‘100% sinh viên có việc làm, việc gì vậy?’
‘Nhiều hiệu trưởng, trưởng khoa thường nói trường chúng tôi sinh viên ra trường có việc làm 80%, 90% thậm chí 100%. Nhưng tôi lại nghĩ, việc gì vậy?’
Ông Nguyễn Hoàng Dũng chia sẻ tại hội thảo – Trung Kim
Câu hỏi này được chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng, Chủ tịch Công ty đào tạo lãnh đạo và dịch vụ phát triển bền vững đặt ra tại Hội thảo gắn kết nhà trường và đơn vị sử dụng lao động trong quá trình đào tạo, tuyển dụng nhân sự do Trường ĐH Luật TP.HCM tổ chức sáng nay 8.1.
‘Phải là việc làm xứng đáng’
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng, Chủ tịch Công ty đào tạo lãnh đạo và dịch vụ phát triển bền vững: “Tôi nhận thấy vấn đề chúng ta đang gặp phải là nói về kinh tế thị trường nhưng mình sản xuất ra không biết họ đi đâu về đâu. Nhiều hiệu trưởng, trưởng khoa thường nói trường chúng tôi sinh viên (SV) ra trường có việc làm 80%, 90% thậm chí 100%. Nhưng tôi lại nghĩ, việc gì vậy? Việc bưng bê, dịch vụ, việc làm cò con hay khởi nghiệp rồi chết?”.
Khung cảnh hội thảo sáng nay 8.1 – Trung Kim
Theo ông Dũng, cái chúng ta cần nói ở đây là đầu ra có chất lượng không. “Cái tôi mong muốn là SV ra trường có việc làm nhưng phải là việc làm xứng đáng”, ông Dũng nói.
Tiếp tục bài phát biểu, theo ông Dũng, cái doanh nghiệp đang cần là chất lượng sinh viên. Từ kinh nghiệm giảng dạy tại các trường ĐH, ông Dũng cho thấy tình trạng chung là không ít SV đang tự cao, niềm tin nhiều nhưng còn chủ quan.
“Chúng ta đang nâng họ lên quá tầm nhưng họ không định vị được họ ở đâu”, ông Dũng nói. Trong khi đó, khi đi làm doanh nghiệp không chỉ cần người kiếm tiền giỏi cho họ mà còn cần sự tôn trọng cấp trên. Theo chuyên gia kinh tế này, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sinh viên, trong đó cốt lõi nhất là giảng viên.
Video đang HOT
‘Vô doanh nghiệp để được đào tạo là suy nghĩ sai lầm’
Với tư cách cựu SV trường, luật sư Trương Nhật Quang (Công ty Ánh sáng luật), đã nêu một số vấn đề về gắn kết nhà trường với đơn vị sử dụng lao động.
Ông Quang cho rằng SV không cần có kinh nghiệm làm việc nhưng cần có kiến thức thực tế. Thực tế doanh nghiệp tuyển người vào để làm được việc chứ không phải để đào tạo. “Nếu SV có hy vọng vô doanh nghiệp để được đào tạo là suy nghĩ sai lầm. Doanh nghiệp phải chạy, bạn làm không được phải dừng lại hỏi người khác là họ không muốn”, ông Quang phân tích.
Tuy nhiên, theo luật sư này, SV mới ra trường vẫn có cơ hội nếu có tiếp cận được thực tiễn từ nhà trường, nhanh chóng chủ động hội nhập khi bước vào doanh nghiệp. Thời gian hội nhập có thể 2 tháng, 4 tháng hay 6 tháng thì doanh nghiệp có thể hiểu và sẵn sàng tiếp nhận. Điều này đòi hỏi SV phải nỗ lực chứ không chỉ đợi nhà trường không.
Luật sư Trương Nhật Quang tại hội thảo – Trung Kim
“Bản thân tôi không muốn nhận nhiều SV thực tập, tốn thêm thời gian hướng dẫn và trả lời các vấn đề các bạn hỏi vốn đã có trong luật. SV phải ở tâm thế chủ động và phải là người đã có kiến thức trước khi tìm đến doanh nghiệp. Nếu chỉ mong muốn đến đó để học thì không đạt được vì doanh nghiệp chỉ là nơi thực hành và làm việc”, ông Quang chia sẻ.
Theo ông Quang, cần có sự phối hợp giữa trường và những người làm công tác thực tiễn bên ngoài trong giảng dạy, biên soạn giáo trình. Gần như cứ 10 năm hệ thống luật cơ bản sẽ thay đổi một lần, từ đó dẫn đến sự thay đổi của hàng loạt luật. Khi luật mới ra đời, giảng viên phải nghiên cứu rồi mới viết giáo trình, chờ thẩm định rồi ra sách thì luật chuẩn bị lạc hậu. Do vậy, theo ông Quang, cần có những người làm công tác thực tiễn vào giảng dạy trong nhà trường, phối hợp biên soạn giáo trình. Trường nên mời những nhà lập pháp định hướng được xu hướng thay đổi pháp luật để có kiến thức mới cập nhật cho sinh viên.
