10 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Dù chưa có loại thuốc điều trị thực sự hiệu quả nào, song các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Reading, Anh mới đây đã chỉ ra 10 yếu tố chính làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer (chứng sa sút trí nhớ).
Trình độ học vấn thấp có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Theo nghiên cứu, trình độ học vấn càng cao, não bộ càng phát triển và càng nặng. Vì vậy, nếu như não bộ bị giảm 1/3 trọng lượng do sa sút trí nhớ, thì ngược lại một bộ não nặng hơn ngược sẽ tăng khả năng chống lại nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer.
Hoạt động nhận thức
Giữ cho bộ não hoạt động cũng có thể giúp chống lại chứng sa sút trí tuệ. Các hoạt động như trò chơi ô chữ hoặc câu đố kích thích não bộ và có thể tăng cường kết nối giữa các tế bào não. Sự kết nối này bị phá vỡ khi bị sa sút trí tuệ. Do đó, chúng ta phải tiếp tục giữ cho bộ não của mình hoạt động, ngay cả khi về già. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, việc kích thích não bộ thực sự làm giảm nguy cơ phát triển Alzheimer.
Từ lâu các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa một trái tim khỏe mạnh và một bộ não khỏe mạnh. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đồng thời cho thấy, huyết áp cao ở tuổi trung niên làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Tỷ lệ mắc bệnh tim ở những người cao huyết áp cao hơn ảnh hưởng đến việc cung cấp máu và chất dinh dưỡng lên não. Do đó, lượng máu cung cấp cho não giảm có liên quan đến bệnh Alzheimer.
Nghiên cứu này cho thấy không chỉ cao huyết áp, mà hạ huyết áp tư thế đứng cũng là một yếu tố nguy cơ. Hạ huyết áp tư thế đứng có nghĩa là huyết áp hạ bất thường khi đứng lên sau khi ngồi hoặc nằm.
Do cơ thể không thể duy trì đủ lượng máu cung cấp cho não trong quá trình thay đổi tư thế, lâu ngày có thể gây suy nhược ảnh hưởng đến hoạt động của não do não thiếu oxy, làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.
Bệnh tiểu đường
Video đang HOT
Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng bệnh tiểu đường có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer cao hơn. Bởi vì căn bệnh này khiến cơ thể chúng ta không thể điều tiết insulin một cách thích hợp, có sự thay đổi trong cách các tế bào não giao tiếp và cách thức hoạt động trí nhớ, hai chức năng bị gián đoạn do bệnh Alzheimer.
Chấn thương đầu
Những chấn thương ở đầu trong quá khứ là một yếu tố nguy cơ. Có bằng chứng rõ ràng rằng chấn thương đó, chẳng hạn như chấn động, có thể góp phần phát triển chứng sa sút trí tuệ. Mối liên kết này được quan sát lần đầu tiên vào năm 1928.
Tuy nhiên, không chắc chắn liệu chấn thương đầu duy nhất hay lặp đi lặp lại là yếu tố góp phần. Nhưng rõ ràng tổn thương não do chấn thương đầu tương tự như tổn thương do sa sút trí tuệ. Cơ hội phát triển chứng mất trí nhớ sau này cũng tăng lên.
Sự tăng homocysteine máu (hyperhomocysteinemia)
Homocysteine là một axit amin tự nhiên có liên quan đến việc sản xuất các cơ chế bảo vệ của cơ thể, bao gồm các chất chống oxy hóa ngăn ngừa tổn thương tế bào. Mức homocysteine tăng cao trong máu của những người bị sa sút trí tuệ được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1998. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy mức độ cao của homocysteine làm tổn thương các tế bào não bằng cách can thiệp vào quá trình sản xuất năng lượng của não bộ. Tăng tiêu thụ folate và vitamin B12 có thể làm giảm mức homocysteine và do đó giảm nguy cơ mất trí nhớ.
