100% cơ sở giáo dục quận Ba Đình kiểm tra an toàn trường học
Nhằm đảm bảo an toàn học sinh đến trường, Phòng GD-ĐT Ba Đình yêu cầu 100% cơ sở giáo dục tập trung rà soát các hạng mục có nguy cơ mất an toàn.
Trường tiểu học Thành Công B, Ba Đình kiểm tra các hạng mục có nguy cơ mất an toàn
Ngày 28/10, ông Lê Đức Thuận – Trưởng Phòng GD-ĐT quận Ba Đình cho biết, Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục rà soát các hạng mục nhà trường quản lý, nhất là hạng mục có nguy cơ mất an toàn.
Qua đó, có biện pháp đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh và cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường.
Nội dung kiểm tra, trong lớp học là thiết bị điện, quạt, đèn, các cửa sổ, cửa ra vào, tranh treo tường, khẩu hiệu, bàn ghế… Còn tại các hành lang kiểm tra các vật dụng: bàn ghế cũ, đồ dùng cũ, lưới an toàn, thành lan can…
Khu sân trường, kiểm tra hệ thống cây xanh, ghế đá, cột bóng, rào sắt, ghế đá, khẩu hiệu, dây treo cờ, màn hình sân khấu…. đảm bảo an toàn cho học sinh.
Ông Lê Đức Thuận cho biết đây là hoạt động định kỳ của các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận. Để tăng cường đảm bảo an toàn cho học sinh, Phòng GD-ĐT Ba Đình sẽ tổ chức kiểm tra công tác này đột xuất tại một số cơ sở trên địa bàn quận.
Video đang HOT
Thực hiện yêu cầu của Phòng GD-ĐT quận Ba Đình và kế hoạch năm học của trường, ngày 28/10, trường tiểu học Thành Công B đã tiến hành kiểm tra rà soát toàn diện cơ sở vật chất của trường.
Buổi kiểm tra đã giúp Ban giám hiệu đánh giá được tình trạng hệ thống cơ sở vật chất của trường, tiếp tục đưa ra các kế hoạch phù hợp bổ sung, tăng cường cơ sở vật chất liên quan đến an toàn trường học để phụ huynh yên tâm khi gửi con đến trường.
Được biết, ngoài việc rà soát cơ sở vật chất, nhà trường còn thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến các kiến thức kỹ năng an toàn trường học tới cán bộ giáo viên và học sinh.
Nguyên nhân nào dẫn tới việc ngày học của học sinh Việt Nam khá dài?
Trước thông tin học sinh phải đi học sớm hay trường học bắt đầu từ mấy giờ buổi sáng là hợp lý gây xôn xao dư luận, chuyên gia giáo dục - Thạc sĩ Bùi Khánh Nguyên đưa ra 4 nguyên nhân dẫn tới việc ngày học của học sinh Việt Nam khá dài.
Thời gian gần đây xuất hiện nhiều ý kiến tranh luận về giờ giấc đến trường của học sinh. Nhiều trường học ở TP. HCM hiện đang bố trí lịch học từ lúc 7 giờ, do đó học sinh phải có mặt tại trường từ lúc 6h45. Một bộ phận lớn phụ huynh đang cho rằng, lịch học như vậy là quá sớm khiến học sinh đến trường vừa ngủ vừa mỏi mệt, cần lùi giờ vào học để học sinh có thời gian nghỉ ngơi.
Tại Hà Nội, trừ một số trường tư thục có thể linh hoạt lùi giờ học buổi sáng khoảng 30 phút, còn hầu hết các trường công lập đều quy định học sinh phải có mặt ở trường lúc 6h45.
Chuyên gia Bùi Khánh Nguyên là một giáo viên tiếng Anh, hiệu trưởng trường trung học, nghiên cứu viên quan hệ quốc tế và là diễn giả độc lập về giáo dục bày tỏ: "Tôi rất quan tâm đến tranh luận gần đây về việc trường học bắt đầu từ mấy giờ buổi sáng là hợp lý. Rất khó để có câu trả lời thống nhất khi việc đi học của trẻ em được gắn với giờ làm việc của cha mẹ, mà hoàn cảnh của cha mẹ rất khác nhau tùy thuộc họ làm công việc gì và sinh sống ở đâu.
Có một thực tế là một ngày của trẻ em hiện rất dài, bắt đầu sớm hơn người lớn, và kết thúc trễ hơn người lớn rất nhiều. Trong khi về mặt khoa học, trẻ em cần có thời gian ngủ nhiều hơn người lớn để cơ thể tiếp tục phát triển. Chưa nói tới giải pháp, nhưng chúng ta có thể tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới việc ngày học của học sinh Việt Nam khá dài như sau:
Thứ nhất: Do cách thiết kế một năm học
Năm học của Việt Nam được thiết kế gồm 9 tháng, hay 35 tuần, hay 175 ngày học. Con số này có thể ít hơn trường phương Tây là 10 tháng, hay 40 - 42 tuần, hay 180 - 200 ngày học. Bằng cách tăng số ngày học trong năm lên 20 ngày, chúng ta có thể rút ngắn ngày học xuống khoảng một giờ mà không ảnh hưởng tới tổng số giờ học trong năm. Có nghĩa là, học sinh Việt Nam nghỉ hè dài tới 3 tháng là không cần thiết, mà có thể rút ngắn xuống 2 tháng hè hoặc ít hơn, đồng thời chia nhỏ thành các kỳ nghỉ giữa kỳ, cuối kỳ để học sinh được nghỉ sau khoảng mỗi 10 tuần học. Đồng thời thay vì học sinh phải bắt đầu học lúc 7 giờ, có thể đến trường trễ hơn một giờ (ví dụ 8 giờ).