‘Người học luật không thể nào không có kiến thức khác’
Luật sư Trương Thị Hòa kiến nghị trường đào tạo cho SV không chỉ kiến thức chuyên sâu mà còn kiến thức đa năng nhiều mặt để SV tự mình cạnh tranh với bản thân mình, cạnh tranh với người khác.
“Chúng tôi thấy SV có chuyên môn nhưng không chuyên sâu”, bà Hòa nói. Kiến thức chuyên sâu ở đây, theo bà Hòa là những nguyên tắc cơ bản của ngành luật để lúc nào chạm tới luật cũng có thể so sánh, có mối liên hệ giữa các luật với nhau.
Cũng theo luật sư Trương Thị Hòa: “Ngoài kiến thức luật thì người học luật không thể nào không có kiến thức khác. Như Mỹ phải tốt nghiệp các khối kiến thức khác rồi mới học luật là vì vậy”. Theo luật sư này, trường nên có thêm những buổi ngoại khóa bổ sung kiến thức xã hội và các mặt.
Luật sư Trương Thị Hòa – Trung Kim
“Tôi có đến tiếp xúc một trường ĐH tư có khoa luật, trường này đang đào tạo cho SV kỹ năng giao tiếp, tếp cận cho xã hội và điều này rất quan trọng. Kính mong thầy cô giúp cho SV điều này, điều đó cần lắm”, bà Hòa nhắn nhủ.
Theo bà Hòa, bên cạnh những nỗ lực của lãnh đạo nhà trường và đội ngũ giảng viên còn có vai trò của bản thân người học. Nếu không có SV góp phần thì không có bước chuyển lớn được.
Trước các ý kiến doanh nghiệp, PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.HCM, cũng cho rằng sản phẩm người học nếu chỉ có tư cách, chuyên môn mà chưa có lòng nhiệt thành cũng chưa tốt. Trong lòng nhiệt thành có sự nhiệt huyết và chân thành. Tôi đồng ý là bằng mọi cách để SV có được điều đó, trong đó vai trò giảng viên quan trọng nhất.
Theo thanhnien
Hoạt động hướng nghiệp chưa được quan tâm đúng mực
Đặc biệt, việc chọn ngành nghề hầu hết phụ thuộc vào ý kiến của phụ huynh hay độ hot của ngành trong thời điểm hiện tại, dẫn tới cơ hội để sinh viên tiếp xúc để hiểu rõ về ngành nghề rất hạn chế.
Chính vì quan niệm đại học vẫn là cánh cửa duy nhất để thành công, không có định hướng nghề nghiệp của đại đa số học sinh, phụ huynh dẫn tới thực trạng đáng báo động hiện nay là tỷ lệ sinh viên ra trường làm trái ngành lên đến 60%; thậm chí, vì chọn sai nghề mà nhiều sinh viên cũng như phụ huynh tốn kém tiền bạc, thời gian, công sức.
Hoạt động hướng nghiệp không chỉ giúp học sinh tìm được việc làm tốt mà còn trang bị cho các em phương pháp phát huy tối đa năng lực bản thân, vừa có ích cho bản thân cũng như có ích cho xã hội; đồng thời giúp các em học sinh phân biệt giữa nghề nghiệp và việc làm.
Với ý nghĩa đó, giáo dục hướng nghiệp được coi là một bộ phận của giáo dục toàn diện giúp mỗi học sinh có sự hiểu biết về tính chất của ngành nghề mà mình hướng tới, biết phân tích thị trường hoạt động và tháo gỡ vướng mắc hoặc rèn luyện bản thân, từ đó, mỗi học sinh tự xác định được đâu là nghề nghiệp phù hợp hoặc không phù hợp với mình.
Giáo dục hướng nghiệp hiện vẫn chưa phát huy được hiểu quả
Tuy nhiên, hiện nay, công tác hướng nghiệp chưa được giới trẻ Việt Nam cũng như phụ huynh quan tâm đúng mực. Ông Lê Anh Tuấn - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Hà Nội (HSO) cho rằng, việc giáo dục hướng nghiệp sau trung học đã nhận được nhiều quan tâm hơn. Song, việc cung cấp thông tin về nghề nghiệp cũng như định hướng tương lai cho các em học sinh còn nhiều bất cập. Trong đó, nhiều em gặp khó vì thiếu sự đào tạo bài bản, không am hiểu thị trường lao động, giáo dục mang nặng lý thuyết, thiếu trải nghiệm.
