100% tân bác sĩ tốt nghiệp Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch được phân công nhiệm sở
Sáng 8-11, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã trao bằng tốt nghiệp cho 943 tân bác sĩ. Trong đó, có 748 tân bác sĩ hệ đào tạo 6 năm, 195 tân bác sĩ hệ đào tạo liên thông 4 năm.
Tân bác sĩ nhận bằng tốt nghiệp
PGS-TS-BS Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết trong 6 năm đào tạo, sinh viên có 2 năm đầu học các môn cơ bản và môn cơ sở của khối ngành sức khoẻ, 4 năm tiếp theo học các môn chuyên ngành lâm sàng và thực tập tất cả các buổi sáng tại hơn 50 bệnh viện trên địa bàn thành phố. Sau khi tốt nghiệp, 100% tân bác sĩ được phân công nhiệm sở làm việc tại các cơ sở y tế trực thuộc TP HCM.
Tại lễ trao bằng tốt nghiệp, PGS-TS-BS Ngô Minh Xuân nhắn nhủ tân bác sĩ luôn nhớ đến lời thề tốt nghiệp, giữ vững Y đạo và Y đức, phát triển tính chuyên nghiệp cũng như tiếp tục phấn đấu trong tương lai bởi tốt nghiệp sau những năm học y khoa mới chỉ là bắt đầu sự nghiệp.
Video đang HOT
H. Lân
Theo nguoilaodong
Bộ Y tế đề nghị các cơ sở đào tạo không thực hiện đào tạo định hướng chuyên khoa
Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, cơ sở giáo dục đại học thuộc khối ngành sức khoẻ về việc không thực hiện đào tạo định hướng chuyên khoa.
Theo công văn này, Bộ Y tế cho biết việc đào tạo chuyên khoa đặc thù trong lĩnh vực sức khỏe được thực hiện tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế bậc đại học từ năm 1974 theo mô hình đào tạo bác sĩ chuyên khoa của Pháp. Bộ Y tế đã xây dựng các qui định về tổ chức chương trình đào tạo chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú.
Ảnh minh họa
Ngoài ra các các cơ sở đào tạo nhân lực y tế còn tổ chức các khóa đào tạo định hướng chuyên khoa (chuyên khoa sơ bộ), cấp chứng chỉ cho các bác sĩ bắt đầu định hướng vào một chuyên khoa cụ thể ở mức độ nhất định để tham gia công tác khám chữa bệnh chưa đòi hỏi chuyên khoa sâu, với thời gian đào tạo từ 06 tháng đến 1 năm.
Tuy nhiên, hiện không có văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền quy định về đào tạo định hướng chuyên khoa. Việc đào tạo này hầu hết do các trường Đại học Y Dược, các bệnh viện tự tổ chức để đáp ứng nhu cầu người học, cơ sở khám chữa bệnh.
Chương trình đào tạo của các khóa đào tạo này đều do các đơn vị này tự xây dựng, thẩm định, ban hành và tổ chức đào tạo. Do đó, việc đào tạo định hướng chuyên khoa hiện nay không được kiểm soát về chất lượng của cơ sở đào tạo, người giảng dạy, chương trình đào tạo, chưa có chuẩn năng lực chung để bảo đảm chất lượng đào tạo.
Gần đây Bộ Y tế cũng nhận được phản hồi từ một số Sở Y tế và hội nghề nghiệp về việc cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ, chứng nhận sai đối tượng học, không đúng quy định gây khó khăn trong cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực.
Do vậy, Bộ Y tế đã có công văn chấn chỉnh việc cấp bổ sung, thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn, đề nghị các Sở Y tế, các Vụ/Cục chức năng thuộc Bộ Y Tế, trong thời gian chờ ban hành văn bản quy định việc đào tạo để cấp bổ sung, thay thế phạm vi hoạt động chuyên môn, tạm dừng việc cho phép bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh.
Hiện nay, Bộ Y tế đang được giao xây dựng Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực sức khỏe và đã trình Chính phủ để xem xét ban hành, trong đó có quy định về đào tạo chuyên sâu để cấp chứng chỉ đào tạo chuyên khoa sâu đối với khóa đào tạo tối thiểu từ 15 tín chỉ, tương đương tối thiểu 6 tháng tập trung.
Cùng đó là quy định các yêu cầu đối với cơ sở đào tạo, người giảng dạy chuyên sâu, chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ để bảo đảm chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo nhân lực y tế theo hướng hội nhập quốc tế.
Vì vậy, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở đào tạo không thực hiện các khóa đào tạo định hướng chuyên khoa/.
Phương Anh
Theo toquoc
Không ghi hình thức đào tạo, xếp loại trên văn bằng: Phù hợp với thông lệ quốc tế Dự thảo "Thông tư quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học" đang được dư luận quan tâm góp ý; đặc biệt việc không ghi hình thức đào tạo và ghi xếp loại trên văn bằng. Đơn vị tuyển dụng hoàn toàn có thể yêu cầu người dự tuyển nộp bảng điểm, qua đây, xem xét...