Những người bị bệnh Alzheimer thường bị trầm cảm, mặc dù không biết liệu trầm cảm có phải là nguyên nhân gốc rễ của bệnh Alzheimer hay chỉ là một triệu chứng. Tuy nhiên, có rất nhiều bằng chứng cho thấy, trầm cảm thực sự là một yếu tố nguy cơ. Nghiên cứu thậm chí đã chỉ ra mối liên hệ giữa số lượng các giai đoạn trầm cảm, đặc biệt là mười năm trước khi bắt đầu sa sút trí tuệ và nguy cơ cao hơn.
Trầm cảm làm tăng mức độ hóa chất có hại trong não. Sự mất cân bằng của các hóa chất này có thể dẫn đến mất tế bào não, làm tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer.
Cuối cùng, căng thẳng đã được xác định là một yếu tố nguy cơ. Về lâu dài, căng thẳng tấn công các tế bào miễn dịch của cơ thể, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại chứng sa sút trí tuệ. Đặc biệt, có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hormone cortisol góp phần gây ra căng thẳng và có thể có tác động đến trí nhớ. Do đó, giảm căng thẳng và nồng độ cortisol có thể làm giảm nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ./.
5 thói quen những phụ nữ trẻ đẹp, dáng thon thường có, bạn cũng nên thay đổi sớm để đón Tết khỏe mạnh hơn
Với phụ nữ nói riêng, một cơ thể đẹp cũng làm họ trông hấp dẫn hơn và tăng tự tin khi bước ra đường, đặc biệt là trong các dịp lễ và gặp mặt mọi người.
Hầu như tất cả chúng ta đều muốn khỏe mạnh và trường thọ hơn. Không chỉ ít bệnh tật, sống khỏe cũng đồng nghĩa là có thêm thời gian để bên những người ta yêu thương nhất. Với phụ nữ nói riêng, một cơ thể đẹp cũng làm họ trông hấp dẫn hơn và tăng tự tin khi bước ra đường, đặc biệt là trong các dịp lễ và gặp mặt mọi người.
Sức khỏe chính là nền tảng của mọi thứ, bao gồm cả sắc đẹp và tuổi xuân.
Hơn 40% hành động mỗi ngày của con người đều dựa trên thói quen. Vậy nên, chúng ta cần phải sửa đổi từng việc làm hàng ngày để nâng cao sức khỏe. Nhất là khi Tết sắp đến lại càng cần phải thay đổi để trẻ khỏe đón năm mới.
Dưới đây là 5 thói quen để trẻ đẹp mà hầu như những người ít bệnh tật đều làm
1. Luôn tuân theo nhịp sinh học của cơ thể
Theo Bart Wolbers - nhà nghiên cứu chính tại chuyên trang khoa học Alexfergus , nhịp sinh học của mỗi người sẽ xoay vòng trong 24 giờ. Hầu như mọi tế bào trong cơ thể đều hoạt động theo nhịp điệu này. Vậy nên khi nó bị thay đổi hoặc gặp trục trặc thì sức khỏe cũng phải chịu tác động xấu.
Hãy tuân thủ theo nhịp sinh học của cơ thể, ăn đủ ngủ sớm và luyện tập thường xuyên.
Lấy ví dụ, 10 giờ tối là thời điểm thích hợp để cơ thể nghỉ ngơi, nhưng nếu bạn thức khuya sẽ làm rối loạn giấc ngủ, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay mụn trứng cá. Ông Bart cũng cảnh báo rằng, thức khuya hay ngủ nướng đều ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe và không có cách nào để "sửa chữa" khi đã mắc bệnh.
2. Luôn vận động, không ngồi lỳ một chỗ
Nếu bạn để ý sẽ thấy những người hay vận động đều ít khi bị ốm hoặc cảm vặt. Tuy nhiên bạn không cần phải tập gym để khỏe mạnh, chỉ cần cho cơ thể hoạt động thường xuyên là được. Càng ngồi lâu một chỗ thì nguy cơ mắc bệnh càng cao, nhất là còn làm chậm trao đổi chất gây tích tụ mỡ thừa.