Đặc biệt, việc chọn ngành nghề hầu hết phụ thuộc vào ý kiến của phụ huynh hay độ hot của ngành trong thời điểm hiện tại, dẫn tới cơ hội để sinh viên tiếp xúc để hiểu rõ về ngành nghề rất hạn chế. Do không chú trọng về tìm hiểu ngành học, nên rất nhiều sinh viên phải trả những cái giá rất đắt. Trong đó, có không ít sinh viên quyết định bỏ học sau một năm đầu ngồi trên giảng đường đại học khi nhận ra không phù họp; hay bỏ môn, nợ môn là tình trạng của rất nhiều sinh viên.
Thống kê từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tỷ lệ sinh viên ra trường làm trái ngành lên đến 60%. Mặt khác, theo ông Tuấn, chỉ vì chọn sai nghề mà nhiều sinh viên cũng như phụ huynh tốn kém tiền bạc, thời gian, công sức.
Chỉ ra nguyên nhân, ông Tuấn cho hay, trước hết, đối với học sinh là do hoạt động tư vấn muộn, không thường xuyên; thời điểm tổ chức tư vấn thường trước khi các em bước vào kỳ thi quốc gia dẫn đến những nội dung tư vấn chỉ tập trung vào việc hướng dẫn viết hồ sơ thi tuyển; tâm lý coi đại học là cánh cửa duy nhất. Còn với sinh viên, chính là vì còn thờ ơ những tác động của phát triển khoa học, cộng nghệ đối với đời sống xã hội, trong đó có vấn đề việc làm. " Phần lớn sinh viên mới chỉ tập trung vào việc học kiến thức mà chưa chú ý bổ sung kỹ năng, thái độ để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng"- ông Tuấn nêu.
Đứng trước thực trạng định hướng nghề nghiệp hiện nay, ông Tuấn cho rằng, cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị làm công tác giáo dục hướng nghiệp nên quan tâm triển khai sớm về mặt thời gian các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên và sớm về độ tuổi đối tượng được tư vấn; đào tạo đội ngũ tư vấn viên có kiến thức chuyên môn, có kỹ năng tư vấn để tạo sự tin tưởng, sức thu hút, hấp dẫn đối với học sinh, sinh viên.
Đặc biệt, tăng các hoạt động trải nghiệm thực tế, giúp các em có sự nhìn nhận, đánh giá để có sự lựa chọn đúng đắn hơn về các cấp học tiếp theo, các ngành nghề mà mình dự định lựa chọn trong tương lai. Nhà nước cần có những hoạt động truyền thông mạnh mẽ hơn để giúp các em, phụ huynh thay đổi trong nhân thức việc chọn trường, chọn nghề.
Được biết, từ năm 2019, HESYS đã triển khai hợp tác với các nhà trường, doanh nghiệp triển tổ chức mô hình "Giáo dục hướng nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế", như: Trải nghiệm học đường cho học sinh THCS, trải nghiệm giảng đường cho học sinh THPT, trải nghiệm nghề nghiệp, việc làm cho học sinh khối học nghề và sinh viên. Các mô hình này hiện đang nhận được sự quan tâm của học sinh, sinh viên và phụ huynh; từng bước phát huy được hiểu quả cho việc định hướng nghề nghiệp cho các bạn trẻ trước ngưỡng cửa tương lai.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, ông Tuấn cho biết thêm, để thành công, ngoài kiến thức, học sinh, sinh viên cần phải được trang bị thêm kỹ năng, hình thành thái độ tích cực trong học tập, việc làm và cuộc sống. "Bên cạnh tạo cơ hội trải nghiệm thực tế, kết hợp giữa học với hành thì nhà trường, các tổ chức làm công tác hướng nghiệp cần thường xuyên có những chương trình tư vấn, tập huấn, huấn luyện nhằm trang bị thêm hành trang thiết yếu cho các bạn trẻ"- ông Tuấn khuyến nghị.
Hoa Quỳnh
Theo congthuong
"Mở cửa" đưa sinh viên gặp trực tiếp nhà tuyển dụng Nhật Bản Ngày 16/11, trong khuôn khổ chương trình "Ngày hội việc làm Nhật Bản năm 2019" do Đại học Đà Nẵng phối hợp tổ chức, có gần 20 doanh nghiệp, nhà đầu tư uy tín đến từ Nhật Bản trực tiếp phỏng vấn, tuyển dụng sinh viên làm việc tại Việt Nam và cả Nhật Bản. Sinh viên hào hứng khi được trực tiếp...