Học sinh trong ngày khai giảng.
Thứ hai: Do giờ hoạt động của trường học được thiết kế theo giờ cha mẹ đi làm
Cách thiết kế này có ưu điểm làm hỗ trợ cho đại đa số cha mẹ tiện sắp xếp việc đưa đón con, nhưng nhược điểm của nó lại là trẻ phải đến trường trước cả giờ cha mẹ bắt đầu làm việc. Ở nông thôn, trẻ em tiểu học có thể đi bộ đến trường, trẻ trung học có thể đi xe đạp tới trường. Ở đô thị lớn, hầu như không còn an toàn để trẻ đạp xe tới trường, hay việc đi bộ cũng ít khả thi khi vỉa hè cho người đi bộ thiếu hụt, bị gián đoạn, bị chiếm dụng bởi hàng quán, bị xâm lấn bởi người đi xe máy.
Các đô thị rất cần phát triển hệ thống xe bus miễn phí/ưu đãi phí dành cho học sinh. Hiện rất nhiều xe bus tại TP. HCM cực kỳ vắng khách, nhưng không có xe bus "công lập" dành cho học sinh tới trường. Trong khi được đi xe bus tới trường là một quyền về an toàn của học sinh, vì ôm lưng cha mẹ đi xe máy tới trường nguy hiểm cho các em hơn rất nhiều, chưa kể khi đi xe máy rất nhiều cha mẹ chỉ mang mũ bảo hiểm cho mình, không mang cho con mà quên rằng các em cần được bảo vệ nhiều hơn cả người lớn.
Thứ ba: Do học sinh ngủ trưa ở trường
Rất ít trường phương Tây cho học sinh ngủ trưa tại trường, nhất là khối trung học thì càng hiếm. Lý do là trường học sẽ chuẩn bị cho một thế hệ người lao động tác phong làm việc công nghiệp. Công sở ở Việt Nam rất phổ biến việc sau bữa trưa là nhân viên đi tìm chỗ ngủ, còn công sở ở các nước thì không như vậy. Thói quen ngủ trưa của người lao động thực ra được mang theo từ trường học.
Trường học của Việt Nam vẫn cho trẻ ngủ trưa tại trường, điều này có hệ lụy là tạo ra những người lao động luôn bị ảnh hưởng bởi nhu cầu ngủ trưa chia đôi ngày làm việc với chu kỳ buồn ngủ - thức dậy - cần thời gian tỉnh táo để quay lại công việc, đồng thời cũng khiến cho việc thời gian ở trường kéo dài nhưng không phải vì việc học.
Thứ tư: Do dạy thêm, học thêm
Chúng ta cần biết rằng chương trình phổ thông tổng thể phiên bản 2018 của Việt Nam hiện quy định số tiết học trung bình của học sinh tiểu học là 25 - 30 tiết/tuần (mỗi tiết 35 phút), với trung học là 30 tiết/tuần (mỗi tiết 45 phút). Nếu áp dụng mức trung bình này, thì thời gian thực học của học sinh tiểu học là 3-4 giờ/ngày, học sinh trung học là 4,5 giờ/ngày. Con số đó không hề cao.
Theo chuyên gia giáo dục Bùi Khánh Nguyên, lý do ngày học của học sinh kéo dài như hiện nay là do việc các trường học kéo dài ngày học của học sinh cho các hoạt động khác, bao gồm cả việc học thêm. Nếu thời gian kéo dài thêm ở trường được dùng vào việc học sinh được hưởng 1 giờ mỗi ngày cho vận động, thể dục, thể thao, và 1 giờ nữa cho các câu lạc bộ nghệ thuật, ngoại khóa, giải trí khác thì quá tốt, nhưng nếu việc kéo dài ngày của trẻ chỉ để dạy thêm trong trường thì đó là điều hoàn toàn không tốt".
"Lựa chọn nằm trong tay của chúng ta. Chúng ta muốn một thế hệ thanh niên mụ mị vì học nhiều, chơi ít, sống ít hay muốn một thế hệ học sinh năng động, khỏe mạnh, sáng tạo, làm việc hiệu quả và cạnh tranh tốt với thanh niên các nước khác, việc đó cũng có thể do sự lựa chọn trong cách chúng ta thiết kế một ngày học cho học sinh.
Học nhiều giờ mỗi ngày không hoàn toàn đồng nghĩa với chăm học, và càng không đồng nghĩa với học tập hiệu quả. Việc thiết kế ngày học cho học sinh phải bắt đầu từ lợi ích lâu dài của chính học sinh, chứ không phải để thuận tiện cho hoạt động của trường, cho giờ làm của cha mẹ, hay cho quản lý của xã hội - những điều thứ yếu", Thạc sĩ Bùi Khánh Nguyên cho biết.
Kiểm tra công tác giáo dục quốc phòng an ninh tại các trường học Sáng 20/10, Đoàn kiểm tra công tác giáo dục quốc phòng an ninh (QPAN) tỉnh Quảng Ngãi do Đại tá Nguyễn Ra, Phó Chỉ huy trưởng, tham mưu trưởng, thành viên Hội đồng GDQP-AN tỉnh đã đến kiểm tra công tác giáo dục QPANtại trường THPT Trần Quốc Tuấn và trường Cao đẳng Việt Nam - Hàn Quốc Quảng Ngãi. Đoàn kiểm tra...