Ông Bart chia sẻ thêm, bạn nên cố gắng vận động nhiều nhất có thể trong cả ngày. Chị em hãy leo cầu thang bộ thay vì dùng thang máy, đạp xe đi mua đồ thay vì dùng xe máy, hoặc đơn giản hơn là đi bộ vài vòng quanh văn phòng đều tốt. Nếu có thời gian thì tăng cường tập thể dục thêm bên ngoài để nâng cao sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.
3. Luôn ngủ đủ mỗi đêm cũng là một thói quen để trẻ đẹp
Những người khỏe mạnh luôn quan niệm rằng, không bao giờ nên đánh đổi một tiếng ngủ để làm việc, bởi những thời gian đó sẽ tích lại và phát bệnh cho bạn lúc nào không hay. Ngủ là cách để cơ thể tự chữa lành, thế nên khi bạn "tước đoạt" giấc ngủ cũng đồng nghĩa với bỏ đi cơ hội cho sức khỏe phục hồi.
Ngủ là cách mà cơ thể thư giãn nên đừng ép buộc bản thân phải gắng sức quá nhé chị em.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng chứng minh những người ngủ ít hơn 7 - 8 tiếng mỗi đêm đều có nguy cơ tử vong cao. Thiếu ngủ cũng là tác nhân gây nên bệnh mất trí Alzheimer, bệnh tim và tiểu đường. Vậy nên thay vì thức khuya thức hôm làm việc, hãy cố gắng ngủ sớm và dậy sớm làm nốt phần còn thiếu. Giấc ngủ cũng quan trọng hệt như tập thể dục nên hãy chú ý ngủ đủ.
4. Luôn có chế độ ăn uống cân bằng
Với nhịp sống bận rộn như bây giờ, hầu như ai cũng chọn những bữa ăn gọn nhẹ ven đường, miễn sao đủ no là được. Tuy nhiên các thực phẩm này thường chứa quá nhiều dầu mỡ và ít rau xanh, làm cơ thể tích tụ mỡ thừa gây béo phì và xuống sắc. Với phụ nữ nói riêng, chúng còn khiến da dẻ nhợt nhạt và nổi mụn nếu ăn quá nhiều.
Để ngăn ngừa bệnh tật và bảo vệ sắc đẹp tốt nhất có thể, chị em cần phải ăn uống thật đủ dinh dưỡng. Nên bao gồm các loại rau lá xanh và uống đủ nước hàng ngày, nhất là hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời để nâng cao hệ miễn dịch (nếu ngại ra nắng thì phải bổ sung thông qua thực phẩm).
"Bên cạnh những thực phẩm trên thì chúng ta cũng cần phải ăn thêm protein. Chúng là thành phần thiết yếu xây dựng tế bào, giúp xương chắc khỏe và mọc tóc nhanh, tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ giảm cân hiệu quả" - Heidi Moretti, chuyên gia dinh dưỡng quản lý trang web sức khỏe thehealthyrd , chia sẻ.
5. Luôn duy trì cân nặng khỏe mạnh
Ông Bart nhấn mạnh, béo phì và thừa cân luôn là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc mọi loại bệnh. Nhóm người này thường ít vận động, ngủ không đủ (do vấn đề hô hấp trong khi ngủ) và rối loạn nhịp sinh học nên rất dễ ốm đau. Họ cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp và bệnh tim mạch cao hơn.
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, duy trì cân nặng khỏe mạnh là một trong những thói quen tốt hàng đầu có thể tăng tuổi thọ lên gần một thập niên. Nếu bạn thuộc tuýp người "quá khổ", hãy bắt đầu lên kế hoạch ăn kiêng và tập luyện để giảm cân. Chỉ cần duy trì những thói quen lành mạnh hàng ngày, chắc chắn cơ thể sẽ tự động khỏe mạnh mà không phải uống "tiên dược" hay gì cả.
Điều gì xảy ra khi uống 1 thìa dầu ô liu vào buổi sáng? Dầu ô liu được biết đến với những tác động tích cực đến tim mạch nhưng những điều kỳ diệu mà nó có thể làm cho cơ thể bạn còn vượt xa hơn thế. Dầu ô liu làm đẹp da Dầu ô liu là một thành phần thiết yếu trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm, có lợi cho làn da như một phần...