áp lực học tập.
Ngày 31/8, một nam sinh 12 tuổi ở Hồ Nam tự kết liễu đời mình do không thể hoàn thành bài tập về nhà. Một nam sinh 17 tuổi ở An Huy cũng nhảy lầu vào cuối tháng 4 với lý do tương tự.
Cuối tháng 3, một học sinh 9 tuổi ở tỉnh Hà Bắc bị giáo viên đuổi khỏi lớp học online vì không hoàn thành bài tập đúng hạn. Em nhảy từ tầng 15 của tòa nhà và không qua khỏi.
Một học sinh khác ở tỉnh Hà Bắc cũng chọn cách giải thoát tương tự. Được biết, vì có biểu hiện thiếu tích cực khi học online, em bị cha mẹ chỉ trích bằng những lời lẽ nặng nề.
Báo cáo về các vụ tự sát ở học sinh cho thấy những vụ việc trên đều liên quan đến căng thẳng tâm lý, phần lớn học sinh đều không thể chịu được áp lực học tập và sự thất vọng do cha mẹ, thầy cô mang lại. Vì thế, các em chọn kết thúc cuộc sống của mình theo những cách cực đoan.
China Maker Education Bluebook khuyến khích gia đình, nhà trường cần chú ý đến cảm xúc của học sinh, đồng thời giảm áp lực trong học tập. Cụ thể, các trường cần giảm lượng bài tập, hạn chế học thêm, đổi mới cơ chế kiểm tra, đánh giá thành tích.
Bên cạnh đó, cơ quan giáo dục cần thúc đẩy sửa đổi luật, quy định để đảm bảo quyền lợi cho học sinh, ví dụ như xử lý nghiêm những trường hợp xúc phạm, gây ảnh hưởng đến tâm lý học sinh.
Phụ huynh, giáo viên được khuyên không nên trách mắng, tạo áp lực học cho trẻ. Việc trách mắng không mang lại hiệu quả vì những lời này thường chứa đựng sự tức giận. Lời chỉ trích thông thường có thể biến thành buộc tội, khiến trẻ sợ hãi khi đối mặt.
Ông Haim Ginott, nhà tâm lý học trẻ em người Mỹ, cho biết những lời phê bình, chỉ trích của người lớn không giúp các em sửa sai, khiến các em chán nản hơn trong học tập. Đồng thời, trẻ dễ mất đi lòng tự trọng, sự tự tin khi bị mắng quá nhiều.
“Nhiều trường hợp cha mẹ không nhận ra rằng, dưới sự chỉ trích liên tục, trẻ không thể phát triển theo chiều hướng cha mẹ mong muốn, đôi khi còn gây phản tác dụng”, ông Haim Ginott nói.
Đừng bao giờ bắt con "chở" ước mơ của bố mẹ
Nhiều ông bố bà mẹ cứ muốn con mình là "cái bóng" của chính mình về mọi thứ. Bởi họ cho rằng, họ là "hình mẫu chuẩn mực" để con "soi" vào và học tập làm theo.
Nhưng không, khi quan niệm xã hội đã thay đổi và sự "cơ động xã hội" không còn "rập khuôn xưa cũ", thì chỉ có con cái với quyết định được "bước đi" và "cuộc đời" của nó.
Dĩ nhiên, bố mẹ cần có định hướng đúng đắn tích cực. Trong "thế giới phẳng" 4.0 hiện nay, việc bố mẹ bắt con phải "chở ước mơ" của bố mẹ là không thể, nói cách khác không đạt được ước nguyện. Bởi nó chỉ là "nguyện vọng" chủ quan ép buộc.
Tôi đã từng bật khóc khi đọc bài báo một nam sinh H.T.C lớp 10 E trường Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến TP Hồ Chí Minh nhảy lầu tự tử cách đây không lâu. Tôi khóc vì liên tưởng đến nỗi ám ảnh và áp lực của con gái tôi khi học lớp 12 cách đây 4 năm trước.
Sáng ấy, chừng hơn 6 giờ sáng, tôi gọi: "Thư ơi, dậy đi con". Không thấy con gái trả lời. Tôi lại gọi "Thư ơi, dậy đi con" lần nữa, cũng không thấy con tra lời. Tưởng con gái "lười", tôi lập lại với "cường độ" gắt hơn. Từ trong phòng, con gái tôi nói vọng ra. "Bố không biết đâu. Đêm qua con học đến hơn hai giờ sáng ". Tự dưng, nước mắt tôi trào ra thương con quá. Thì ra, cả đêm qua con gái thức gần trắng để học bài, vậy mà suýt nữa tôi mắng oan con.
Học quá sức, học sinh ngủ luôn tại bàn học, ảnh Minh họa
Câu chuyện em nam sinh H.T.C lớp 10 E trường Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến nhảy lầu tự tử, ai cũng nhói lòng. Em H.T.C tự tử không phải "tự dưng", mà em đã bị áp lực quá lớn từ gia đình, từ môn học, và từ ngay chính môi trường dạy học Nguyễn Khuyến.
Nguyễn Khuyến là trường khá nổi tiếng nghiêm khắc với việc học, dạy và quản lý giống kiểu "bộ đội". Nhưng Nguyễn Khuyến cũng là nhà trường gây sức ép cho học sinh quá lớn.
Theo thầy giáo Lê Trọng Tín, hiệu trưởng nhà trường, "một kỷ luật sắt và học sinh phải tự học đến 9h tối", trong khi đó sáng, chiều các em đều lên lớp. Đây là áp lực quá sức về thời gian đối với các em. Ngày học, tối học đến 21 giờ, và dứt khoát "học chưa thuộc bài chưa rời lớp", áp lực càng lớn.
Một nguyên nhân áp lực dẫn đến học sinh muốn tự tử là từ gia đình. Tâm lý bố mẹ ai cũng muốn con mình học giỏi chăm ngoan, điểm cao. Đa phần bố mẹ "ép" con phải học thêm, học nhiều thầy cô để "theo kịp kiến thức" mà không hiểu rằng chính bản thân họ đang gây áp lực lớn đối với con mình. Có bà mẹ đã mắng con rằng: "Mày học cho mày chứ học cho ai?", nhưng thực ra người mẹ ấy đang ép con học để thỏa mãn ước mơ của bản thân bà. Một ông bố tỏ ra lịch sự mời con ngồi xuống ghế, nói: "Nếu con được vào trường chuyên, muốn cái gì bố cũng cho". Ông bố kia đâu hiểu rằng, ước mơ lớn nhất tuổi học trò của con là học hành hồn nhiên như qui luật tự nhiên của nó.
Không ít ông bố bà mẹ chứng kiến cảnh con mình gục đầu ngay trên chồng sách vở thiếp đi. Không ít lần ông bố bà mẹ chứng kiến sáng ra con mình đờ đẫn vì cả đêm thức trắng; và không ít lần nhìn thấy con dựt mình hoảng sợ trong giấc ngủ. Song, thay vì chia sẻ với con, thì bố mẹ lại tỏ ra hài lòng với con mà bố mẹ ngộ nhận rằng con mình "tự giác, chăm học". Để rồi sáng ra, khi con đờ đẫn đến trường, bà mẹ lại đi khoe hàng xóm "hôm qua con mình học đến mãi hai giờ sáng, dạo này nó chăm học lắm" như một "tự hào", "hãnh diện". Một "hão sĩ" vô tình dìm trong vòng vây áp lực, lâu ngày dẫn đến trầm cảm.
Còn đó những "sự kiện" về giáo dục "cô giáo bắt gọc sinh uống nước dẻ lau bảng", "cô giáo lên lớp 4 tháng không giảng bài", "học sinh đâm thầy giáo thủng gan" chưa lắng dịu dư luận; thì em H.T.C ở trường Nguyễn Khuyến tự tử bằng nhảy lầu, đó là tiếng chuông cảnh báo thực sự "xuống cấp" về đạo đức của nền giáo dục nước nhà, mà nguyên nhân chính của nó là áp lực từ việc dạy quá tải, học quá sức. Tất cả những mâu thuẫn nảy sinh, suy cho cùng đều bắt nguồn từ đó.
Thanh niên Việt Nam trong tương lai của thế kỷ XX, giỏi về trình độ tri thức là dĩ nhiên, song không phải vì thế mà nhồi nhét bằng bất cứ giá nào. Bởi, nếu chỉ giỏi về kiến thức chuyên môn, mà không có đạo đức nghề nghiệp tốt, rốt cuộc cũng làm tổn hại đến công danh. Chẳng lạ gì, một học sinh cấp ba hỏi phim Hàn nói vanh vách, nhưng hỏi về Bác Hồ quê ở đâu thì "ậm ừ", hỏi Thủ tướng chính phủ là ai cũng "lơ ngơ". Thầy, cô lên lớp chỉ dạy chữ kiểu "mọt" sách, không có sự sáng tạo vận dụng, không dạy học sinh tình thương, lòng nhân ái vị tha... Vì thế, có vô vàn học sinh giỏi về "sách vở", nhưng yếu về hiểu biết. Thời nào cũng vậy, xã hội nào cũng thế, giáo dục cũng lấy đức làm trọng, làm gốc; sau đó với đến kiến thức khoa học.
Thực tế hiện nay nền giáo dục đang chạy đua thành tích, quá đề cao điểm nên đã gây áp lực quá lớn cho học sinh. Áp lực "đổ" lên đầu học sinh không chỉ từ bài học quá nhiều, từ thầy cô yêu cầu quá cao, mà ngay cả gia đình cũng đòi hỏi, kỳ vọng ngoài sức học thực tế của con, em mình.
Ước mơ của học sinh dẫu được nuôi dưỡng, định hướng, nhưng chính các em mới là người quyết định. Câu chuyện của em C ở trường Nguyễn Khuyến quá đau lòng. Các bậc phụ huynh ơi hãy thức tỉnh đi. Đừng bao giờ bắt con "chở" ước mơ của bố mẹ nữa.
Thư từ thầy hiệu trưởng Ngày cuối tuần nhận thư từ thầy hiệu trưởng trường con học nhân mùa báo cáo học tập giữa học kỳ của trường. Ảnh minh họa "Kính gửi quý gia đình, Học sinh khối trung học (9 - 12) sẽ nhận báo cáo học tập giữa kỳ vào tuần sau. Báo cáo học tập lần này là cơ hội để giáo viên cung...